出典:左義長保存会
Nagata nằm ở vùng ven biển, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa của Nhật Bản. Các ngành công nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài như công nghiệp sản xuất diêm đốt, công nghiệp cao su và công nghiệp giày hóa học đã đạt được sự phát triển ở Nagata. Đồng thời, do nhiều người đã vượt biển đặt chân đến Nhật, nên những người có xuất thân từ bán đảo Triều Tiên, Okinawa, quần đảo Amami, Việt Nam, và những người từng 1 lần từ Nhật qua Nam Mỹ vẫn đang sinh sống ở Nagata.
出典:(公財)アジア福祉教育財団 難民事業本部
Người ta nói rằng người Việt đến Nagata vào khoảng năm 1982. Thời điểm đó, đất mẹ Việt Nam của họ đang trong tình trạng vô cùng hỗn loạn do ảnh hưởng của chiến tranh Việt Nam kéo dài. Vì lẽ đó, tại Việt Nam, liên tiếp nhiều người đã thoát ly ra nước ngoài với tư cách dân tị nạn. Phần lớn dân tị nạn Việt Nam đã sử dụng thuyền và thử thoát thân ra nước ngoài, trong đó những người Việt đến Nagata chính là những người nhảy lên thuyền đánh cá nhỏ, sau thời gian lênh đênh trên biển lớn trôi dạt đến Nhật.
出典:長田区
Người Việt đến Nhật với tư cách dân tị nạn, sau khi trải qua vài tháng tại cơ sở tập huấn sinh hoạt ở thành phố Himeji, đã đến Nagata. Trong bối cảnh nhiều người Việt đến Nagata có sự tồn tại của ngành công nghiệp giày hóa học, đây chính là ngành công nghiệp địa phương. Ngành công nghiệp giày hóa học, có lịch sử thu hút sức lao động chính là nhiều người sinh sống tại Nagata. Nhưng trong số đó, người Hàn sống tại Nhật lại có sức ảnh hưởng với tư cách người điều hành, dẫn dắt ngành công nghiệp giày hóa học.
出典:在日韓国商工会議所
Do ảnh hưởng của đồng yên tăng giá, ngành công nghiệp giày hóa học tăng trưởng tốt nhưng mặt khác lại gặp khó khăn trong vấn đề thiếu lao động dai dẳng. Nhân tố cứu ngành công nghiệp giày hóa học thoát khỏi khủng hoảng chính là những người Việt đến Nhật với tư cách dân tị nạn.
Không ngoài dự đoán, trong bối cảnh những người Việt là “người nước ngoài” có thể tham gia vào ngành công nghiệp giày hóa học, có lẽ vẫn còn sự tồn tại của người Hàn sống tại Nhật, những người nhiều năm qua vẫn được xã hội Nhật Bản liên tục đối xử như “người nước ngoài”.
Sau hơn 10 năm kể từ khi bắt đầu định cư ở Nagata, cuộc sống của người dân Việt Nam đã dần ổn định. Người Việt Nam đã trở thành một phần không thể thiếu của ngành công nghiệp giày hóa học và đạt được vị trí thợ thủ công trong cơ cấu ngành công nghiệp giày hóa học. Trong số những người đã trở thành thợ thủ công đòi hỏi kỹ thuật lành nghề mang tính nghệ nhân, xuất hiện một số người “chuyển việc” từ nhà máy này sang nhà máy khác để tìm kiếm điều kiện tốt hơn.
—Vào ngày 17 tháng 1 năm 1995, lúc 5 giờ 46 phút sáng, trận đại động đất Hanshin-Awaji đã xảy ra.
出典:神戸新聞NEXT
Những người Việt bị mất nhà cửa và mất việc làm trong trận động đất đã nương tựa vào các khu lánh nạn được thiết lập tại trường học. Tuy nhiên, ở đó họ bị phân biệt đối xử vì lý do là “người nước ngoài” và đã không thể ở lại nơi lánh nạn. Một người Việt Nam đã nói về việc bị phân biệt đối xử tại nơi lánh nạn như sau: “Bởi vì tôi đang được cho phép sống tại Nhật Bản, nên (ngay cả khi bị phân biệt đối xử) cũng đành chịu thôi”. Những người Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời khỏi nơi lánh nạn, họ dựng lều ở công viên Minami-Komaei và bắt đầu sinh hoạt ở đó.
出典:神戸新聞NEXT
Người Việt ở Nagata đã trải qua hai lần mất mát của chiến tranh và động đất, nhưng theo thời gian đã làm nên rất nhiều thứ. Ví dụ như, đã có nhiều cửa hàng thực phẩm cần thiết để chế biến nên các món ăn Việt Nam, những nhà hàng Việt Nam cũng được ra đời, nơi có thể dễ dàng ăn những món ăn Việt Nam mà không tốn nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, một ngôi chùa Phật giáo Việt Nam đã được thành lập để làm chỗ dựa tinh thần. Chùa tự mua đất và tòa nhà công trình rồi còn tự cải tạo lại. Trong những năm gần đây, một số người đã thành lập nhà máy giày hóa học và hỗ trợ ngành công nghiệp giày hóa học với tư cách là những người điều hành.
出典:たかとりコミュニティセンター
Khoảng 40 năm trước, những người Việt không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời đất mẹ Việt Nam đã tạo nên một quê hương nữa ở Nagata. Nếu xem lịch sử cộng sinh ở Nagata như miếng vải dệt thì ta có thể nghĩ rằng người Việt đã góp thêm những gam màu mới. Lịch sử cộng sinh ở Nagata cho đến nay được dệt nên bởi nhiều người có nền tảng văn hóa và xã hội đa dạng, vẫn sẽ tiếp tục được đan xen thêm vô vàn màu sắc khác nữa. 【Bài viết: Emi Nogami】
copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.