Tháng 9 Năm 2022 (lần thứ 1) “Hồ sơ học tiếng Nhật portfolio” có thể sử dụng trong lớp tiếng Nhật địa phương” / 2022年9月(第1回)「地域日本語教室で使える『日本語学習ポートフォリオ』」


住みやすい日本を創るための情報発信番組
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2022年9月(第1回)「地域日本語教室で使える『日本語学習ポートフォリオ』」
Tháng 9 Năm 2022 (lần thứ 1) “Hồ sơ học tiếng Nhật portfolio” có thể sử dụng trong lớp tiếng Nhật địa phương”

皆さん、こんにちは。今回もベトナム夢KOBEのAnh ThưとHayashi Takayaが日本に暮らすベトナム人に役立つ情報をお伝えします。
Xin chào quý vị và các bạn! Anh Thư và Hayashi Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích cho người Việt hiện đang sinh sống tại Nhật Bản trong chương trình ngày hôm nay.

今回の番組は、瀬井陽子さんをゲストに迎えて、「地域日本語教室で使える『日本語学習ポートフォリオ』」というテーマでお話しいただきます。
Chương trình hôm nay chúng tôi chào đón 1 vị khách, đó là Sei Yoko, chị sẽ chia sẻ về “Hồ sơ học tiếng Nhật portfolio” có thể sử dụng trong lớp tiếng Nhật địa phương”

瀬井さんと私は、日本語教育に携わってきました。教師としてどのように日本語を教えるのかということに注目するだけでなく、日本語を勉強する人の視点に立った研究を目指してきました。
Chị Sei và tôi đều làm đã tham gia vào công việc giáo dục tiếng Nhật. Với tư cách là một giáo viên, chúng tôi không chỉ chú ý đến việc dạy tiếng Nhật như thế nào mà còn hướng đến nghiên cứu đứng trên lập trường, quan điểm của người học tiếng Nhật.

学習者が日本語を使って何ができるようになりたいのか、学習者が自分の学習を振り返って、その人にとってよりよい勉強方法を見つけるためにはどのような質問をすればよいかといったことに関心を持って研究をしています。
Chúng tôi quan tâm và đang nghiên cứu xem có phải người học muốn sử dụng tiếng Nhật để có thể thực hiện được điều gì đó, hay người học sau khi xem lại việc học tập của mình, để tìm ra được phương pháp học tập tốt hơn đối với người đó thì cần đặt câu hỏi như thế nào.

これまで似たような問題意識を持ったメンバーとチームでホームページ「日本語学習アドバイジングをやってみよう」を作ったり、Reflective Dialogue(日本語訳: 『リフレクティブダイアローグ—学習者オートノミーを育む言語学習アドバイジング』) という英語の本を日本語に翻訳してきました。
Cho đến nay, chúng tôi đã cùng với các thành viên, nhóm có nhận thức vấn đề tương tự tạo ra trang homepage “Cùng thử làm tư vấn học tiếng Nhật”, và dịch cuốn sách Reflective Dialogue (tạm dịch: Đối thoại phản xạ-Tư vấn học ngôn ngữ nuôi dưỡng sự chủ động của người học) từ tiếng Anh sang tiếng Nhật.

今日の番組では、これまでの瀬井さんの経験と活動の一部を紹介していただきます。
Chương trình hôm nay, chị Sei sẽ giới thiệu đôi chút về kinh nghiệm và hoạt động của mình tính đến nay.

● 瀬井さんの自己紹介 / Giới thiệu bản thân
私は今、大学で留学生向けの日本語の授業を担当しています。また、課外で日本語学習について悩みがある学生の相談を受けたり、学生の目的や目標に合わせて学習計画を一緒に考えるという業務を行っています。
Hiện nay tôi đang phụ trách giờ học tiếng Nhật dành cho du học sinh tại trường đại học. Bên cạnh đó, ngoài giờ học tôi còn đang nhận tư vấn cho những bạn sinh viên có trăn trở, khúc mắc trong học tập tiếng Nhật, cùng các bạn suy nghĩ về kế hoạch học tập để phù hợp với mục đích và mục tiêu của sinh viên.

今の仕事に就くきっかけとなったのは、地域の日本語教室です。約18年前に、私は日本語教室でボランティアをはじめました。その後、日本語教育ができる資格を取り、タイで2年、カンボジアで1年日本語を教えました。
Lý do tôi đến với công việc hiện tại chính là lớp học tiếng Nhật tại địa phương. Khoảng 18 năm trước, tôi bắt đầu làm tình nguyện tại lớp tiếng Nhật. Sau đó, tôi lấy bằng giảng dạy tiếng Nhật, đã từng dạy học tại Thái 2 năm và Campuchia 1 năm.

ちなみに、カンボジアに住んでいた時にバスでBavet(ベトナム側はMoc Bai)を通ってホーチミン市に行ったことがあります。日本という島国に住む私にとって、歩いて国境を渡ることができて、国が変わったとたん看板の表記や道の雰囲気がかわることに感動し、わくわくしながらベトナムに入ったことをよく覚えています。
Nhân tiện chia sẻ, khoảng thời gian tôi sống tại Campuchia, tôi đã từng đến thành phố Hồ Chí Minh bằng xe buýt băng qua Bavet (phía Việt Nam là cửa khẩu Mộc Bài). Đối với tôi, một người sống tại quốc đảo như Nhật Bản, nhớ như in lúc ấy chỉ cần đi bộ cũng có thể vượt qua đường biên để sang địa phận nước khác, thấy cảm động khi nhận ra vừa lúc quốc gia thay đổi thì ký hiệu của các biển hiệu và không khí trên đường cũng khác, tôi vừa phấn khích vừa bước vào đất nước Việt Nam.

さらに、実は20年ほど前にもベトナムに旅行したことがあり、その時に買ったバッチャン焼きの食器を今も毎日使っています。
Hơn nữa, thực ra khoảng 20 năm trước tôi có đi Việt Nam du lịch, chén đĩa của gốm sứ Bát Tràng mua hồi đó tôi vẫn đang sử dụng tới nay.

話がそれましたが、3年間海外で暮らした後、日本に帰国し日本語学校、専門学校で日本語を教えながら、大学院に進学しました。修士号を取ったあと、大学での日本語教育に関わるようになり、今の仕事に就きました。
Câu chuyện có hơi chệch hướng, nhưng sau 3 năm sinh sống tại nước ngoài, tôi đã về Nhật, vừa dạy tiếng Nhật tại trường tiếng Nhật, trường chuyên môn, vừa học lên cao học. Sau khi lấy bằng thạc sĩ, tôi có cơ hội với việc giáo dục tiếng Nhật trong trường đại học và đã gắn bó với công việc hiện tại.

● ポートフォリオを作成した経緯 / Lộ trình thực hiện cuốn portfolio
今日は、私が作成しているポートフォリオの試作版をご紹介できればと思い、こちらにおじゃましました。これは、特に地域の日本語教室で使えるようなものを作りたい、と考えて作りました。これを作った背景には、自分が生活者として外国語を学んだ経験が関わっています。先ほど、自己紹介の時に、日本語教育に関わる出発点が地域の日本語教室であったこと、その後、海外で暮らした経験があることをお話ししました。
Hôm nay, nhân dịp thu âm chương trình, tôi thấy thật vinh dự khi có thể giới thiệu được bản thảo của portfolio mà mình đang thực hiện. Với mong muốn làm ra một thứ có thể sử dụng được trong lớp học tiếng Nhật tại địa phương, tôi đã tạo ra portfolio. Trong bối cảnh thực hiện còn liên quan tới cả những kinh nghiệm tôi học tiếng nước ngoài khi coi bản thân như 1 người sinh hoạt. Ban nãy khi giới thiệu bản thân, tôi có nói rằng xuất phát điểm để tôi gắn bó với đào tạo tiếng Nhật chính là lớp học tiếng Nhật tại địa phương, sau đó cũng chia sẻ về kinh nghiệm sống tại nước ngoài.

タイにいた時、私は週に1回言語交換学習という形でタイ語を勉強しました。タイに住み始めたばかりの頃、私にまず必要だったタイ語は、同時にたくさん走っているバスの中からタイ語で書かれている目的地のバスを探して乗ることだったり、屋台のメニューに自分が欲しいものがあるかを探したりすることでした。
Khi ở Thái, tôi có học tiếng Thái theo hình thức học tập trao đổi ngôn ngữ mỗi tuần 1 lần. Lúc mới sống ở Thái, tiếng Thái cần thiết đối với tôi đó là khi tìm xe buýt và lên xe để đến địa điểm cần tới được viết bằng tiếng Thái trong số nhiều xe buýt đang chạy đồng thời trên đường lúc đó, hay khi tìm kiếm xem có thứ bản thân mình muốn trong menu của sạp ăn trên đường không.

タイ語を学習するための教科書を持っていたのですが、教科書に載っていなくて生活者にとって必要な言葉がたくさんあることを知りました。タイ語の学習パートナーに、バスの行き先にあり得る地名の綴りを教えてもらったり、「唐辛子の量は少なくして作ってください」と屋台で注文するための表現を教えてもらったりしたことをよく覚えています。
Mặc dù tôi có sách giáo khoa để học tiếng Thái nhưng tôi cũng biết một điều rằng có nhiều từ vựng cần thiết cho cuộc sống mà không được ghi trong sách giáo khoa. Tôi còn nhớ bạn đồng hành khi học tiếng Thái của tôi đã dạy cho tôi cách phiên âm những tên địa danh có thể xuất hiện trong điểm đến xe bus, và dạy cả cách diễn đạt để gọi món ở sạp ăn như “Anh/chị có thể cho ít ớt thôi được không”.

タイ語を読むことと、話すことを優先して勉強していたので、読むことができて発音もわかるけれども書くとなると自信がない、ということがたくさんありました。また生活様式も食べ物も言葉も全く異なる新しい環境で、1週間があっという間に過ぎ、その時初めて「日本でボランティア教室に来ていた人もこんな風に日本で暮らしていたのかな」と思うようになりました。
Vì tôi ưu tiên học đọc và viết tiếng Thái trước nên có thể đọc và hiểu phát âm nhưng tôi lại không tự tin khi viết. Hơn nữa, khi ở trong hoàn cảnh cả lối sống, đồ ăn và ngôn ngữ đều hoàn toàn khác biệt lẫn mới mẻ, tôi thấy 1 tuần trôi qua trong chớp mắt, dần có suy nghĩ đầu tiên vào lúc ấy rằng “Những người đến lớp học tình nguyện ở Nhật không biết có đang sống như thế này tại Nhật không nhỉ”.

私が日本語の授業でカリキュラムに沿って日本語を教える場合は、教科書の最初のページから教えることが多いですし、読むこと、書くこと、聞くこと、話すことのバランスを重視したカリキュラムが組まれています。
Trong trường hợp dạy tiếng Nhật theo chương trình trong giờ học, tôi hay dạy từ trang đầu tiên của sách giáo khoa, cố gắng thiết kế chương trình học chú trọng cân bằng các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói.

でも、地域の日本語教室で学ぶ場合は、学習者が優先する学習項目や技能に合わせて、学習できると良いのではないかな、という気づきがこのポートフォリオ作成の出発点です。
アイデアのもとは、青木直子先生が2006年に作成された「日本語ポートフォリオ」です。これは文化庁のホームページにも掲載されています。こちらは自分自身の能力に意識を向け、詳細に記録するページがあることが特徴です。
Nhưng, khi học tại lớp tiếng Nhật địa phương, tôi thấy chẳng phải sẽ tốt nếu người tham gia có thể học được khi kết hợp giữa phân môn và kỹ năng ưu tiên hay sao. Chính sự nhận ra đó là điểm xuất phát để tôi soạn thảo cuốn portfolio này.
Nguồn gốc ý tưởng là cuốn “Portfolio Hồ sơ tiếng Nhật” được soạn thảo năm 2006 của giáo viên Aoi Naoko. Cuốn này có đăng tải trên trang chủ của Bộ Văn hóa. Đặc điểm của cuốn này đó là hướng đến sự nhận thức về năng lực bản thân và có các trang ghi lại chi tiết.

● ポートフォリオの使い方について / Về cách sử dụng cuốn hồ sơ portfolio
私が作成している試作版は、日本語学習をはじめたばかりの方が地域の日本語教室に行った時に使う、という場面を想定して作成しました。A3サイズ1枚の紙にある質問に学習者が答えることで、学習目的、優先すべきこと、どんな方法で学ぶのが好きか、といったことをボランティアに伝えることを目的としています。
Bản thảo thử nghiệm tôi soạn ra được thực hiện khi tôi hình dung về bối cảnh sử dụng cho những người vừa mới bắt đầu học tiếng Nhật khi đến lớp học tiếng Nhật địa phương. Mục đích của việc người học trả lời những câu hỏi trên 1 trang giấy khổ A3 là họ có thể truyền đạt lại cho tình nguyện viên những điều như mục đích học tập, nội dung cần ưu tiên, hoặc thích cách học như thế nào.

日本語学習をはじめたばかりの方が、これらの内容を伝えるためには、何らかの媒介語が必要となります。ポートフォリオは、基本的には学習者が質問に対してチェックボックスにチェックします。そして、ボランティアが同じ書式のものを見ながら、学習者が何と答えたかを知るという構造になっています。それにより、お互いに通じる媒介言語がなくても情報が伝えあえるという仕組みです。
Những người vừa mới bắt đầu học tiếng Nhật, để có thể truyền đạt được những nội dung này, học cần một ngôn ngữ chung. Cuốn hồ sơ portfolio, về cơ bản người học sẽ đánh dấu vào các ô trống đối với từng câu hỏi. Và, tình nguyện viên sẽ vừa đối chiếu những câu giống biểu mẫu, vừa biết được người học đã trả lời như thế nào. Đó chính là cấu trúc triển khai. Chính vì thế, đây là cơ chế cho dù hai bên không có ngôn ngữ hiểu chung thì thông tin vẫn được truyền đạt.

例えば「どんな方法で学習してきましたか」や「希望の訂正方法について答えてください」という質問があります。他にも、説明する必要があるものは機械翻訳などを使ってボランティアに見せてください、という項目があります。
Ví dụ như các câu hỏi như “Bạn đã học bằng phương pháp nào” hay “Hãy trả lời theo cách sửa mong muốn”. Ngoài ra,cũng có những mục như nội dung cần giải thích sẽ được người học sử dụng máy dịch tự động rồi đưa cho tình nguyện viên xem.

言語は現在、中国語(簡体字、繁体字)・韓国語・ベトナム語・ネパール語・フィリピン語・ポルトガル語・インドネシア語・英語・タイ語・日本語版があり、インターネットで2023年3月末まで公開予定です。ダウンロードして教室でご自由にお使いいただいて構いません。
Dự kiến công khai sách vào cuối tháng 3 năm 2023 với nhiều ngôn ngữ ở thời điểm hiện tại như Trung Quốc (chữ giản thể, chữ phồn thể), Hàn Quốc, Việt Nam, Nepal, Philippines, Bồ Đào Nha, Indonesia, Anh, Thái, Nhật. Mọi người có thể tải về và dùng tự do trong lớp học.

「日本語学習支援者と一緒に使える日本語学習ポートフォリオ」は、以下のURLからダウンロードできます。
Quý vị có thể tải về cuốn “Hồ sơ học tiếng Nhật portfolio” có thể sử dụng trong lớp tiếng Nhật địa phương” theo đường dẫn URL bên dưới.
https://researchmap.jp/ysei/works/36846308

それではまた次回、番組でお会いしましょう。
Chương trình đến đây là kết thúc. Xin chào tạm biệt và Hẹn gặp lại!

参考URL:
・「日本語学習アドバイジングをやってみよう」https://sites.google.com/view/nihongo-advising
・『リフレクティブダイアローグ—学習者オートノミーを育む言語学習アドバイジング』https://www.osaka-up.or.jp/books/ISBN978-4-87259-762-2.html