Tháng 12 năm 2021 (lần thứ 1) “Ngôn ngữ của cha mẹ và con cái: Dành cho những ai đang băn khoăn có nên dạy tiếng Việt cho con trẻ” / 2021年12月(第1回)「親子のことば:子どもにベトナム語を教えるか迷っている人へ」


住みやすい日本を創るための情報発信番組
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2021年12月(第1回)「親子のことば:子どもにベトナム語を教えるか迷っている人へ」
Tháng 12 năm 2021 (lần thứ 1) “Ngôn ngữ của cha mẹ và con cái: Dành cho những ai đang băn khoăn có nên dạy tiếng Việt cho con trẻ”

皆さん、こんにちは。今回はベトナム夢KOBEのThủyとTakayaが日本に暮らすベトナム人に役立つ情報をお伝えします。
Xin chào quý vị và các bạn! Thủy và Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích cho người Việt hiện đang sinh sống tại Nhật Bản trong chương trình ngày hôm nay.

前回、2021年11月(第2回)では「高校生と考える卒業後の将来」というテーマで番組お伝えしました。
Tại chương trình tháng 11 năm 2021 (lần thứ 2), chúng tôi đã chia sẻ “Suy nghĩ về tương lai sau khi tốt nghiệp với học sinh cấp 3”.

今回は社会言語学の研究をしている王一瓊さんをゲストに迎えています。王さんは留学生として来日し、外国にルーツを持つ子どもの教育に携わってきました。「親子のことば:子どもにベトナム語を教えるか迷っている人へ」というテーマで話をしてもらいます。
Trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi hân hạnh được đón chào vị khách mời là bạn Wang Yiqiong hiện đang hoạt động nghiên cứu về ngôn ngữ xã hội học. Bạn Wang đã đến Nhật với tư cách là du học sinh và có tham gia về giáo dục trẻ em có nguồn gốc nước ngoài. Hôm nay, bạn sẽ chia sẻ với chúng ta với chủ đề là “Ngôn ngữ của cha mẹ và con cái: Dành cho những ai đang băn khoăn có nên dạy tiếng Việt cho con trẻ”

● 自己紹介 / Giới thiệu bản thân

皆さん、こんにちは。王一瓊といいます。中国の留学生として来日しました。今、大阪大学で特任助教をやっています。外国にルーツを持つ子どもたちの言語問題について研究しております。趣味はグルメ巡りです。ベトナム料理も好きで、バインセオが大好物です。
Xin chào. Tôi tên là Wang Yiqiong. Tôi đã đến Nhật với vai trò là du học sinh người Trung Quốc. Hiện nay, công việc của tôi là giáo viên trợ giảng được bổ nhiệm đặc biệt tại Đại học Osaka. Hiện tôi đang nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ của trẻ em có nguồn gốc nước ngoài. Sở thích của tôi là đi đến các quán ăn ngon. Tôi cũng thích món ăn Việt Nam, rất thích món bánh xèo.

● 日本での経験 Kinh nghiệm ở Nhật
□ 2015年10月 / Tháng 10 năm 2015

中国の大学の日本語学科を卒業してから、日本についてもっと知りたいなと思いました。そして、研究生として大阪大学で勉強し始めました。大学で4年間も日本語を勉強し、N1もほぼ満点で取れたので、自慢をしていました。しかし、研究には足りませんでした。大変ショックでした。
Sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Nhật của trường Đại học tại Trung Quốc thì tôi rất muốn biết nhiều hơn nữa về nước Nhật. Do đó, tôi đã bắt đầu học tại trường Đại học Osaka với vai trò là nghiên cứu sinh.
Tôi đã học tiếng Nhật 4 năm tại trường đại học và thi đỗ N1 với số điểm gần tuyệt đối nên cảm thấy rất tự tin. Nhưng điều đó là chưa đủ đối với hoạt động nghiên cứu. Cho nên tôi đã cảm thấy rất sốc.

日本語で研究するのは難しくて、髪が抜けるまで頑張ってきました。その時、私は悩んでいました。
▲ 完璧な日本語ができるために、日本語の勉強に力を入れるべきです。
▲ いやいや、専門知識を身につけることの方が大切でしょう?
▲ 両方できたらいいが、難しすぎます!!
このように悩みながら、大阪大学に無事に合格できましたが、言語面で悩んでいる人たちを助けようと思い、今の研究を始めました。

Việc nghiên cứu bằng tiếng Nhật vô cùng khó khăn nên tôi đã cố gắng hết mình. Khi ấy, tôi đã cảm thấy rất băn khoăn.
▲ Có nên nỗ lực để đạt được trình độ tiếng Nhật một cách hoàn hảo?
▲ Không, việc trau dồi kiến thức chuyên môn mới quan trọng?
▲ Nếu đạt được cả hai thì quá tốt nhưng mà rất khó …
Tôi đã lo lắng rất nhiều nhưng may mắn là đã thi đỗ vào trường Đại học Osaka một cách an toàn. Với mong muốn sẽ giúp đỡ những ai cũng gặp nỗi buồn phiền về phương diện ngôn ngữ nên tôi đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu hiện nay.

□ 2016年4月〜現在 / Từ tháng 4 năm 2016 tới nay
私は5年間にわたって日本の高校で調査をしてきました。調査をした高校は、少し特別な学校です。外国人生徒を支援するために、日本語の授業と母語の授業があります。そこで、日本語があまり話せない外国人高校生を支援しながら、研究を行っていました。
Tôi đã thực hiện khảo sát tại các trường cấp 3 của Nhật trong suốt 5 năm. Các trường cấp 3 thực hiện khảo sát thì đều là các trường có một chút đặc biệt. Đó là đều có giờ học bằng tiếng Nhật và tiếng mẹ đẻ nhằm hỗ trợ các em học sinh người nước ngoài. Tại đó, tôi vừa hỗ trợ những em học sinh người nước ngoài đang theo học trường cấp 3 tại Nhật nhưng không thể nói tiếng Nhật, đồng thời tôi cũng vừa thực hiện hoạt động nghiên cứu.

同じ研究を、サンフランシスコの高校でもしてみました。研究する際に、外国人生徒やその家族、高校の先生と出会いました。
Cũng với đề tài nghiên cứu đó, tôi đã thử hoạt động tại một trường cấp 3 ở San Francisco. Trong quá trình nghiên cứu thì tôi đã gặp gỡ và tiếp xúc rất nhiều học sinh người nước ngoài, gia đình và thầy cô của các em.

● 親の皆さん、このような悩みがありませんか? / Các bậc phụ huynh có đang cảm thấy lo lắng như này không?
彼ら彼女らが向き合っている課題は、ラジオを聞いている親の皆さんの悩みと似ているかもしれません。
Vấn đề mà các bé trai, bé gái đang đối mặt có lẽ cũng sẽ giống nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh đang nghe radio.

□ 子どもに日本語だけを勉強させてあげた方が良い? / Chỉ nên dạy tiếng Nhật cho trẻ?
でも…子どもが自分の言語や文化が分からないのは寂しい。
子どもたちは自分のルーツをどんどん忘れてしまうのではないか。
せっかくだし、ベトナム語が将来の仕事においても活用できそう。

Nhưng …Sẽ cảm thấy cô đơn nếu như trẻ không hiểu được ngôn ngữ và văn hóa của bố mẹ.
Không phải là trẻ em sẽ dần dần quên đi mất nguồn gốc của bản thân mình hay sao?
Sẽ hơi mất công nhưng có vẻ tiếng Việt có thể sẽ được vận dụng ở nhiều công việc trong tương lai sau này.

□ ベトナム語も勉強させてあげた方が良い? / Cũng nên dạy thêm tiếng Việt cho trẻ?
でも…子どもたちは日本語だけでも大変そうだから、それ以上は難しい。そもそも、子どもたちは「いやだ」と言われるかも。
子どもたちは将来、ベトナムに行くかどうか分からないし、別にいいんじゃない?
Nhưng …Trẻ em chỉ học tiếng Nhật thôi cũng đã có vẻ vất vả nên nếu học thêm ngôn ngữ nữa sẽ hơi khó. Ngay từ ban đầu có thể sẽ bị trẻ nói là “Không thích học”.
Tương lai không biết trẻ em có trở về Việt Nam hay không nên chẳng phải việc học tiếng Việt cũng không cần thiết hay sao?

● フィールドでの出来事 Mẩu chuyện
このような質問に答えるために、高校でのエピソードを紹介します。
Để trả lời câu hỏi như vậy thì tôi sẽ giới thiệu mẩu chuyện tại trường cấp 3 như sau.

日本の高校に通っているベトナムルーツの生徒のことについてです。当初、彼は高校2年生でした。母語ベトナム語の授業を受けています。この生徒は、ベトナム語を勉強しても将来使わないから、やりたくないと母語の先生に打ち明けました。
Đầu tiên là về câu chuyện của một em học sinh gốc Việt Nam đang theo học tại một trường cấp 3 của Nhật. Khi ấy, em học sinh này đang là học sinh năm 2, có tham gia giờ học bằng tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt. Em học sinh này đã tâm sự với giáo viên dạy giờ học bằng tiếng mẹ đẻ rằng: “Cho dù có học tiếng Việt thì tương lai cũng không sử dụng nên không muốn học”.

それに対して、母語の先生は、母語の勉強によって自分のルーツの言語や文化に触れるので、しっかり勉強しましょうとアドバイスしていました。ですが、ベトナムルーツの生徒は、「日本語だけでもつらいのに、なんでベトナム語を勉強しとかないといけないの? ベトナム語の授業を日本語の授業にした方がいい」と考えているようです。
Trước lời tâm sự đó thì giáo viên đã đưa ra lời khuyên rằng: “Dựa vào việc học tiếng mẹ đẻ thì em có thể tiếp xúc và hiểu biết hơn về ngôn ngữ và văn hóa của nguồn gốc bản thân mình nên hãy cố gắng học nghiêm chỉnh nhé”. Tuy vậy, em học sinh người Việt Nam đó dường như vẫn có suy nghĩ rằng: “Chỉ học riêng bằng tiếng Nhật thôi cũng đã vất vả lắm rồi, tại sao phải học thêm cả tiếng Việt Nam? Nên thay giờ học bằng tiếng Việt bằng giờ học bằng tiếng Nhật thì hơn”.

2年後、高校を卒業した同じ生徒に、「母語ベトナム語の授業はいかがでしたか?」と聞くと、「ベトナム語の授業はよかったです。自分のルーツもより深く理解できたし、楽しかったです」と回答していました。
この事例から、親の皆さんに伝えたいことは、「子どもたちの考え方は、成長につれて、どんどん変わっていきますので、ゆっくりと見守りましょう!」ということです。
2 năm sau, khi hỏi em học sinh người Việt Nam – lúc này đã tốt nghiệp cấp 3 rằng: “Em thấy giờ học bằng tiếng Việt Nam thế nào?” thì em trả lời rằng: “Giờ học tiếng Việt rất hay. Em đã hiểu nhiều hơn về nguồn gốc của bản than mình và cảm thấy rất vui”.
Từ ví dụ thực tế này thì tôi muốn nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh rằng: “Suy nghĩ của trẻ em sẽ dần dần thay đổi theo sự trưởng thành nên hãy từ từ bảo vệ các em”.

● ベトナム語と日本語両方完璧にできるバイリンガルになってくれたら一番いい!? / Nếu trẻ em có thể sử dụng thành thạo song ngữ cả tiếng Việt và tiếng Nhật thì sẽ là điều tốt nhất?

子育てをしている皆さんは、ベトナム語と日本語両方完璧にできるバイリンガルになってくれたら一番いい!?と思っているかもしれません。それについても、いろんな方の意見を聞きました。ここで紹介します。
Có thể có nhiều bạn hiện đang nuôi con sẽ có suy nghĩ rằng: “Nếu con mình có thể sử dụng thành thạo song ngữ cả tiếng Việt và tiếng Nhật thì sẽ là điều tốt nhất”. Về điều này thì tôi đã hỏi ý kiến từ rất nhiều người. Tôi xin được chia sẻ như sau.

ひとり目は、サンフランシスコの高校の中国系の先生の意見です。この先生はバイリンガル教育学の博士号を取って、高校で生物を教えています。この先生は「完璧って何だろう。日常会話は上手にできるが、文書がなかなか書けないのも完璧と言えるかな…言語学習は生涯続くものです。」と言いました。
Đầu tiên là ý kiến của giáo viên người Trung Quốc của một trường cấp 3 tại San Francisco. Người này đã nhận được bằng tiến sỹ về ngành giáo dục học song ngữ và hiện đang giảng dạy môn sinh học tại trường cấp 3. Người này cho rằng: “Sử dụng thành thạo có nghĩa là gì? Giỏi giao tiếp hàng ngày nhưng không thể viết thì có thể gọi là thành thạo không nhỉ? … Việc học ngôn ngữ là học liên tục suốt đời”.

ふたり目は、日本の高校で中国人の生徒に母語の中国語を教えている先生の話です。その先生は、「母語授業の意義は思考力を鍛えることや、自文化を理解することです。完璧なバイリンガルを目指しているわけではないです」と言いました。ひとり目の先生とは、別の母語教育の意義を語っています。
Người thứ hai là giáo viên hiện đang dạy tiếng mẹ đẻ là Trung Quốc dành cho học sinh người Trung Quốc tại một trường cấp 3 ở Nhật. Vị giáo viên này cho hay: “Ý nghĩa của giờ học tiếng mẹ đẻ là để rèn luyện tư duy và hiểu hơn về văn hóa cội nguồn. Không hẳn là nhằm mục đích để trẻ em trở thành người sử dụng thành thạo 2 ngôn ngữ”. Khác với người giáo viên ở trên, vị giáo viên thứ 2 này có chia sẻ về ý nghĩa khác của việc dạy tiếng mẹ đẻ.

また、サンフランシスコでは、医学を勉強しているベトナム系のお兄さんに出会いました。私はその方に「完璧なバイリンガルを目指すのはいいことだと思いますか?」と聞いてみました。その方は「『完璧な』言語を追求するより、他の専門を身につけていくことの方がお得ではないか。」という意見を言っていました。
Ngoài ra, ở San Francisco, tôi đã gặp một bạn nam người Việt Nam hiện đang học khoa y. Tôi đã hỏi rằng: “Bạn nghĩ gì về việc hướng tới việc sử dụng thành thạo 2 ngôn ngữ?” và bạn đó trả lời rằng: “Việc trau dồi kiến thức chuyên môn không phải sẽ tốt hơn là việc theo đuổi việc có thể sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo hay sao?”.

● おわりに / Kết thúc

このように、母語の勉強についていろんな意見があります。
個々人の状況やニーズに応じて考えていく必要があります。
その上、親の皆さんの理念と子どものお考えのずれがあるかもしれません。
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề học tiếng mẹ đẻ như thế này.
Cần phải suy nghĩ tùy theo nhu cầu và tình hình của từng người.
Ngoài ra, có thể có sự khác nhau giữa suy nghĩ của các bậc phụ huynh và con trẻ.

今回のラジオをきっかけに、子どもたちと話し合いませんか?
子どもたちの意見を聞いてみたらいかがでしょうか。
なぜこのような意見なのかも聞いてみませんか?
Nhân tiện chương trình radio ngày hôm nay, tại sao bạn không cùng nói chuyện với con trẻ?
Tại sao bạn không thử lắng nghe ý kiến của con trẻ?
Tại sao bạn không thử hỏi con mình vì sao lại có ý kiến như vậy?

親と子どもが一緒に考える時間を作るのが大切です。
ぜひ実践してみてください。
Việc dành thời gian để bố mẹ và con cái suy nghĩ cùng nhau là vô cùng quan trọng.
Nhất định hãy thử thực hiện nhé!

● Thuyさんの感想 / Cảm nhận của Thủy
Thuyは母語を学ぶことで、子どもがベトナムの家族や親戚とのコミュニケーションを円滑にすることができ、そのことによって家族のつながりを深め、子どもが自分のルーツの文化について理解を深めることができると考えています。さらに、私はベトナム人なので、子どもが日本の学校に通うようになると、私の日本語は子どもたちの日本語ほど上手ではなくなるでしょう。そのため、子どもに母語を教えることは、私と子どもが気持ちを共有するのをより容易にするためにも役立ちます。ですが、私は無理に子どもが両方の言語ができるようになることを目標にしているわけではありません。私は、子どもが自信を持って家族とコミュニケーションをして、ベトナム文化のエッセンスを吸収してくれれば幸せです。
Cá nhân Thủy thì có suy nghĩ rằng vấn đề học tiếng mẹ đẻ sẽ giúp con mình có thể giao tiếp được với những người thân thích, họ hàng ở Việt Nam, từ đó gắn kết tình máu mủ và giúp con mình hiểu rõ hơn về văn hóa nguồn cội của mình. Ngoài ra, Thủy vẫn là người Việt Nam nên tiếng Nhật của Thủy không thể giỏi bằng tiếng Nhật của con mình nếu như con mình được theo học tại các trường học ở Nhật Bản. Nên việc dạy tiếng mẹ đẻ cho con cũng phần nào giúp cho con và Thủy có thể chia sẻ tâm tư tình cảm một cách dễ dàng hơn. Tuy vậy, Thủy cũng không đặt ra mục tiêu bắt buộc con mình phải sử dụng thành thạo cả 2 ngôn ngữ. Chỉ cần con có thể tự tin giao tiếp với người thân trong gia đình và hấp thụ những nét tinh hoa trong văn hóa của người Việt là Thủy vui rồi.

それではまた次回、番組でお会いしましょう。
Chương trình đến đây là kết thúc. Xin chào tạm biệt và Hẹn gặp lại!