Chị Thanh không hề lo lắng gì về việc kết hôn và sống ở Nhật mặc dù hoàn toàn không hiểu tiếng Nhật. Khi mới đến Nagata, chị đã làm việc “Seihin” tại một nhà máy giày hóa học (sau này là nhà máy cao su) như những người Việt Nam khác. Các cô trong nhà máy đã tận tình chỉ dạy cho chị các công việc, vì trong nhà máy có rất nhiều người Việt nên chị học việc rất nhanh. Sau khi chị sinh con, chị nhận thấy tiếng Nhật rất cần thiết nên chị đã đi học lớp tiếng Nhật vào buổi tối.
Trong các buổi tiệc họp mặt những người thân thiết trong gia đình , những món Việt do chị nấu , đặc biệt là món Bún bò Huế lại rất được mọi người rất thích và ai cũng khen rất ngon. Chị Thanh kể : “Khi tôi ở nhà bố mẹ ở Việt Nam tôi cũng rất ít khi nấu ăn và cũng chưa bao giờ học qua trường lớp về nấu ăn nhưng mỗi khi nấu thì mọi người đều khen ngon và rất ngon”, chị nói mình hơi xấu hổ nhưng có vẻ chị rất vui và đầy tự hào khi chia sẻ câu chuyện với chúng tôi.
Ở địa phương sinh sống, bác chị Thanh cũng tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng, nghe tiếng vợ của cháu trai mình là một người nấu ăn rất giỏi, thấy cháu có thể làm được nên bác đã bắt đầu tìm nơi để mở một nhà hàng Việt ngay cả trong bối cảnh có nhiều nhà hàng Việt mọc lên san sát nhau trong khu vực, và nhà hàng đã khai trương vào năm 2021.
Nhà hàng hiện tại ở Honmachisuji được mở nhờ sự giới thiệu của chủ tịch khu phố mua sắm này, đó là vì bác của chị Thanh từ lâu đã thân thiết với người Nhật và là cầu nối giữa người Việt và người Nhật tại địa phương.
Trong lúc nói chuyện, chúng tôi thấy trên bàn có đặt một tô cháo như trong hình. Người ta nói rằng tục lệ cúng cơm cho người quá cố là cơm được để trên bàn ăn trong khoảng thời gian 49 ngày sau khi chết, và sau khi người quá cố đã ăn xong (sau một lúc trôi qua) thì người thân mới ăn phần cơm đó.
Hiện tại, nhà hàng được điều hành bởi 2 người, vợ bác chủ quán đã mất và chị Thanh là đầu bếp nấu chính.
Khi chúng tôi hỏi chị Thanh về sự thoải mái khi sống ở quận Nagata, thì chị ấy trả lời: “Gần đây có một bệnh viện, mọi người có thể nói tiếng Việt khi khám bệnh nên tôi cảm thấy rất ổn. Bốn đứa con của tôi ( lớp 5 , lớp 3 , lớp 1 và bé 3 tuổi tính đến thời gian hiện tại tháng 12 năm 2023) đang theo học ở trường tiểu học Mayo và có một lớp học tiếng Việt tên là Lớp học Hoa Mai. Nhà trẻ Komaei giữ trẻ đến 5 giờ chiều. Xung quanh đây có cộng đồng người Việt và cũng có một ngôi chùa Việt Nam dành cho Phật tử người Việt. Người thân của tôi cũng đã chuyển đến sống Mỹ và Đài Loan nhưng tôi nghĩ nơi đây là nơi dễ sống nhất’”. Chúng tôi đã nhận được những lời tâm sự và cuộc trò chuyện rất vui vẻ, đầy thú vị từ chị.
Tên của nhà hàng là “Bốn chị em”, tên có ý nghĩa 4 chị em là các con của chị Thanh. Có lẽ bác của chị đã mở nhà hàng này cho chị Thanh và các cháu gái của mình.
Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi chú ý là tên của bốn chị em. Hiện các cháu đang học ở trường tiểu học và trường mầm non nhưng trong trường lại không sử dụng những cái tên tiếng Việt rất dễ thương của các cháu TRANG , NHI , NGAN , VY . Có vẻ như cả bốn cháu đều được đăng ký đi học bằng tên Tiếng Nhật . Khi tôi hỏi chị Thanh “Cả bốn cháu đều có những cái tên Tiếng Việt rất dễ thương! Vậy tại sao bạn lại chọn tên tiếng Nhật?” Chị Thanh cười và trả lời. “Người Nhật không phát âm được tên tiếng Việt. Đó là lý do tôi chọn một cái tên sao cho người Nhật dễ gọi”.
Đây là một vấn đề về phía Nhật Bản. Dù đó là một cái tên khác hay một cái tên khó gọi đi chăng nữa thì dù sao cha mẹ họ cũng đã đặt tên cho con mình bằng cả tấm lòng và điều quan trọng là phải thể hiện sự tôn trọng và nỗ lực phát âm nó.
Tôi đã thấy và nghe trong nhiều tình huống khác nhau rằng người Việt đang cố gắng nỗ lực để hòa nhập với cách làm dễ dàng của người Nhật. Lần nào tôi cũng cảm thấy tiếc cho bầu không khí trong xã hội Nhật Bản, nơi mọi người không nhận ra điều đó mặc dù họ đã rất cố gắng.
*Giải thích thuật ngữ “Seihin”: Thuật ngữ chỉ công việc trong ngành giày hóa học. Đó là công đoạn hoàn thiện cuối cùng, nếu có keo dính ra ngoài thì lau đi cho sạch, nếu có đầu chỉ may nào dính ra ngoài thì cắt bỏ rồi cho vào hộp. Công việc không đòi hỏi kỹ năng như các công việc khác.
Nước dùng ngon tuyệt, điều vui mừng hơn cả đó là phần toping các loại rau (rau thơm, giá đỗ, v.v.) được bỏ lên trên ăn kèm.
Bún Bò Huế là một món bún được cho là có nguồn gốc từ thành phố Huế miền Trung Việt Nam. Cùng với “Phở”, “Bún” là món mì sợi được làm từ bột gạo,cũng là món ăn chủ yếu của người Việt Nam. “Bò” là thịt bò. “Bún Bò Huế” là “mì gạo thịt bò của Huế”.
Bún Riêu là món bún có sử dụng cà chua. Nước dùng có vị chua và thanh nên bạn có thể dễ dàng ăn ngay cả trong mùa hè nóng bức. Thịt cua xay nhuyễn nặn thành viên chả cua tròn làm nước súp có hương vị đậm đà . Món Bún Riêu đa phần có ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội.
Nhìn có vẻ cay vì nó có màu đỏ nhưng lại không cay chút nào.
Một dĩa cơm ăn kèm với thịt heo nướng, nước mắm chấm chua ngọt (như sốt chua ngọt kiểu Nhật), một quả trứng chiên ốp la, và rau dưa ăn kèm.
Thực đơn của nhà hàng có 4 món được cho là làm nên tên tuổi! 2 loại bún, suất ăn trưa kiểu Việt và phở. Hãy mến thử và so sánh hương vị nước dùng được nấu một cách công phu và cẩn thận của nhà hàng nhé.
Tên nhà hàng | Bốn Chị Em |
Địa chỉ | Mã bưu điện 653-0041.Số 3-2-10 Kubocho, Nagata-ku, Kobe, tỉnh Hyogo. |
ĐIỆN THOẠI/FAX | 090-9875-1912 |
Giờ kinh doanh | Trưa 11:00-15:00 chiều 17:00-22:00 |
Ngày nghỉ cố định | không có |
Ngày lấy thông tin | 30/11/2023 |
Lưu ý: Thông tin về cửa hàng, thực đơn, v.v. đều là những thông tin trong thời điểm phỏng vấn. Vui lòng liên hệ trực tiếp cửa hàng để có thông tin mới nhất.
copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.