Tháng 4 “Tháng 4 ở Nhật Bản”/ 4月「日本の4月」


「住みやすい日本を創るための情報発信番組」
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
4月「日本の4月」
Tháng 4 “Tháng 4 ở Nhật Bản”
4月7日・14日(土)17:00~17:30放送
Phát sóng vào lúc 17:00~17:30 các ngày thứ Bảy mùng 3 và 10 tháng 4

みなさんこんにちは。ベトナム夢KOBEのVu Thi Thu Thuyと林貴哉です。今月もよろしくお願いします。
Xin chào Quý vị và các bạn. Vũ Thị Thu Thủy và Hayashi Takaya của Việt Nam Yêu mến Kobe xin được tiếp tục đồng hành cùng Quý vị và các bạn trong chương trình lần này.

ベトナム夢KOBEでは、2017年の10月からFMわいわいと共同で、ベトナム語によるインターネットラジオ番組「Phòng chống thiên tai(災害への備え)」を放送してきました。これまで、日本における災害(10月)、台風や防災無線、避難所(11月)、インフルエンザなど寒さと病気(12月)、1995年の阪神・淡路大震災/ 地震(1月)、非常食/ 保存食・避難所・支援物資・支援金などなど(2月)、2011年の東日本大震災(3月)についてお伝えしてきました。
Từ tháng 10/2017, Việt Nam Yêu Mến Kobe đã phối hợp cùng FMYY để thực hiện một chương trình radio trên mạng internet bằng tiếng Việt. Hiện nay, chương trình đã phát sóng được những chủ đề như sau: Thiên tai ở Nhật Bản (Tháng 10); Bão, hệ thống cảnh báo thiên tai và trung tâm lánh nạn (Tháng 11); Cái rét và bệnh tật như bệnh cảm cúm (Tháng12); Trận động đất Hanshin – Awaji năm 1995 (Tháng 1); Đồ ăn dự phòng – Trung tâm lánh nạn – Hàng viện trợ – Tiền viện trợ (Tháng 2), Thảm họa động đất – sóng thần Tohoku năm 2011 (Tháng 3).

4月からは「住みやすい日本を創るための情報発信番組 HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG」に生まれ変わり、引き続き、毎月第1と第2土曜日・午後5時から放送していきます。新しい生活が始まる季節、日本の4月についてのお話から番組はスタートしました。今回は、学校現場でもサポーターとして活躍されている、ベトナム夢KOBE共同代表のズオン・ゴック・ディエップさんにも参加してもらい、入学式といった日本の4月に独特の儀式や日本の学校のことについてお伝えしました。
Từ tháng 4/2018, chương trình được đổi mới và tiếp tục phát sóng với tên gọi “HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG”. Chương trình được phát sóng từ 5h vào các ngày thứ Bảy tuần thứ nhất và tuần thứ hai hàng tháng. Trong số phát sóng lần này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tháng 4 –tháng bắt đầu cuộc sống mới trong năm tại Nhật Bản. Lần này chúng ta mời đến chương trình chị Dương Ngọc Điệp, đại diện của VIETNAM yêu mến KOBE, chị đã có trải nghiệm đi trợ dạy ở trường cấp 1 và 2 để hỗ trợ học sinh người Việt. Chúng ta đã đề cập đến thông tin về những ngày lễ đặc trưng ở Nhật như lễ nhập trường và nhà trường ở Nhật Bản.

日本の4月といえば、入園や入学、そして入社式の季節です。春を感じる桜が咲くころに、新しい生活を始めるというのが定番です。幼稚園、保育園、小学校、中学校、高校、大学という学校だけではなく、市役所や区役所などの行政の人事異動もこの時期ですし会社も4月に新入社員を迎えます。いろんな事業や決算業務なども4月から始まります。
Nói đến tháng 4 ở Nhật Bản là nói đến mùa nhập học, mùa nhân viên bắt đầu vào làm tại công ty. Đó là khi hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến, một cuộc sống mới được bắt đầu. Không chỉ riêng các trường học như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học mà việc luân chuyển nhân sự tại các cơ quan hành chính như Ủy ban thành phố, Ủy ban quận; hay việc chào đón nhân viên mới vào làm tại công ty cũng được diễn ra trong thời gian này. Quyết toán tài chính hay các hoạt động thương mại khác cũng bắt đầu từ tháng 4.

まずは、保育園や幼稚園、小学校の入園式、入学式についてお伝えしましょう。ベトナムには日本のような式典はありませんが、日本の入園式、入学式では、子どもにも男の子ならブレザーにズボン、女の子ならワンピースなど、入学式の為にフォーマルな服を用意します。普段とは違うフォーマルな服を着て、少し緊張気味の子どもたちが4月の入学式にはたくさん集まります。また子どもたちに親たちが付き添って、体育館や講堂で式典が行われます。
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lễ khai giảng, lễ nhập trường nhé! Ở Việt Nam không tổ chức nghi lễ như trường học ở Nhật. Vào ngày lễ nhập trường ở Nhật, ngay cả trẻ em cũng cần phải chuẩn bị trang phục lịch sự: bé trai thì mặc vest, bé gái thì mặc váy. Nhiều bé mặc trang phục lịch sự khác với thường ngày, mang theo một chút háo hức hồi hộp, đến tập trung tại buổi lễ nhập trường vào tháng 4. Các phụ huynh cùng tham dự buổi lễ được tổ chức trong lớp học hoặc trong nhà thể dục.

日本人の親は日本の学校生活のことのたいていのことは知っています。しかし、ベトナムから来た親は、自分の経験したことのない日本の学校生活を、子どもたちに経験させることになります。学校の先生たちも、ベトナムでの学校生活は知りません。ベトナムから来た親は、日本の学校での当たり前のことが、あたり前ではなく、子どもと同じく初めて経験することばかりだということを知って貰いましょう。日本の文部科学省では、外国人児童生徒等に対する支援施策を行っており、各学校のクラスの人数などに関係なく、外国人児童生徒のための日本語指導を行うための教員を配置することになっています。ベトナム人の親が日本語における教育に不安がある場合、学校に相談して、ベトナム語のできる支援のための人を学校に招くよう相談することも必要なことです。何か不安があるときは、まずは相談してみてください。
Các bậc phụ huynh người Nhật có thể hiểu được đôi chút về đời sống học đường của con em mình. Tuy nhiên, những bậc phụ huynh đến từ Việt Nam – những người chưa từng trải qua cuộc sống học đường tại Nhật Bản, nhưng phải cho con em mình đi học. Còn các thầy cô giáo cũng không biết về đời sống học đường ở Việt Nam là như thế nào, cho nên hãy để các thầy cô giáo trong trường hiểu rằng những chuyện đương nhiên trong trường học ở Nhật không phải là điều hiển nhiên, mà đó đều là những việc các bậc phụ huynh người Việt Nam cần phải trải qua lần đầu tiên giống con em mình. Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (gọi tắt là MEXT) đang tiến hành soạn thảo Chính sách hỗ trợ dành cho các em học sinh người nước ngoài. Theo đó sẽ bố trí giáo viên dạy tiếng Nhật cho các em học sinh người nước ngoài mà không phụ thuộc vào số học sinh trong lớp ở từng trường. Nếu bậc phụ huynh người Việt nào cảm thấy lo lắng vì việc dạy học bằng tiếng Nhật ở trường thì có thể trao đổi thêm với nhà trường. Nếu cần thiết thì hãy đề nghị nhà trường mời thêm nhân viên biết tiếng Việt đến trường để hỗ trợ con em mình. Khi lo lắng về bất cứ vấn đề gì thì điều đầu tiên bạn cần làm là trao đổi với nhà trường.

ディエップさんへの質問コーナー / Câu hỏi cho chị Điệp

Q:ディエップさんは、サポーターとして、学校でどのような活動をしていますか?
A:日本に来たばかりで、日本語があまりわからない子どもの支援をしています。もし完全に日本語がわからない場合は、別室で、個別で日本語を教えます。普通、クラスで他の生徒と一緒に授業を受ける場合は、隣に座って、先生が言ったことを通訳していきます。子どもがわかるように、学校の制度についても説明をしたり、学校と保護者の間で連絡を取ったりすることもあります。
Ở trường học chị Điệp hỗ trợ trẻ em người Việt như thế nào?
Tôi đi trường hỗ trợ cho các em Việt Nam mới sang Nhật chưa biết được tiếng Nhật nhiều. Nếu hoàn toàn không biết tiếng Nhật thì sẽ dạy tiếng Nhật cho các em ở lớp học riêng. Thường thì ngồi cạnh các em trong lớp để thông dịch lại những gì giáo viên giảng. Ngoài ra, tôi giải thích chế độ trường học cho các em nắm được và liên lạc giữa nhà trường với phụ huynh.

Q:子どもが学校に通っているお父さんやお母さんは、どんなことに困っていますか?
A:ベトナム人の両親はあまり日本の学校制度がよくわかりませんが、小学校や中学校は義務教育なので、入試がなく困難はそれほどありません。しかし、高校入試になると、公立高校と私立高校での違いが問題となります。ベトナムでは公立の入試が先にあり、不合格の場合は、私立を受験します。一方、日本は反対で、私立入試の後に公立の入試があります。
Các bậc phụ huynh người Việt gặp khó khăn như thế nào?
Bố mẹ không hiểu được chế độ trường học của Nhật nhiều cho lắm nhưng cấp 1, cấp 2 là chế độ học bắt buộc nên không gặp khó khăn gì lắm vì không phải thi chuyển cấp. Nhưng đến thi vào cấp 3 thì gặp khó khăn giữa trường công với trường tư. Ở Việt Nam thi trường công trước rồi nếu thi rốt thì mới thi vào trường tư. Còn ở Nhật ngược lại là phải thi trường tư trước rồi mới thi trường công.

Q:困ったときはどこに相談すればいいですか?
A:困ったことがある時は、学校に相談して、学校の説明を聞きに行くことが重要です。日本語がわからない場合は、学校に通訳さんを派遣してくれるように頼んでみましょう。ベトナム夢KOBEでは、日本に暮らすベトナム人のために、生活相談や翻訳・通訳、子どもに対するベトナム語教室などを行なっています。他にも、ベトナム語と日本語の2言語でニュースレターを作成しています。
Khi gặp khó khăn gì thì nhất định phải tư vấn với trường học và phải đi nghe giải thích của trường. Nếu không biết tiếng Nhật thì nhờ trường điều phái thông dịch đến. VIETNAM Yếu mến KOBE tư vấn đời sống cho người Việt Nam ở Nhật, nhận thông dịch, phiên dịch và dạy tiếng Việt cho trẻ em người Việt. Ngoài ra VIETNAM Yếu mến KOBE còn phát hành làm bản tin. Những bản tin sẽ ghi cả 2 song ngữ Việt – Nhật.

Q:ベトナム夢KOBEで、ベトナムルーツの子どもにベトナム語を教えていますが、それについてどう感じますか?
A:子どもたちにベトナム語を教えるのは楽しいです。子どもたちは話せるだけでなく、書くこともできるので、私の努力が実を結んでいると感じています。ベトナム語だけでなく、自分のルーツについても知ることができるので、保護者の皆さんには自分の子どもにベトナム語教室に来るようにさせてほしいと思います。
Làm cô giáo của Lớp Việt ngữ của VIETNAM Yếu mến KOBE thì chị Điệp thấy thế nào ạ?
Tôi rất vui khi dạy tiếng Việt cho các em. Vì các em không những nói được mà còn đọc được viết được, nên tôi cảm thấy những cố gắng của mình đã được nở hoa. Rất mong cha mẹ cho con em mình đến học vì không những biết được tiếng Việt mà còn nguồn cảm hứng cho các em nghĩ về nguồn cội của mình.

今回は日本の4月についてお話しました。担当はTHUYと貴哉でした。
Vừa rồi chúng tôi đã truyền tải đến Quý vị và các bạn những thông tin liên quan đến tháng 4 ở Nhật Bản. Người phụ trách Vũ Thị Thu Thủy và Hayashi Takaya.

ではまたこの番組でお会いしましょう!
Cảm ơn Quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.