Phở 89

câu chuyện

Ở Nagata có một Người Phụ Nữ Việt rất tốt bụng. Chị đến Nagata vào năm 1998 và sống tại Nagata đến nay

Chồng của chị chủ Quán Phở 89 là anh Nguyễn Văn Thành. Anh từ Quảng Ninh đến Nhật Bản qua Hồng Kông với tư cách là người tị nạn vào năm 1990 . Qua sự giới thiệu của bạn bè, anh kết hôn với chị Lan Anh đến từ Hà Nội, Việt Nam. Sau khi kết hôn chị đến Nhật Bản theo chồng và bắt đầu làm việc tại nhà máy sản xuất công nghiệp giày hóa học ở Nagata (sau này là nhà máy sản xuất công nghiệp cao su). Có thể thấy, công việc ở nhà máy sản xuất công nghiệp giày hóa học thời điểm đó đã tạo công ăn vệc làm ổn định cho người Nước Ngoài đến Nhật Bản sinh sống ở Nagata.

Lúc mới qua Nhật, chị Lan Anh hoàn toàn không nói được tiếng Nhật. Nhưng nhờ các cô, các chị ở nhà máy sản xuất rất tốt bụng, họ đã hướng dẫn, chỉ dạy cho chị Lan Anh về công việc, về ngoại ngữ tiếng Nhật và rất nhiều thứ khác cần thiết để tồn tại ở Nhật Bản nữa. Chị Lan Anh nói với chúng tôi rất nhiều lần: “Các cô ấy thật sự rất tốt bụng. Họ là những người rất tốt bụng”.

Chồng của chị là anh Nguyễn Văn Thành, anh từng làm việc tại một cửa hàng điện máy gia dụng ở Myodani nhưng sau đó anh làm việc ở nhà máy công nghiệp giày hóa học. Có thời gian anh bị bệnh phải cần rất nhiều tiền để chữa trị. Tuy nhiên, cả hai anh chị đã làm việc chăm chỉ ở nhà máy để tiết kiệm tiền và vào ngày 8 tháng 8 năm 2019 anh chị đã khai trương nhà hàng Phở 89 . Chị Lan Anh tâm sự “Lúc đó Bạn bè của tôi cũng đã giúp đỡ tôi rất nhiều về tiền bạc, nhưng tôi cũng phải vừa làm việc vừa nuôi con nhỏ nên lúc đầu tôi thấy rất khó khăn và vất vả”. Tuy chị kể lại bằng câu từ ngắn gọn và với một nụ cười nhưng việc một người Nước Ngoài chưa biết Tiếng Nhật đến Nhật mở một nhà hàng tại Nhật là một điều thật sự rất khó khăn.

Chị chia sẻ thêm: “Khó khăn lắm nhưng tôi đã cố gắng hết sức. Nhà hàng có 2 tầng, ở trên tầng 2 có thiết kế cách âm nên có thể hát karaoke. Trên tầng 2 là phòng dành cho những dịp tổ chức sinh nhật, liên hoan, tụ tập bạn bè . Những dịp như thế, thì khách hàng sẽ phải đặt phòng trước”.

Chị Lan Anh không chỉ có tên tiếng Việt mà còn có tên tiếng Nhật là Hamada. Thường thì chúng tôi nhận thấy những người Hàn Quốc sống ở Nhật cũng thường có tên bằng tiếng Nhật để không bị người Nhật kỳ thị. Chúng tôi đoán có lẽ là lý do như vậy nên chị lấy tên Tiếng Nhật để không bị phân biệt đối xử chăng?. Nhưng khi chúng tôi hỏi về điều đó, thì nhận được một câu trả lời khác với những gì chúng tôi đã suy nghĩ.

Chị Lan Anh chia sẻ: “Con tôi bắt đầu đi học, nên phải giới thiệu tên cho mọi người. Cái tên Nguyễn thì dễ đối với tôi nhưng đối với người Nhật thì lại khó hiểu và khó nhớ nên tôi quyết định lấy một cái tên tiếng Nhật mà người Nhật dễ hiểu, dễ nhớ và dễ phát âm nữa.

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng lý do Chị đã đặt một cái tên bằng tiếng Nhật để người Nhật dễ phát âm và dễ nhớ. Chị Lan Anh cho biết, chị đã mua một cuốn sách về cách đặt tên tiếng Nhật, và chọn cho mình và các con chị một cái tên hay, mang ý nghĩa hạnh phúc bằng Tiếng Nhật. Một cái tên mà mọi người dễ hiểu, ngay cả đối với những đứa trẻ mới vào tiểu học cũng dễ gọi, dễ phát âm và tên tiếng Nhật của Chị là “Hamada”. Đó là một câu chuyện cảm động từ chị Lan Anh.

Chồng chị, anh Nguyễn Văn Thành là người phụ trách toàn bộ hồ sơ, giấy tờ nhận được từ Trường học của các con gửi về, vì anh đến Nhật và học cấp 2, cấp 3 ở Nhật nên Anh rất giỏi tiếng Nhật.

Con gái lớn Nguyễn Thúy Vi, 17 tuổi hiện đang là học sinh trung học phổ thông, tên tiếng Nhật là Hiromi, rất thông thạo tiếng Nhật và cũng nói rất giỏi tiếng Việt.

Con gái thứ 2 Nguyễn Thúy Nga có tên tiếng Nhật là Mika, 15 tuổi hiện đang là học sinh Trung học cơ sở năm 3. Con gái thứ 3 Nguyễn Tuệ Nhi có tên tiếng Nhật là Manami, 12 tuổi hiện đang là học sinh Trung học cơ sở năm 2. Trường THCS Nagata có nhiều học sinh Việt Nam nên không có vấn đề gì ảnh hưởng đến việc học tập của các em, nhưng tiếc là hai con gái thứ 2 và thứ 3 của Chị Lan Anh không nói được tiếng Việt, mà chỉ nói thành thạo tiếng Nhật.

Khi chúng tôi hỏi về yếu tố quyết định vị trí của nhà hàng Phở 89, Chị nói rằng khu vực này có rất nhiều người Việt sinh sống và gần đó có nhiều công ty, nhà máy lớn.

Vì nằm ở góc ngã 4 đường quốc lộ lớn nên lúc mới khai trương nhà hàng có rất nhiều khách hàng đến bằng ô tô, xe máy, xe đạp nên cũng gây phiền cho những người hàng xóm sống ở gần. Có vẻ như đây là một vấn đề khó khăn lớn lúc mới mở nhà hàng, nhưng bí quyết để duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm chính là khuôn mặt tươi cười và thái độ tử tế của chị Lan Anh. 

Nhờ những nỗ lực và sự ân cần của chị như xin lỗi những người hàng xóm, mỉm cười chào hỏi họ, thiết kế nhà hàng có hệ thống cách âm để tránh tiếng ồn làm ảnh hưởng người khác, thuê bãi đậu xe dành riêng cho khách hàng. Giờ đây chị đã có thể xây dựng mối quan hệ tốt với những người hàng xóm của mình.

Và không chỉ vậy, chị còn chia sẻ: “Các cô chú hàng xóm cũng rất tốt bụng”, không hề có chút giả dối nào trong lời nói của chị cả, đó là những câu nói rất chân thành. Chúng tôi nhận ra rằng nụ cười của Chị Lan Anh và sự chân thật trong lời nói “Mọi người đều tốt bụng” của chị ấy thật sự là nguồn sức mạnh to lớn để gắn kết mọi người với nhau.

Món ăn ngon được gợi ý trong thực đơn của nhà hàng là món vịt nướng than nguyên con ăn kèm với nước sốt rất ngon và tinh tế. Thực đơn buổi trưa cũng rất được nhiều người ưa thích, ngay cả người Nhật cũng rất thích và ưa chuộng như món chả giò chiên và gỏi cuốn. Trong nhà hàng, có một bạn nữ nhân viên đang làm việc bán thời gian ở đây hiện đang là sinh viên của Trường tiếng Nhật nhưng từ năm nay, sau khi tốt nghiệp bạn ấy sẽ vào làm nhân viên chính thức của nhà hàng.

Anh Nguyễn Văn Thanh đã kể lại với chúng tôi:

Khách hàng của nhà hàng cũng có các bạn du học sinh Trường tiếng Nhật và các bạn thực tập sinh. Đối với các bạn du học sinh tại Nhật Bản, việc cùng nhau thưởng thức món ăn Việt Nam là khoảng thời gian vô cùng vui vẻ và ý nghĩa. Trong lúc ăn uống cùng nhau tại nhà hàng, nói chuyện cùng nhau thì anh cũng là người lắng nghe các bạn tâm sự về nhiều câu chuyện chia sẻ về cuộc sống ở Nhật Bản.

Các bạn sinh viên người Việt Nam ngày nay cũng ít việc làm hơn trong các nhà máy công nghiệp so với ngày xưa, cộng thêm các bạn đã gặp khó khăn thực sự trong đại dịch bệnh Corona. Anh đã nói về số lần mà anh chị đã hỗ trợ lương thực cho mọi người trong đại dịch “Chỉ có hai lần thôi…” với khuân mặt đầy tiếc nuối, số thực phẩm hỗ trợ được để trước nhà hàng cho những ai cần đến lấy miễn phí.

Anh chia sẻ thêm “Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi mới mở nhà hàng và nhà hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Corona. Nên tôi hiểu cảm giác của những người đang gặp khó khăn. Nhưng tôi không thể làm được gì lớn lao hơn”. Nhưng Anh nghĩ rằng khi đang gặp khó khăn, đến nhà hàng Việt nam, nơi bạn có thể nói bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ, thưởng thức những món ăn đầy ấm áp của quê hương thì bạn cũng có thể cảm nhận được hạnh phúc và tìm lại được sự ấm áp trong tâm hồn.

 Theo những câu chuyện trên, chúng tôi cảm nhận sâu sắc rằng Nagata có các cửa hàng từ nhiều quốc gia khác nhau, phụ vụ đồ ăn quê hương và là nơi mà họ có thể nói và nghe ngôn ngữ mẹ đẻ, điều này sẽ dẫn đến sự phát triển của một thị trấn làm cho những người Ngoại Quốc cảm thấy an toàn ở trong khu vực mà họ đang sinh sống.

Cuối cùng, khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc của cái tên Phở 89 , Chị Lan Anh nói: “Các con số 8 và 9 là những con số may mắn. Ngoài ra, người Nhật cũng sẽ dễ nhớ hơn với các con số “. Chúng tôi luôn mỉm cười trước những câu trả lời của Chị Lan Anh khi chị luôn có góc nhìn hướng về “người Nhật”.

Lưu trữ thông tin
Tên cửa hàngPhở 89
Địa chỉ2-4-5 Umegaka-cho, Nagata-ku, Kobe, Hyogo 〒653-0021
TEL/FAX078-682-7388
Giờ kinh doanh11:00-21:00
Ngày nghỉkhông thường xuyên
HPhttps://www.pho89.jp
Facebookhttps://www.facebook.com/Pho89kobe/
取材日2023年

Lưu ý: Thông tin về cửa hàng, thực đơn, v.v. đều là những thông tin trong thời điểm phỏng vấn. Vui lòng liên hệ trực tiếp cửa hàng để có thông tin mới nhất.

copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.