Cửa hàng Thank you (39) Shop

(Cửa hàng thực phẩm Việt Nam)

Cửa hàng Thank you (39) Shop

câu chuyện

"Thank you Shop" với tên cửa hàng là lời "Cảm ơn" , một cửa hàng thực phẩm chuyên buôn bán các loại gia vị, nguyên liệu, rau củ quả không thể thiếu trên bàn ăn của người châu Á.

 Lần này, chúng tôi không giới thiệu về nhà hàng mà chúng tôi sẽ viết về câu chuyện đã được nghe từ chị Nguyễn Thị Hồng Cúc là chủ của một cửa hàng tạp hóa chuyên bán gia vị, nguyên liệu, rau củ và những thứ cần thiết cho bữa ăn hàng ngày của mọi người đến từ nhiều quốc gia đang sinh sống trong khu vực.

Chị sinh ra và lớn lên ở đảo Phú Quý , một hòn đảo của thành phố Phan Thiết . Cuộc sống bất ngờ của chị ở Nhật Bản, Kobe, Nagata bắt đầu khi gặp và yêu chồng chị là anh Ngô Bảo Thuận người lớn lên ở Nagata với tư cách là người dân tị nạn. Hai anh chị đã gặp nhau vào tháng 8 năm 1994 trong một lần anh về đi thăm họ hàng ở cùng quê với chị.

Khi được hỏi: Cảm giác đến Nhật Bản của chị như thế nào?- Chị trả lời: “Lúc đầu tôi rất buồn. Từ “buồn” có lẽ là từ chính xác nhất để diễn tả cảm xúc của chị khi tuổi thanh xuân vừa kết hôn ở Việt Nam và đến Nagata năm 1998, chị đã sinh sống trong một đất nước mà chị chưa từng thấy hay chưa từng nghe nói đến tiếng Nhật. 

Ngay sau khi đến Nhật, chị bắt đầu làm việc “Seihin” tại một công ty giày, Chị đã làm việc ở công ty từ sáng đến tối, khi tan làm chị lại nhận thêm sản phẩm về nhà làm thêm.

 Tuy nhiên, dường như những người Việt Nam cũng làm việc như thế. Chị nói : ” Mọi người ở đây đều làm việc như vậy . Tôi đã làm việc rất chăm chỉ. Tôi làm việc ở công ty, làm việc ở nhà và một ngày chỉ ngủ khoảng 2 hoặc 3 tiếng. Lương của tôi khoảng 200.000 yên. Tôi bị trừ rất nhiều các khoản tiền, nhưng tôi phải tiết kiệm tiền.”

Ba năm sau khi đến Nhật, chị có thai và nghỉ việc ở công ty nhưng vẫn tiếp tục nhận việc về làm thêm ở nhà.

Bằng nỗ lực của mình, hai anh chị đã mở một cửa hàng tái chế vào năm 2004 bên cạnh cửa hàng thực phẩm hiện tại của họ. Nhờ xuất khẩu hàng tái chế về Việt Nam, em trai của chồng chị là anh Ngô Bảo Vĩ trở thành chủ doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm, còn chị Nguyễn Thị Hồng Cúc trở thành người quản lý cửa hàng, và ở nhà chăm sóc các con. Hiện tại anh chị đã mua luôn ngôi nhà 2 tầng cửa hàng thực phẩm vào năm 2017.  

Chị Cúc 1 người phụ nữ không có thời gian dành cho giấc ngủ bởi công việc làm giày, chăm sóc con cái, làm việc nhà, chị cũng không học tiếng Nhật ở Trường tiếng nên chị nói tiếng Nhật chưa giỏi.

Chồng chị anh Thuận và em rể là anh Vĩ đã sinh sống và làm việc ở Nagata từ năm 1982 với tư cách là người dân tị nạn nên các anh rất giỏi tiếng Nhật. Người con trai lớn của chị 23 tuổi, người luôn phụ giúp công việc kinh doanh đồ tái chế cũng rất giỏi tiếng Nhật, người con trai thứ hai của chị, đang học năm nhất trường trung học, cũng rất giỏi tiếng Nhật vì các cháu học tiếng Nhật từ bậc tiểu học, trung học cấp 2, cấp 3 ở Nhật Bản.Trong gia đình chỉ có chị Cúc là người duy nhất giao tiếp bằng tiếng Việt.

Khi được hỏi “Chị có bạn bè không? Chị có cảm thấy buồn không?” Chị cười trả lời: “Không sao đâu vì có rất nhiều người đã và đang giúp đỡ tôi về các vấn đề trường học và bệnh viện cho tôi và các con tôi. ” Và ở Nagata chị cũng có nhiều họ hàng, người quen, và có nhiều mối quan hệ với người Việt Nam ở xung quanh.

Khi nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cửa hàng có dán những tờ quảng cáo, thông báo dành cho người Việt Nam. Khi tôi hỏi Chị ai mang những tờ thông báo này đến dán ở đây vậy?, thì tôi nhận được câu trả lời rất bất ngờ. “Những tờ này là do một Bà Cô hàng xóm mang tới.” Điều đáng ngạc nhiên là Bà Cô đó là người Nhật Bản, Những cuộc trò chuyện lúc đầu của Bà với chị Cúc là những câu hội thoại đơn giản đại loại như là các câu “ Bạn là người nước nào ?” sau đó là những câu hỏi về cửa hàng, về mối quan hệ gia đình có ổn không?, dạo này buôn bán thế nào? Cửa hàng buôn bán có phát đạt không? Hầu như ngày nào Bà cũng nói chuyện, hỏi thăm chị và hễ có tấm áp phích nào có thông tin địa phương dành cho người Việt Nam là Bà lại mang đến dán ở cửa hàng của Chị.

Chị Cúc cười nói “ Bà Cô người Nhật đó là người rất tốt bụng ”. và Tôi đã cảm nhận ra một điều…Trong một khu phố nơi có những mối quan hệ hàng xóm thân thiết, những người quan tâm nhau đến vậy, thật là một khu phố giàu tình cảm.

Nhìn ở phía bên trái của cửa hàng có một tủ lạnh lớn chứa đầy rau, trái cây và các sản phẩm từ thịt.

Cách ăn một số loại thực phẩm của người Việt cũng hơi khác so với người Nhật như người Việt thường ăn những trái đào còn xanh, cứng và khi ăn thì chấm với muối. Ngoài ra còn có rất nhiều các loại giò chả và rau củ những món ăn đặc trưng của người Việt.

Được biết những loại rau này được chị tìm hiểu trên facebook và đặt hàng về bán, thường thì những loại rau được trồng ở Nhật từ một số người phụ nữ Việt kết hôn với người Nhật và họ trồng những loại rau đặc trưng của người Việt để bán. Trong số những người làm nông sản có người Việt, người Thái, thậm chí có cả người Nhật, họ đã tự trồng và thành lập công ty sản xuất, kinh doanh nông sản. Điều này chứng tỏ rằng ở Nhật Bản cần rất nhiều loại nguyên liệu. 

Ở đây thì tôi biết có rất nhiều tuyến bán hàng cho nhiều loại sản phẩm thực phẩm và đây là những hoạt động kinh doanh khả thi và đóng góp một phần vai trò trong nền kinh tế Nhật Bản.

Còn một điều nữa Chị kể với tôi là cứ khoảng độ 2 tháng thì có một anh giám đốc công ty ở Okayama thường chở nhân viên người nước ngoài làm việc trong công ty đến quán chị mua đồ, mỗi người được thưởng 1 man muốn mua gì cũng được, mua tùy thích. Ăn có nghĩa là sống và làm cho mọi người mỉm cười. Tôi tự hào về Nagata, nơi có những nụ cười như thế. 

Tôi tin chắc rằng đây chính là giá trị đích thực của thị trấn này nơi mọi người có thể dễ dàng chào hỏi nhau bằng những câu hỏi như “Bạn là người nước nào ?” và “Bạn đến từ đâu ?”

*Giải thích thuật ngữ “Seihin”: Thuật ngữ chỉ công việc trong ngành giày hóa học. Đó là công đoạn hoàn thiện cuối cùng, nếu có keo dính ra ngoài thì lau đi cho sạch, nếu có đầu chỉ may nào dính ra ngoài thì cắt bỏ rồi cho vào hộp. Công việc không đòi hỏi kỹ năng như các công việc khác chẳng hạn như công việc của thợ may.

Lưu trữ thông tin
Tên cửa hàngCửa hàng Thank you (39) Shop
Địa chỉ〒653-0042 7-1-37 Futaba-Cho Nagata-Ku Kobe Hyogo
số điện thoại078-643-1539
Thời gian kinh doanh[Thứ 2〜 Thứ 6] Mở cửa từ 12 giờ đến 20 giờ
[Thứ 7・Chủ nhật] Mở cửa từ 10 giờ đến 20 giờ
Quán không có ngày nghỉ trong năm
Ngày phỏng vấnNăm 2023

Lưu ý: Thông tin về cửa hàng, thực đơn, v.v. đều là những thông tin trong thời điểm phỏng vấn. Vui lòng liên hệ trực tiếp cửa hàng để có thông tin mới nhất.

copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.