Tháng 4 năm 2022 (lần thứ 2) Học tập tiếng Nhật ở địa phương (3): Sự chủ động của người học và quyển “Hồ sơ tiếng Nhật” / 2022年4月 (第2回)「地域での日本語学習(3): 学習者オートノミーと『日本語ポートフォリオ』」


住みやすい日本を創るための情報発信番組
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2022年4月 (第2回)「地域での日本語学習(3): 学習者オートノミーと『日本語ポートフォリオ』」
Tháng 4 năm 2022 (lần thứ 2) Học tập tiếng Nhật ở địa phương (3): Sự chủ động của người học và quyển “Hồ sơ tiếng Nhật”

皆さん、こんにちは。今回もベトナム夢KOBEのAnh ThưとHayashi Takayaが日本に暮らすベトナム人に役立つ情報をお伝えします。
Xin chào quý vị và các bạn! Anh Thư và Hayashi Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích cho người Việt hiện đang sinh sống tại Nhật Bản trong chương trình ngày hôm nay.

2022年3月 (第2回)と4月(第1回)の番組では、「地域での日本語学習」に関して、「日本語教室の種類」と「日本語学習のための教材」についてお伝えしました。
Tại chương trình tháng 3 năm 2022 (lần thứ 2) và tháng 4 (lần thứ 1), liên quan đến “Học tập tiếng Nhật ở địa phương”, chúng tôi đã chia sẻ về “Các loại lớp tiếng Nhật” và “Tài liệu cho học tập tiếng Nhật”.

Tháng 3 năm 2022 (lần thứ 2) “Học tập tiếng Nhật ở địa phương (1): Các loại lớp tiếng Nhật” / 2022年3月 (第2回)「地域での日本語学習(1): 日本語教室の種類」

Tháng 4 năm 2022 (lần thứ 1) “Học tập tiếng Nhật ở địa phương (2): Tài liệu cho học tập tiếng Nhật” / 2022年4月 (第1回)「地域での日本語学習(2): 日本語学習のための教材」

今回は、「地域での日本語学習」の第3回として、「学習者オートノミーと『日本語ポートフォリオ』」というテーマでお伝えします。
Chương trình hôm nay, là phần 3 của “Học tập tiếng Nhật ở địa phương”, chúng tôi sẽ chia sẻ về chủ đề “Sự chủ động của người học và quyển “Hồ sơ tiếng Nhật”.

● 学習者オートノミー (Learner Autonomy) / Sự chủ động của người học
まずは、権利としての「学習者オートノミー」という話をしたいと思います。英語では、「Learner Autonomy」と言い、日本語では、「学習者の自律性」とも訳すことができます。
「学習者オートノミー」とは、「自分の学習に関する意思決定を自分で行うための能力」のことで、「学習の目的、目標、内容、順序、リソースとその利用法、ペース、場所、評価方法を選べる」といったことが含まれます(青木・中田, 2011)。
Trước hết, tôi muốn nói về “Sự chủ động của người học” như một quyền lợi. Trong tiếng Anh, điều này được nói là “Learner Autonomy”, có thể dịch sang tiếng Nhật là “Tính tự chủ của người học”. “Sự chủ động của người học” là “năng lực để bản thân tự thực hiện việc đưa ra quyết định suy nghĩ liên quan đến sự học tập của mình”, nó cũng bao gồm cả “mục đích, mục tiêu, nội dung, trình tự, nguồn tài liệu học tập và lựa chọn phương pháp sử dụng chúng , nhịp độ, địa điểm, phương pháp đánh giá” (Aoki/Nakata,2011)

ここで重要なのは、あなたの生活においてどのような日本語が必要なのかはあなたが一番理解しているはずだという前提に立つことです。そして、あなた自身が日本語学習をする主体として、自分にとって必要だと思うこと、面白いと思えることに取り組めるように環境を作っていくことが重要です。
Điều quan trọng ở đây được coi như tiền đề đó là, chắc chắn chỉ có bạn mới hiểu nhất rằng mình cần loại tiếng Nhật như thế nào trong cuộc sống. Và, việc xây dựng môi trường để có thể đóng góp trong việc giúp cá nhân bạn với tư cách là chủ thể học tiếng Nhật thấy cần thiết và thú vị đối với mình cũng là điều quan trọng.

まずは教室に来る「目的」と「目標」です。日本語教室に来るということは、教師やボランティアは、「あなたが日本語を勉強したい」ということはわかります。しかし、日本語を勉強すると言っても、学習内容や学習方法はたくさんあります。なぜ日本語を勉強したいと考えていますか。どのような場面で日本語を使用したいと考えていますか。あなたの学習の「目的」が分からないと、教師やボランティアはあなたにとって適切な支援をすることができません。
Đầu tiên là về “mục đích” và “mục tiêu” đến lớp học. Khi bạn đến lớp học tiếng Nhật, giáo viên và tình nguyện viên sẽ hiểu rằng “Bạn muốn học tiếng Nhật”. Nhưng, cho dù nói là học tiếng Nhật đi chăng nữa, nội dung học tập và phương pháp học tập cũng có nhiều. Tại sao bạn lại có suy nghĩ rằng mình muốn học tiếng Nhật. Bạn có đang nghĩ về việc mình muốn sử dụng tiếng Nhật trong những hoàn cảnh như thế nào. Nếu không hiểu “mục đích” học của bạn, giáo viên và tình nguyện viên sẽ không thể đưa ra những hỗ trợ thích hợp đối với bạn.

日本語学習の「内容」や「順序」について、日本語を勉強する時は、何をどのような順番で始めなければならないということは決まっていません。例えば、あなたが日本語の文字を使って読み書きをすることができない場合、日本語教室の教師やボランティアは、文字の練習を進めるかもしれません。ですが、あなたは日本語の文字を勉強することよりも、ローマ字を使ってでもいいから話すことをまずは勉強したいと考えている場合は、ひらがなやカタカナ、漢字を使わなくても、ローマ字だけで日本語を勉強することができます。ローマ字だけで書かれた教科書や、日本語の文字の横にローマ字で読み方が書いてある教科書を使うこともできます。
Về “nội dung” và “trình tự” của học tập tiếng Nhật, khi học tiếng Nhật, không có chuyện định sẵn về việc phải bắt đầu học từ đâu và theo trình tự như thế nào. Ví dụ, trường hợp bạn không thể sử dụng chữ cái tiếng Nhật và không thể đọc viết, giáo viên và tình nguyện viên lớp tiếng Nhật có thể sẽ tiến hành luyện tập chữ cái. Tuy nhiên, trong trường hợp, bạn muốn học nói đầu tiên, hơn cả việc học chữ cái tiếng Nhật kể cả có dùng chữ romanji cũng được, bạn vẫn có thể học tiếng Nhật chỉ bằng chữ romaji ngay cả khi không sử dụng hiragana, katakana và kanji. Bạn cũng có thể sử dụng giáo trình được viết chỉ bằng chữ romanji và giáo trình có cách đọc bằng chữ romaji bên cạnh chữ tiếng Nhật.

「リソース」(resourse)というのは、日本語の学習に使用する教科書や、日本語学習のために作られたわけではないが、日本語の学習のために使えるものを指します。毎日の生活の中で使う日本語やSNSで見かける日本語もリソースになりますし、日本語教室の教師やボランティア、職場や学校で出会う人も人的なリソースになります。どのようなリソースをどのように使って勉強するのかという「リソースの使用法」もあなたが決めることができます。
“Nguồn tài liệu học tập” không hẳn là giáo trình sử dụng trong học tập tiếng Nhật và những thứ được tạo ra dành riêng cho học tập tiếng Nhật, mà nó dùng để chỉ những gì có thể sử dụng cho học tập tiếng Nhật. Tiếng Nhật dùng trong sinh hoạt hàng ngày và tìm thấy trên mạng xã hội cũng có thể là nguồn tài liệu học tập, hay giáo viên và tình nguyện viên ở lớp tiếng Nhật, những người gặp ở nơi làm việc và trường học cũng là nguồn tài liệu học tập thuộc về con người. Bạn có thể quyết định “cách sử dụng nguồn tài liệu học tập” xem sẽ học theo nguồn nào và sử dụng ra sao.
そして、どのような「ペース」でどのような「場所」で勉強するのか、また、何ができたら日本語ができるようになったと判断するのか、その「評価」も他人ではなく、自分で判断するようにしてください。あなたが進歩があったと思ったら、それはあなたの日本語が上達したという証です。
Hơn nữa, học với “nhịp độ” như thế nào, học ở “địa điểm” nào, và , đánh giá xem đạt được gì thì mới sử dụng được tiếng Nhật, cái “đánh giá” đó không phải của người khác mà chính bạn hãy tự quyết định. Nếu bạn thấy mình có tiến bộ, thì đó là bằng chứng cho thấy tiếng Nhật của bạn đã tốt lên.

● 『日本語ポートフォリオ』 / “Hồ sơ tiếng Nhật”
ここまで、「自分で決める」ことが大事だと話してきました。リスナーの皆さんの中にも、「自分で決めるのは難しい」、「先生に決めてもらいたい」と思う人もいるでしょう。しかし、あなたのニーズはどのようなもので、あなたが日本語教師やボランティアにどのようにサポートしてもらいたいと思っているのかがわからないと、教師やボランティアはあなたに合った支援をすることができません。同じように教室に通うのであれば、学習者と教師やボランティアがお互いに理解し合って学習を進められた方がよいことは確かです。
Đến đây, chúng tôi đã nói rằng việc “bản thân quyết định” là quan trọng. Nhưng trong số quý vị nghe đài, có thể có người thấy “khó khăn với bản thân”, “muốn giáo viên quyết định giúp”. Nhưng, nếu không biết nhu cầu của bạn là gì, bạn muốn giáo viên và tình nguyện viên hỗ trợ mình như thế nào, thì giáo viên và tình nguyện viên cũng không thể đưa ra hỗ trợ phù hợp với bạn. Người học, giáo viên và tình nguyện viên sẽ cùng nhau lý giải và tiến hành học tập, đó chắc chắn là một điều nên làm.

しかし、はじめて教室に行った日に、自分の勉強したいことをいきなり話すのは難しいかもしれません。そして、日本語を学習している人にとって、「学習の目的、目標、内容、順序、リソースとその利用法、ペース、場所、評価方法」について日本語で伝えるのは難しいと思います。また、自分が置かれている状況をすべて自分で理解できるとは限りません。そんなときに利用できるツールが『日本語ポートフォリオ』です。
Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên đến lớp, đột nhiên phải nói về những thứ muốn học có thể sẽ khó khăn. Và, đối với những người hang học tiếng Nhật, việc truyền đạt bằng tiếng Nhật về “mục đích, mục tiêu, nội dung, trình tự, nguồn tài liệu học tập và phương pháp sử dụng, nhịp độ, địa điểm, phương pháp đánh giá” theo tôi cũng khó khăn. Hơn nữa, bạn không hẳn tự hiểu được toàn bộ tình huống mà mình đang bị đang đặt vào. Công cụ có thể sử dụng khi đó là quyển “Hồ sơ tiếng Nhật”

『日本語ポートフォリオ』は、「はじめに」、「日本語教室に行こうと思った理由」、「私の言葉」、「自己紹介」、「日本に来るまえ、日本に来てから、そして、これからの希望」、「私の自己評価」、「日本語でできます!」、「近い目標」、「学習の日記」、「日本語を覚えたり、練習したりするチャンス」、「私の好きな勉強の方法」、「私にとって大切な言葉」、「私の作品」という13のセクションで構成されています。
Quyển “Hồ sơ tiếng Nhật” được cấu tạo từ 13 mục là “Lời mở đầu”, “Lý do muốn đi học tiếng Nhật”, “Ngôn ngữ của tôi”, “Tự giới thiệu bản thân”, “Trước khi đến Nhật Bản, sau khi đến Nhật Bản và kỳ vọng sau này”, “Tự đánh giá bản thân của tôi”, “Bảng tự đánh giá bản thân”, “Có thể thực hiện bằng tiếng Nhật”, “Nghe”, “Đọc”, “Đối thoại”, “Diễn đạt”, “Viết”, “Mục tiêu gần”, “Nhật ký học tập”, “Cơ hội học, luyện tập tiếng Nhật”, “Phương pháp học tập mà tôi yêu thích”, “Từ vựng quan trọng đối với tôi”, “Tác phẩm của tôi”.
『日本語ポートフォリオ』には、日本語版だけでなく、英語、中国語、韓国語、ポルトガル語、さらにはベトナム語版もあります。母語や日本語を使って、『日本語ポートフォリオ』に自分の現状を書き込むことで、自分がどのように日本語学習をしたいと考えているのかを明確に示すことができるようになります。
Quyển “Hồ sơ tiếng Nhật” này không chỉ có bản tiếng Nhật mà có cả bản tiếng Anh, Trung, Hàn, Bồ Đào Nha, và hơn nữa là tiếng Việt. Bằng việc dùng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nhật, viết hiện trạng của bản thân vào quyển “Hồ sơ tiếng Nhật”, bạn có thể chỉ rõ rằng bản thân đang suy nghĩ muốn học tiếng Nhật như thế nào.

また、どのような言語を用いて日本語学習をするのがいいのかということも、学習内容や目的によって変化します。学習者は、「日本語で話してください」、「ここは英語で話してください」など、学習者自身が教師やボランティアの使用する言語について希望を言うことが重要なことです。日本語を母語とした人が日本語で話す時、その日本語が難しいものだと忘れて、多くのことを話してしまうこともあります。そのため、わからないことはわからないということ、そして、その解決法として何をしてほしいかを伝えることが重要になります。
Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ nào khi học tiếng Nhật thì tốt cũng thay đổi theo nội dung và mục đích học. Điều quan trọng là bản thân người học nói ra nguyện vọng về ngôn ngữ của giáo viên và tình nguyện viên như “Hãy nói chuyện bằng tiếng Nhật”, “Chỗ này hãy nói bằng tiếng Anh” chẳng hạn. Người nói tiếng Nhật như tiếng mẹ đẻ khi nói tiếng Nhật, quên đi rằng bản thân tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó, thành ra nói rất nhiều điều. Vì vậy, quan trọng là việc truyền đạt rằng những điều không biết là không biết, và, hỏi người kia muốn mình làm gì như một phương pháp giải quyết.

● まとめ / Tổng kết
ここまで、「学習者オートノミー」という概念と、『日本語ポートフォリオ』というツールについてお伝えしてきました。地域日本語学習支援教室では、日本語を学ぶ人と、日本語を教える人がいます。私が今日お話ししてきたのは、言語教師の目線から、言語を教える/ 教えてもらうという関係ではなく、学習者の目線から言語を学ぶ / 言語を学ぶことをサポートするという関係についてです。皆さんも自分の勉強をどのように作っていくかということに注意してみてはいかがでしょうか。
Tới đây, chúng tôi đã chia sẻ về khái niệm “Sự chủ động của người học” và công cụ có tên “Hồ sơ tiếng Nhật”. Tại lớp hỗ trợ học tập tiếng Nhật địa phương, có người học tiếng Nhật và người dạy tiếng Nhật. Điều tôi nói ngày hôm nay, không phải mối quan hệ giữa dạy ngôn ngữ và được dạy ngôn ngữ từ góc nhìn của giáo viên ngôn ngữ, mối quan hệ giữa học ngôn ngữ và hỗ trợ học ngôn ngữ từ góc nhìn của người học. Các bạn hãy thử chú ý xem bản thân nên tiến hành học như thế nào nhé.

それではまた次回、番組でお会いしましょう。
Chương trình đến đây là kết thúc. Xin chào tạm biệt và Hẹn gặp lại!

参考文献 / Tài liệu tham khảo
青木直子(2006)『日本語ポートフォリオ』https://www.bunka.go.jp/seisaku/kokugo_nihongo/kyoiku/seikatsusha/h24_nihongo_program_a/a_53_1.html
青木直子(2010)「学習者オートノミー、自己主導型学習、日本語ポートフォリオ、アドバイジング、セルフ・アクセス」国際交流基金日本語教育通信 日本語・日本語教育を研究する 第38回 https://www.jpf.go.jp/j/project/japanese/teach/tsushin/reserch/201003.html
青木直子・中田賀之(2011)「学習者オートノミー:初めての人のためのイントロダクション」青木直子・中田賀之編『学習者オートノミー:日本語教育と外国語教育の未来のために』ひつじ書房, pp. 1-22.