Tháng 10 Năm 2022 (lần thứ 2) “Sống cùng với thiên nhiên là gì” / 2022年10月(第2回)「自然と共に生きるとは?」


住みやすい日本を創るための情報発信番組
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2022年10月(第2回)「自然と共に生きるとは?」
Tháng 10 Năm 2022 (lần thứ 2) “Sống cùng với thiên nhiên là gì”

皆さん、こんにちは。今回もベトナム夢KOBEのAnh ThưとHayashi Takayaが日本に暮らすベトナム人に役立つ情報をお伝えします。
Xin chào quý vị và các bạn! Anh Thư và Hayashi Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích cho người Việt hiện đang sinh sống tại Nhật Bản trong chương trình ngày hôm nay.

前回の番組では、佐々木美和さんをゲストに迎えて、ボランティア活動について話してもらいました。その中で、川の水害による被害についての話がありました。その話を聞いて、人工建造物と自然、そこに住む人々との関係についてふと考えました。そして、子どもの頃に出会った1冊の本のことを思い出しました。
Trong chương trình lần trước, chúng tôi đã chào đón chị Sasaki Miwa và nghe chị chia sẻ về hoạt động tình nguyện. Trong đó có câu chuyện về thiệt hại do lũ lụt sông. Sau khi nghe câu chuyện đó, tôi chợt nghĩ về những công trình xây dựng của con người với thiên nhiên, mối quan hệ với những người sống tại nơi đó. Và, tôi nhớ ra 1 quyển sách bắt gặp lúc còn nhỏ.

小学生の時、私は図書委員をしていました。図書委員は、図書館が空いている時間に受付にいて、本を借りたい学生がいると貸出の手続きをします。本を借りにくる人が誰もいないときは、暇なので図書室をふらふらと歩き回っていました。すると、普通の本棚ではなく、表紙が見えるように置いてある本がありました。その本のタイトルは『おばあちゃんは木になった』でした。
Khi là học sinh tiểu học, tôi từng làm thành viên của thư viện. Thành viên của thư viện là người ngồi ở quầy tiếp nhận trong thời gian trống của thư viện, làm thủ tục mượn sách nếu có học sinh nào muốn mượn sách. Khi không có người nào đến mượn sách thì rảnh rỗi nên tôi thường đi dạo loanh quanh thư viện. Thế rồi,đến chỗ không phải giá sách thông thường, tôi thấy có một quyển sách được đặt sao cho nhìn được trang bìa. Tiêu đề cuốn sách đó là “Bà cụ hóa cây”.

その本の表紙には、手を合わせて立つおばあちゃんの写真があります。おばあちゃんが木になるとはどういうことか?私は気になって本を手に取り、ページを開きました。この本は、岐阜県揖斐郡にかつて存在していた徳山村で取材をしたカメラマンの作品です。徳山村は、2008年に完成した徳山ダムの底にあり、今は存在していません。徳山ダムは揖斐川(いびがわ)の上流にあります。
Trên bìa cuốn sách ấy có một tấm ảnh bà cụ chắp hai tay đang đứng. Bà cụ hóa cây có nghĩa là gì? Sau đó tôi cầm lên tay cuốn sách mà mình thấy tò mò ấy, lật giở các trang sách. Cuốn sách này là tác phẩm của một nhiếp ảnh gia đã tới thu thập thông tin ở làng Tokuyama, nơi từng tồn tại ở thôn Ibi tỉnh Gifu. Làng Tokuyama ở dưới đáy con đập Tokuyama được hoàn thành năm 2008, ngày nay nó không còn nữa. Đập Tokuyama nằm ở thượng lưu con sông Ibi.

当時、揖斐川下流に近い地域に暮らしていた私にとって、揖斐川といえば、かつての洪水の被害や今後の津波被害の方が身近なトピックでした。一方、揖斐川の上流はどうなっているのかは未知の世界でした。当時、その本に対して、私がどのような感想を持ったのかは忘れてしまいましたが、その後、徳山村に実際に行ってみました。
Khi đó, đối với tôi, người đã sống ở khu vực gần hạ lưu con sông Ibi, cứ nhắc đến sông Ibi là những thiệt hại của lũ lụt và sau này là thiệt hại của sóng thần sẽ xuất hiện như chủ đề quen thuộc. Mặt khác, chuyện thượng lưu sông Ibi sẽ ra sao là điều chưa ai biết. Tôi đã quên cảm xúc mình như thế nào đối với cuốn sách đó lúc ấy, nhưng sau đó tôi đã thử đi đến làng Tokuyama.

ダムが建設中、ダムに水を溜め始めた頃、ダムに水が溜まってから、合計3回ほど、徳山村に行ったような気がします(もしかしたら、テレビで中継されていた風景を見た記憶も含まれているかもしれません)。2005年にダムの建設現場に行った際には、工事現場の見学会が開催されていました。私もヘルメットを被って、巨大なダンプカーが行き交う建設現場を見てきました。
Tôi có cảm giác là mình đã tới đó tổng cộng là 3 lần, đó là lúc đập còn đang xây dựng, bắt đầu chứa nước trong đập, sau khi nước đã được tích trong đập (có thể đan xen ký ức nhìn thấy khung cảnh được chiếu trực tiếp trên TV). Khi tôi đến công trường xây dựng đập năm 2005, sự kiện thăm quan công trường xây dựng đang được tổ chức. Tôi cũng đội mũ bảo hộ, nhìn thấy được công trường xây dựng có những chiếc xe ben đi đi về về.

初めて行った時はまだ徳山ダムは建設中で、水が入る前の村に入ることができたと記憶しています。実際行ってみると、草木が生い茂るだけで何もありませんでした。後から文献を読んで、徳山村からは1980年代以降、すでに多くの人が村を離れて他の地域で生活を始めていたことを知りました。
Lần đầu tiên đến là khi đập đang xây dựng, tôi còn nhớ mình vào được làng trước khi nước được trữ. Nếu thử đi thực tế thì chẳng thấy gì ngoài cây cỏ mọc rậm rạp. Sau đó tôi có đọc tài liệu và biết được từ sau những năm 1980, nhiều người đã rời bỏ làng Tokuyama và bắt đầu một cuộc sống mới tại địa phương khác.

『おばあちゃんは木になった』と同じ筆者が書いた『ホハレ峠―ダムに沈んだ徳山村 百年の軌跡』には、電気もなく、もちろん、インターネットもない徳山村での生活が描かれています。最後まで徳山村で暮らし続けた夫婦との出会いを描くことで、自然の中での暮らしはどのようなものか、そこでは食べ物をいかに手に入れるのか、といったことがいきいきと紹介されています。この本の中で印象的だった部分を紹介します。
Trong cuốn sách “Đèo Hohare: Dấu tích 100 năm của làng Tokuyama chìm dưới con đập” của cùng tác giả cuốn sách “Bà cụ hóa cây”, cuộc sống ở làng Tokuyama được phác họa không có điện, và dĩ nhiên không có internet. Qua việc miêu tả cuộc gặp gỡ với đôi vợ chồng tiếp tục sống tại làng Tokuyama cho đến cuối cùng, nhiều điều như cuộc sống cùng với thiên nhiên là như thế nào, hay làm sao để có thức ăn được giới thiệu sống động. Tôi sẽ giới thiệu phần ấn tượng trong cuốn sách này.

「ダムに沈む村という社会的な背景で徳山村をとらえていた僕は、少々力みすぎていたと思う。この現場を取らなくてはいけない、ダムという環境破壊を社会にどのように訴えていけばいいのかと悩んでいた。/しかし僕は、誘われるがままに、その現場で昼間っから酔っ払っていた。どう説明していいかわからないが、この人たちが好きになれそうだし、もっともっとこの村を深く知りたくなった。徳山村の時間や空気感がとても居心地がよかった」(p. 24)
“Tôi, người thấy làng Tokuyama trong bối cảnh xã hội mang tiếng là ngôi làng chìm dưới con đập, nghĩ rằng có chút sự sống. Tôi đã từng trăn trở rằng mình phải chụp lấy hiện trường đó, và làm thế nào để nói lên với xã hội sự phá hoại môi trường từ con đập./Nhưng tôi, để nguyên việc được mời, lại say từ ban ngày ở hiện trường đó. Tôi không biết giải thích như thế nào cho tốt, nhưng tôi có vẻ dần yêu những con người nơi đây, muốn biết thêm, sâu hơn nữa về ngôi làng này. Thời gian và không khí làng Tokuyama thật sự rất dễ chịu.” (trang 24)

このように徳山村に何度も通うようになった筆者は「自給自足などカッコ良く聞こえる言葉も、都会で作られた造語なのではないかと思えた」(p. 19)とも述べています。北海道に移住し、その後、徳山村に戻ってきた女性の語りから、自然の中で生きることの困難さも読み取ることができます。徳山村の生活を、都会の視点から「憧れ」を持って描くだけではなく、そこに暮らす人々の視点から、徳山村の日常を描いていることが興味深かったです。
Cứ như vậy, tác giả thường xuyên lui tới làng Tokuyama nhiều lần, nói rằng “Tôi nghĩ rằng ngay cả những từ ấn tượng mà ta nghe được như tự cung tự cấp, chẳng phải là những ngôn từ mới được tạo ra trong thành phố hay sao? (trang 19). Từ lời kể của một phụ nữ đã chuyển đến Hokkaido sống rồi sau đó quay trở lại Tokuyama, ta có thể đọc được sự khó khăn trong việc sống trong thiên nhiên. Không chỉ có miêu tả cuộc sống của làng Tokuyama, mang theo sự “ngưỡng mộ” từ quan điểm thành phố, mà chuyện thường nhật ở làng Tokuyama từ quan điểm những người dân sống tại đó cũng là điều hết sức hấp dẫn.

この本を読んで、私は、現在、都市の生活をしていて、自然の中で生きているということを忘れていたということに気づきました。毎日の生活の中で、電車で通勤し、部屋の中でパソコンを用いて仕事をします。部屋の中で電気をつけて過ごしていると、何時に日が暮れたのかには気づきません。
Sau khi đọc cuốn sách này, tôi nhận ra rằng mình đang sống trong thành phố mà quên đi việc đang sống cả trong thiên nhiên. Trong cuộc sống hàng ngày, tôi đi làm bằng tàu điện, sử dụng máy tính làm việc trong phòng. Ta sẽ không nhận ra mặt trời lặn lúc mấy giờ nếu cứ bật đèn trong phòng và sinh hoạt.

また、何かを食べようと思えば、スーパーに行って食材を買って自宅で料理したり、食堂やファストフード店で誰かが作った料理を食べたり、コンビニで買ったりします。エアコンの効いた部屋で快適に過ごしていた夏には、春にベランダで育て始めたトマトに水をあげるのを忘れ、秋を迎える前に枯らしてしまいました。
Ngoài ra, khi muốn ăn gì thì chỉ cần ra siêu thị mua thực phẩm về nhà nấu, hoặc ăn món người khác nấu cho ở nhà ăn và cửa hàng ăn nhanh, hoặc mua ở cửa hàng tiện lợi. Vào mùa hè, khi bản thân cứ tận hưởng một cách dễ chịu trong phòng điều hòa mát, thì lại quên tưới nước cho cây cà chua mới bắt đầu trồng ngoài ban công để nó héo khô trước cả khi mùa thu đến.

このように、人間が作った建造物の中で暮らしていて、それが当たり前になると、小さな気候の変化には鈍感になってしまいます。台風が来たり、地震が起こった時、どうするべきか、驚いてしまうかもしれません。
Cứ như vậy, chúng ta đang sống trong những nơi do con người xây dựng, một khi nó trở thành điều hiển nhiên thì con người sẽ trở nên kém nhạy bén trước những biến đổi nhỏ của khí hậu. Khi bão đến hoặc động đất xảy ra, chúng ta có thể sẽ bị hoảng và không biết nên làm gì.

ダムや橋、トンネル、地下道といった人工的で巨大な建造物のおかげで今の生活が成立していることは確かです。都会に住んでいる人が里山に住む人と同じように自然と共に生き、山林を管理することも難しいと思います。では、何ができるのか。その答えはまだわかりませんが、一人一人が自然の中で生きているということを意識することで、自分の生活の何かが変わるかもしれない。そう感じています。
Phải công nhận là nhờ có những công trình xây dựng đồ sộ do con người tạo nên như đập nước, cầu, đường hầm, đường sắt ngầm mà cuộc sống như bây giờ mới được tạo dựng. Tôi nghĩ những người sống ở thành phố cũng giống những người sống ở nơi rừng núi, chúng ta đang sống cùng với thiên nhiên, việc quản lý núi và rừng là điều khó khăn. Vậy thì, ta có thể làm gì? Mặc dù chưa biết được câu trả lời nhưng bằng việc mỗi người tự nhận thức rằng mình đang sống cùng với thiên nhiên thì có thể điều gì đó trong cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Tôi đang cảm nhận thấy vậy.

それではまた次回、番組でお会いしましょう。
Chương trình đến đây là kết thúc. Xin chào tạm biệt và Hẹn gặp lại!