MyTho

câu chuyện

Quán ăn Việt Nam tồn tại chính nhờ sự có mặt của những người bạn Nhật Bản luôn giúp đỡ

Chủ quán kiêm đầu bếp là chị Trần Thị Mỹ Linh. Chị đến từ Mỹ Tho, một thành phố ở “Đồng bằng sông Cửu Long”, thuộc khu vực châu thổ hạ lưu sông Mê Kông (đồng bằng), nằm ở miền Nam Việt Nam. Sông Mê Kông là dòng sông quốc tế bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều quốc gia trong đó có Lào, Campuchia, đến thế kỷ 18 vẫn là một phần lãnh thổ của Campuchia nên văn hóa ẩm thực phát triển ở đó mang một nét đặc biệt có lẽ không thể tìm thấy ở các vùng khác của Việt Nam. Chị Linh rất tự hào về quê hương nên chị đã đặt tên quán theo tên của quê hương mình.

Ở Việt Nam, chị làm việc tại một công ty may và có tay nghề khá tốt, với mong muốn phát huy hơn nữa về kỹ năng may của mình, chị đã đến Hiroshima với tư cách thực tập sinh vào tháng 4 năm 1999. Thật không may, ước mơ đó đã không thành hiện thực, lương mỗi giờ ở công ty chỉ từ 300 đến 400 yên. Hơn nữa, ngày nào chị cũng phải làm việc liên tục từ sáng đến tối tới mức không thể rời cái máy may, đó là những chuỗi ngày rất khó khăn và mệt mỏi. Khi đó, chị thấy một bài đăng trên mạng xã hội Việt Nam về mức lương cao của nhà máy giày ở Nagata-Kobe, chị bắt đầu có ý nghĩ đến Nagata để làm việc.Tuy nhiên, với visa thực tập sinh nên chị không được tự do chuyển việc, dù có muốn đến Kobe thì chị cũng không thể thực hiện được.

Nhưng có vẻ nữ thần may mắn đã mỉm cười với chị Linh- một người rất có bản lĩnh, chị được một người bạn Việt Nam sống ở Kobe giới thiệu cho một người đàn ông Nhật Bản, anh Nakagawa sống ở Kobe. Nhờ kết hôn với người đàn ông này mà điều chị hằng mong muốn là đi từ Hiroshima đến Nagata-Kobe đã thành hiện thực vào tháng 1 năm 2002. Kỹ năng nghề may của chị cũng được chiêu dụng và kết quả là chị được làm việc tại một nhà máy may trong ngành công nghiệp giày hóa học của Nagata. Tất nhiên, chị có thể kiếm được mức lương tương xứng với trình độ kỹ năng của mình và càng làm việc nhiều thì thu nhập của chị càng tăng.

Chị và anh Nakagawa có một cậu con trai, cậu bé bắt đầu theo học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở của Nhật Bản trong khu vực, sau đó vào học trường trung học phổ thông ở quận Nada. Nghĩ đến tương lai của con, chị đã nghỉ việc ở nhà máy may và đến tháng 8 năm 2020 chị đã mua một căn nhà ba tầng từng có nhà hàng Hàn Quốc ở tầng một. Sau khi mua nhà xong, ở tầng 1 chị đã mở một nhà hàng Việt Nam mới với tên là Mỹ Tho tên quê hương của chị, nơi nổi tiếng là một thành phố có nền văn hóa ẩm thực đa dạng, pha trộn từ nhiều dân tộc ngay cả ở Việt Nam .

Chị rất kỹ tính đối với từng món ăn độc đáo của quê hương Mỹ Tho, như việc đặt hàng gạo từ Fukushima rồi tạo hương thơm từ lá dứa xong mới phục vụ cho khách. Ngoài ra, vì có thể mua thực phẩm các nước Đông Nam Á như thịt dê, thịt ếch…ở quận Nagata và quận Hyogo nên trông chị có vẻ rất vui khi có thể phục vụ khách những món ăn Mỹ Tho chuẩn vị chính gốc địa phương. Lời đồn về quán ngay lập tức lan rộng trong cộng đồng người Việt, nhiều thực khách không chỉ đến từ Nagata mà còn đến từ quận Hyogo. 

Tuy nhiên, do nằm giữa một khu dân cư yên tĩnh, nên giọng nói ồn ào của khách Việt đến ăn sau giờ làm đã thổi bùng lên vấn đề về tiếng ồn trong khu phố. Cuối cùng, chị buộc phải từ bỏ hoạt động kinh doanh ở địa điểm hiện tại. Mặc dù vậy, sau khi trao đổi qua lại với những cơ quan hành chính như Ban Quản lý khu phố, Văn phòng Quận, vấn đề tiếng ồn đã tạm lắng xuống, và chị đã có thể mở lại cửa hàng tại địa điểm hiện tại vào mùa hè năm 2023. Giữa người nước ngoài và người dân địa phương, ba vấn đề “tiếng ồn, mùi hôi và rác thải” vẫn đang diễn ra ở mọi thời điểm và mọi khu vực.

Chúng tôi đã thử hỏi chị Linh rằng“Chị đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào? ”. Sau đó chị vừa chỉ vào ngôi nhà hai tầng đối diện vừa trả lời. “Những người giúp đỡ tôi chính là hai ông bà nhà đối diện. Ngay cả khi đổ rác họ cũng giúp tôi nữa. Sáng nào chạm mặt họ cũng đều mỉm cười chào tôi. Tôi cũng thường mang đồ ăn Việt Nam sang biếu họ. Có những người như họ ở bên tôi cảm thấy yên tâm lắm. Ông bà ấy thật sự tốt bụng”.

Tất nhiên, để tránh ồn ào, chị quyết định không tổ chức karaoke hay nhận dịch vụ tổ chức tiệc trong phòng trên tầng 2, đồng thời chị cũng đang cố gắng bỏ nhiều công sức hơn trong việc chú ý khách như ngay lối vào quán ăn có dán giấy ghi dòng chữ lớn viết tay bằng tiếng Việt và tiếng Nhật có nội dung “Về việc phòng chống ồn ào mất trật tự và hướng dẫn đỗ xe máy và xe đạp.” Việc này quả thật là một điều rất quan trọng.

Con trai duy nhất của chị sinh ra và lớn lên ở Nhật, có quốc tịch Nhật, học tập nền giáo dục ở Nhật nhưng khi phải đưa ra các quyết định học lên tiếp hay đi làm thì em ấy đã tự mình quyết định mà không hỏi ý kiến của chị, chị là người không giỏi đọc viết tiếng Nhật. Đặc biệt, việc tham gia Lực lượng phòng vệ sau khi tốt nghiệp cấp 3 của con chị là một cú sốc lớn đối với chị Linh. Việc phải để con trai đi công tác xa nhà cùng với những ký ức về chiến tranh Việt Nam đã khiến chị phản đối mạnh mẽ, nhất quyết từ chối lựa chọn này của con. Không biết con trai chị có hiểu điều này hay không mà mùa xuân năm 2023, con chị đã rời Lực lượng phòng vệ và trở về làm việc tại một công ty giày ở quận Nagata.

Đến từ Việt Nam rồi trải qua bao nhiêu vất vả, khó khăn chồng chất mới có được trong tay ngôi nhà 3 tầng kiêm quán ăn Việt Nam hiện tại, chị Linh cùng con trai và người chồng vốn là người đàn ông Việt Nam thân thiết từ thời thơ ấu may mắn gặp lại rồi tái hôn 7 năm trước cùng chung sống dưới mái nhà 3 người. Chị vô cùng biết ơn cuộc sống bây giờ, vì tại ngôi nhà này chị có thể phục vụ những món ăn đặc sản của quê hương, được sống cùng con trai có công việc ổn định mà không phải lo lắng những điều bất trắc và bên cạnh người chồng gặp lại sau 30 năm.

Giới thiệu thực đơn

Hủ tiếu

フーティウ

Mì Việt Nam có rất nhiều loại. Hủ tiếu là loại mì được biết đến với độ dai và kết cấu trong hơn so với món phở nổi tiếng. Hủ tiếu ăn kèm với các loại rau, rau thơm, tôm, mực, thịt heo và nội tạng heo. Nước súp trong và đậm đà hương vị. Có thể thêm chanh và ớt để thay đổi hương vị khi ăn.

Hình bên phải là Hủ tiếu khô
Cùng là sợi hủ tiếu nhưng lại được chế biến theo kiểu mỳ xào không có nước súp. Hủ tiếu khô có kèm chén nước súp riêng.

Suất ăn Cơm tấm

コムタン定食 

Suất ăn trên đĩa kiểu Việt Nam. Ở quán ăn này, gạo được ướp hương thơm bằng lá dứa. Cơm tấm được dùng kèm với thịt heo ướp nước mắm, một quả trứng ốp la và đặc biệt có thêm món chả trứng hấp kiểu Việt Nam, bên trong có trộn các nguyên liệu gồm miến, mộc nhĩ và hành lá. Đồ chua gồm có cà rốt và củ cải ( ngâm chua) . Khi ăn rưới thêm nước mắm ớt đỏ lên khắp đĩa và thưởng thức.

Bún Chả

ブンチャ

Bún là món bún Việt Nam. Bún chả giống như món gỏi của Việt Nam, bên trên có rất nhiều loại rau, rau thơm, đồ chua gồm cà rốt, củ cải( ngâm chua), nem rán và thịt heo nướng.

Thêm nước mắm ớt đỏ có vị hơi chua ăn kèm.

Đôi lời

【Bài viết: Chiaki Kim】

Lưu trữ thông tin
Tên Quán ănMỹ Tho
Địa chỉMã bưu điện 653-0843, Số 2-3-10 Oyashiki-dori, Nagata-ku, Kobe, Hyogo
ĐIỆN THOẠI/FAX080-6151-6709
Giờ làm việc11:00〜15:00
17:00〜22:00
Ngày nghỉ cố địnhKhông có ngày nghỉ cụ thể. Vui lòng kiểm tra trên các trang mạng dưới đây.
Facebookhttps://g.co/kgs/L6dYsxa
Ngày phỏng vấn21/12/2023

Lưu ý: Thông tin về cửa hàng, thực đơn, v.v. đều là những thông tin trong thời điểm phỏng vấn. Vui lòng liên hệ trực tiếp cửa hàng để có thông tin mới nhất.

copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.

NHÀ HÀNG BỐN CHỊ EM

câu chuyện

Sự chuyển mình từ một người làm công việc tại xưởng sản xuất cao su thành một đầu bếp được đánh giá cao về tay nghề nấu ăn của nhà hàng món Việt

Chúng tôi đã lắng nghe câu chuyện từ đầu bếp của nhà hàng là chị HUỲNH THỊ KIM THANH. Với lý do kết hôn, năm 2008 chị Thanh từ Hồ Chí Minh đến quận Nagata, Kobe. Chồng chị là con trai của em gái vợ chủ quán, có nghĩa chủ quán “Bốn chị em” là bác trai của chị. Tiếc thương thay, chủ quán đã đột ngột qua đời vào tháng 12 năm 2023. Bác ấy là người Việt Nam đầu tiên đến Nagata! Đối với cộng đồng người Việt ở Nagata, hầu như ai cũng biết đến bác.

Chị Thanh không hề lo lắng gì về việc kết hôn và sống ở Nhật mặc dù hoàn toàn không hiểu tiếng Nhật. Khi mới đến Nagata, chị đã làm việc “Seihin” tại một nhà máy giày hóa học (sau này là nhà máy cao su) như những người Việt Nam khác. Các cô trong nhà máy đã tận tình chỉ dạy cho chị các công việc, vì trong nhà máy có rất nhiều người Việt nên chị học việc rất nhanh. Sau khi chị sinh con, chị nhận thấy tiếng Nhật rất cần thiết nên chị đã đi học lớp tiếng Nhật vào buổi tối.

Trong các buổi tiệc họp mặt những người thân thiết trong gia đình , những món Việt do chị nấu , đặc biệt là món Bún bò Huế lại rất được mọi người rất thích và ai cũng khen rất ngon. Chị Thanh kể : “Khi tôi ở nhà bố mẹ ở Việt Nam tôi cũng rất ít khi nấu ăn và cũng chưa bao giờ học qua trường lớp về nấu ăn nhưng mỗi khi nấu thì mọi người đều khen ngon và rất ngon”, chị nói mình hơi xấu hổ nhưng có vẻ chị rất vui và đầy tự hào khi chia sẻ câu chuyện với chúng tôi.

Ở địa phương sinh sống, bác chị Thanh cũng tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh đa dạng, nghe tiếng vợ của cháu trai mình là một người nấu ăn rất giỏi, thấy cháu có thể làm được nên bác đã bắt đầu tìm nơi để mở một nhà hàng Việt ngay cả trong bối cảnh có nhiều nhà hàng Việt mọc lên san sát nhau trong khu vực, và nhà hàng đã khai trương vào năm 2021.

Nhà hàng hiện tại ở Honmachisuji được mở nhờ sự giới thiệu của chủ tịch khu phố mua sắm này, đó là vì bác của chị Thanh từ lâu đã thân thiết với người Nhật và là cầu nối giữa người Việt và người Nhật tại địa phương.

Trong lúc nói chuyện, chúng tôi thấy trên bàn có đặt một tô cháo như trong hình. Người ta nói rằng tục lệ cúng cơm cho người quá cố là cơm được để trên bàn ăn trong khoảng thời gian 49 ngày sau khi chết, và sau khi người quá cố đã ăn xong (sau một lúc trôi qua) thì người thân mới ăn phần cơm đó.

Hiện tại, nhà hàng được điều hành bởi 2 người, vợ bác chủ quán đã mất và chị Thanh là đầu bếp nấu chính.

Khi chúng tôi hỏi chị Thanh về sự thoải mái khi sống ở quận Nagata, thì chị ấy trả lời: “Gần đây có một bệnh viện, mọi người có thể nói tiếng Việt khi khám bệnh nên tôi cảm thấy rất ổn. Bốn đứa con của tôi ( lớp 5 , lớp 3 , lớp 1 và bé 3 tuổi tính đến thời gian hiện tại tháng 12 năm 2023) đang theo học ở trường tiểu học Mayo và có một lớp học tiếng Việt tên là Lớp học Hoa Mai. Nhà trẻ Komaei giữ trẻ đến 5 giờ chiều. Xung quanh đây có cộng đồng người Việt và cũng có một ngôi chùa Việt Nam dành cho Phật tử người Việt. Người thân của tôi cũng đã chuyển đến sống Mỹ và Đài Loan nhưng tôi nghĩ nơi đây là nơi dễ sống nhất’”. Chúng tôi đã nhận được những lời tâm sự và cuộc trò chuyện rất vui vẻ, đầy thú vị từ chị.

Tên của nhà hàng là “Bốn chị em”, tên có ý nghĩa 4 chị em là các con của chị Thanh. Có lẽ bác của chị đã mở nhà hàng này cho chị Thanh và các cháu gái của mình.

Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi chú ý là tên của bốn chị em. Hiện các cháu đang học ở trường tiểu học và trường mầm non nhưng trong trường lại không sử dụng những cái tên tiếng Việt rất dễ thương của các cháu TRANG , NHI , NGAN , VY . Có vẻ như cả bốn cháu đều được đăng ký đi học bằng tên Tiếng Nhật . Khi tôi hỏi chị Thanh “Cả bốn cháu đều có những cái tên Tiếng Việt rất dễ thương! Vậy tại sao bạn lại chọn tên tiếng Nhật?” Chị Thanh cười và trả lời. “Người Nhật không phát âm được tên tiếng Việt. Đó là lý do tôi chọn một cái tên sao cho người Nhật dễ gọi”.

Đây là một vấn đề về phía Nhật Bản. Dù đó là một cái tên khác hay một cái tên khó gọi đi chăng nữa thì dù sao cha mẹ họ cũng đã đặt tên cho con mình bằng cả tấm lòng và điều quan trọng là phải thể hiện sự tôn trọng và nỗ lực phát âm nó.

Tôi đã thấy và nghe trong nhiều tình huống khác nhau rằng người Việt đang cố gắng nỗ lực để hòa nhập với cách làm dễ dàng của người Nhật. Lần nào tôi cũng cảm thấy tiếc cho bầu không khí trong xã hội Nhật Bản, nơi mọi người không nhận ra điều đó mặc dù họ đã rất cố gắng.

*Giải thích thuật ngữ “Seihin”: Thuật ngữ chỉ công việc trong ngành giày hóa học. Đó là công đoạn hoàn thiện cuối cùng, nếu có keo dính ra ngoài thì lau đi cho sạch, nếu có đầu chỉ may nào dính ra ngoài thì cắt bỏ rồi cho vào hộp. Công việc không đòi hỏi kỹ năng như các công việc khác.

Thực đơn được đề xuất

Bún Bò Huế

ブン・ボー・フェ

Nước dùng ngon tuyệt, điều vui mừng hơn cả đó là phần toping các loại rau (rau thơm, giá đỗ, v.v.) được bỏ lên trên ăn kèm.

Bún Bò Huế là một món bún được cho là có nguồn gốc từ thành phố Huế miền Trung Việt Nam. Cùng với “Phở”, “Bún” là món mì sợi được làm từ bột gạo,cũng là món ăn chủ yếu của người Việt Nam. “Bò” là thịt bò. “Bún Bò Huế” là “mì gạo thịt bò của Huế”.

Bún Riêu

ブンリュウ

Bún Riêu là món bún có sử dụng cà chua. Nước dùng có vị chua và thanh nên bạn có thể dễ dàng ăn ngay cả trong mùa hè nóng bức. Thịt cua xay nhuyễn nặn thành viên chả cua tròn làm nước súp có hương vị đậm đà . Món Bún Riêu đa phần có ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội.

Nhìn có vẻ cay vì nó có màu đỏ nhưng lại không cay chút nào.

Bữa trưa theo thực đơn kiểu Việt

ベトナムランチ定食

Một dĩa cơm ăn kèm với thịt heo nướng, nước mắm chấm chua ngọt (như sốt chua ngọt kiểu Nhật), một quả trứng chiên ốp la, và rau dưa ăn kèm.

Đôi lời

Thực đơn của nhà hàng có 4 món được cho là làm nên tên tuổi! 2 loại bún, suất ăn trưa kiểu Việt và phở. Hãy mến thử và so sánh hương vị nước dùng được nấu một cách công phu và cẩn thận của nhà hàng nhé.

Lưu trữ thông tin
Tên nhà hàngBốn Chị Em
Địa chỉMã bưu điện 653-0041.Số 3-2-10 Kubocho, Nagata-ku, Kobe, tỉnh Hyogo.
ĐIỆN THOẠI/FAX090-9875-1912
Giờ kinh doanhTrưa 11:00-15:00 chiều 17:00-22:00
Ngày nghỉ cố địnhkhông có
Ngày lấy thông tin30/11/2023

Lưu ý: Thông tin về cửa hàng, thực đơn, v.v. đều là những thông tin trong thời điểm phỏng vấn. Vui lòng liên hệ trực tiếp cửa hàng để có thông tin mới nhất.

copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.

Phở 89

câu chuyện

Ở Nagata có một Người Phụ Nữ Việt rất tốt bụng. Chị đến Nagata vào năm 1998 và sống tại Nagata đến nay

Chồng của chị chủ Quán Phở 89 là anh Nguyễn Văn Thành. Anh từ Quảng Ninh đến Nhật Bản qua Hồng Kông với tư cách là người tị nạn vào năm 1990 . Qua sự giới thiệu của bạn bè, anh kết hôn với chị Lan Anh đến từ Hà Nội, Việt Nam. Sau khi kết hôn chị đến Nhật Bản theo chồng và bắt đầu làm việc tại nhà máy sản xuất công nghiệp giày hóa học ở Nagata (sau này là nhà máy sản xuất công nghiệp cao su). Có thể thấy, công việc ở nhà máy sản xuất công nghiệp giày hóa học thời điểm đó đã tạo công ăn vệc làm ổn định cho người Nước Ngoài đến Nhật Bản sinh sống ở Nagata.

Lúc mới qua Nhật, chị Lan Anh hoàn toàn không nói được tiếng Nhật. Nhưng nhờ các cô, các chị ở nhà máy sản xuất rất tốt bụng, họ đã hướng dẫn, chỉ dạy cho chị Lan Anh về công việc, về ngoại ngữ tiếng Nhật và rất nhiều thứ khác cần thiết để tồn tại ở Nhật Bản nữa. Chị Lan Anh nói với chúng tôi rất nhiều lần: “Các cô ấy thật sự rất tốt bụng. Họ là những người rất tốt bụng”.

Chồng của chị là anh Nguyễn Văn Thành, anh từng làm việc tại một cửa hàng điện máy gia dụng ở Myodani nhưng sau đó anh làm việc ở nhà máy công nghiệp giày hóa học. Có thời gian anh bị bệnh phải cần rất nhiều tiền để chữa trị. Tuy nhiên, cả hai anh chị đã làm việc chăm chỉ ở nhà máy để tiết kiệm tiền và vào ngày 8 tháng 8 năm 2019 anh chị đã khai trương nhà hàng Phở 89 . Chị Lan Anh tâm sự “Lúc đó Bạn bè của tôi cũng đã giúp đỡ tôi rất nhiều về tiền bạc, nhưng tôi cũng phải vừa làm việc vừa nuôi con nhỏ nên lúc đầu tôi thấy rất khó khăn và vất vả”. Tuy chị kể lại bằng câu từ ngắn gọn và với một nụ cười nhưng việc một người Nước Ngoài chưa biết Tiếng Nhật đến Nhật mở một nhà hàng tại Nhật là một điều thật sự rất khó khăn.

Chị chia sẻ thêm: “Khó khăn lắm nhưng tôi đã cố gắng hết sức. Nhà hàng có 2 tầng, ở trên tầng 2 có thiết kế cách âm nên có thể hát karaoke. Trên tầng 2 là phòng dành cho những dịp tổ chức sinh nhật, liên hoan, tụ tập bạn bè . Những dịp như thế, thì khách hàng sẽ phải đặt phòng trước”.

Chị Lan Anh không chỉ có tên tiếng Việt mà còn có tên tiếng Nhật là Hamada. Thường thì chúng tôi nhận thấy những người Hàn Quốc sống ở Nhật cũng thường có tên bằng tiếng Nhật để không bị người Nhật kỳ thị. Chúng tôi đoán có lẽ là lý do như vậy nên chị lấy tên Tiếng Nhật để không bị phân biệt đối xử chăng?. Nhưng khi chúng tôi hỏi về điều đó, thì nhận được một câu trả lời khác với những gì chúng tôi đã suy nghĩ.

Chị Lan Anh chia sẻ: “Con tôi bắt đầu đi học, nên phải giới thiệu tên cho mọi người. Cái tên Nguyễn thì dễ đối với tôi nhưng đối với người Nhật thì lại khó hiểu và khó nhớ nên tôi quyết định lấy một cái tên tiếng Nhật mà người Nhật dễ hiểu, dễ nhớ và dễ phát âm nữa.

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng lý do Chị đã đặt một cái tên bằng tiếng Nhật để người Nhật dễ phát âm và dễ nhớ. Chị Lan Anh cho biết, chị đã mua một cuốn sách về cách đặt tên tiếng Nhật, và chọn cho mình và các con chị một cái tên hay, mang ý nghĩa hạnh phúc bằng Tiếng Nhật. Một cái tên mà mọi người dễ hiểu, ngay cả đối với những đứa trẻ mới vào tiểu học cũng dễ gọi, dễ phát âm và tên tiếng Nhật của Chị là “Hamada”. Đó là một câu chuyện cảm động từ chị Lan Anh.

Chồng chị, anh Nguyễn Văn Thành là người phụ trách toàn bộ hồ sơ, giấy tờ nhận được từ Trường học của các con gửi về, vì anh đến Nhật và học cấp 2, cấp 3 ở Nhật nên Anh rất giỏi tiếng Nhật.

Con gái lớn Nguyễn Thúy Vi, 17 tuổi hiện đang là học sinh trung học phổ thông, tên tiếng Nhật là Hiromi, rất thông thạo tiếng Nhật và cũng nói rất giỏi tiếng Việt.

Con gái thứ 2 Nguyễn Thúy Nga có tên tiếng Nhật là Mika, 15 tuổi hiện đang là học sinh Trung học cơ sở năm 3. Con gái thứ 3 Nguyễn Tuệ Nhi có tên tiếng Nhật là Manami, 12 tuổi hiện đang là học sinh Trung học cơ sở năm 2. Trường THCS Nagata có nhiều học sinh Việt Nam nên không có vấn đề gì ảnh hưởng đến việc học tập của các em, nhưng tiếc là hai con gái thứ 2 và thứ 3 của Chị Lan Anh không nói được tiếng Việt, mà chỉ nói thành thạo tiếng Nhật.

Khi chúng tôi hỏi về yếu tố quyết định vị trí của nhà hàng Phở 89, Chị nói rằng khu vực này có rất nhiều người Việt sinh sống và gần đó có nhiều công ty, nhà máy lớn.

Vì nằm ở góc ngã 4 đường quốc lộ lớn nên lúc mới khai trương nhà hàng có rất nhiều khách hàng đến bằng ô tô, xe máy, xe đạp nên cũng gây phiền cho những người hàng xóm sống ở gần. Có vẻ như đây là một vấn đề khó khăn lớn lúc mới mở nhà hàng, nhưng bí quyết để duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm chính là khuôn mặt tươi cười và thái độ tử tế của chị Lan Anh. 

Nhờ những nỗ lực và sự ân cần của chị như xin lỗi những người hàng xóm, mỉm cười chào hỏi họ, thiết kế nhà hàng có hệ thống cách âm để tránh tiếng ồn làm ảnh hưởng người khác, thuê bãi đậu xe dành riêng cho khách hàng. Giờ đây chị đã có thể xây dựng mối quan hệ tốt với những người hàng xóm của mình.

Và không chỉ vậy, chị còn chia sẻ: “Các cô chú hàng xóm cũng rất tốt bụng”, không hề có chút giả dối nào trong lời nói của chị cả, đó là những câu nói rất chân thành. Chúng tôi nhận ra rằng nụ cười của Chị Lan Anh và sự chân thật trong lời nói “Mọi người đều tốt bụng” của chị ấy thật sự là nguồn sức mạnh to lớn để gắn kết mọi người với nhau.

Món ăn ngon được gợi ý trong thực đơn của nhà hàng là món vịt nướng than nguyên con ăn kèm với nước sốt rất ngon và tinh tế. Thực đơn buổi trưa cũng rất được nhiều người ưa thích, ngay cả người Nhật cũng rất thích và ưa chuộng như món chả giò chiên và gỏi cuốn. Trong nhà hàng, có một bạn nữ nhân viên đang làm việc bán thời gian ở đây hiện đang là sinh viên của Trường tiếng Nhật nhưng từ năm nay, sau khi tốt nghiệp bạn ấy sẽ vào làm nhân viên chính thức của nhà hàng.

Anh Nguyễn Văn Thanh đã kể lại với chúng tôi:

Khách hàng của nhà hàng cũng có các bạn du học sinh Trường tiếng Nhật và các bạn thực tập sinh. Đối với các bạn du học sinh tại Nhật Bản, việc cùng nhau thưởng thức món ăn Việt Nam là khoảng thời gian vô cùng vui vẻ và ý nghĩa. Trong lúc ăn uống cùng nhau tại nhà hàng, nói chuyện cùng nhau thì anh cũng là người lắng nghe các bạn tâm sự về nhiều câu chuyện chia sẻ về cuộc sống ở Nhật Bản.

Các bạn sinh viên người Việt Nam ngày nay cũng ít việc làm hơn trong các nhà máy công nghiệp so với ngày xưa, cộng thêm các bạn đã gặp khó khăn thực sự trong đại dịch bệnh Corona. Anh đã nói về số lần mà anh chị đã hỗ trợ lương thực cho mọi người trong đại dịch “Chỉ có hai lần thôi…” với khuân mặt đầy tiếc nuối, số thực phẩm hỗ trợ được để trước nhà hàng cho những ai cần đến lấy miễn phí.

Anh chia sẻ thêm “Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi mới mở nhà hàng và nhà hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Corona. Nên tôi hiểu cảm giác của những người đang gặp khó khăn. Nhưng tôi không thể làm được gì lớn lao hơn”. Nhưng Anh nghĩ rằng khi đang gặp khó khăn, đến nhà hàng Việt nam, nơi bạn có thể nói bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ, thưởng thức những món ăn đầy ấm áp của quê hương thì bạn cũng có thể cảm nhận được hạnh phúc và tìm lại được sự ấm áp trong tâm hồn.

 Theo những câu chuyện trên, chúng tôi cảm nhận sâu sắc rằng Nagata có các cửa hàng từ nhiều quốc gia khác nhau, phụ vụ đồ ăn quê hương và là nơi mà họ có thể nói và nghe ngôn ngữ mẹ đẻ, điều này sẽ dẫn đến sự phát triển của một thị trấn làm cho những người Ngoại Quốc cảm thấy an toàn ở trong khu vực mà họ đang sinh sống.

Cuối cùng, khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc của cái tên Phở 89 , Chị Lan Anh nói: “Các con số 8 và 9 là những con số may mắn. Ngoài ra, người Nhật cũng sẽ dễ nhớ hơn với các con số “. Chúng tôi luôn mỉm cười trước những câu trả lời của Chị Lan Anh khi chị luôn có góc nhìn hướng về “người Nhật”.

Lưu trữ thông tin
Tên cửa hàngPhở 89
Địa chỉ2-4-5 Umegaka-cho, Nagata-ku, Kobe, Hyogo 〒653-0021
TEL/FAX078-682-7388
Giờ kinh doanh11:00-21:00
Ngày nghỉkhông thường xuyên
HPhttps://www.pho89.jp
Facebookhttps://www.facebook.com/Pho89kobe/
取材日2023年

Lưu ý: Thông tin về cửa hàng, thực đơn, v.v. đều là những thông tin trong thời điểm phỏng vấn. Vui lòng liên hệ trực tiếp cửa hàng để có thông tin mới nhất.

copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.

Cửa hàng Thank you (39) Shop

(Cửa hàng thực phẩm Việt Nam)

Cửa hàng Thank you (39) Shop

câu chuyện

"Thank you Shop" với tên cửa hàng là lời "Cảm ơn" , một cửa hàng thực phẩm chuyên buôn bán các loại gia vị, nguyên liệu, rau củ quả không thể thiếu trên bàn ăn của người châu Á.

 Lần này, chúng tôi không giới thiệu về nhà hàng mà chúng tôi sẽ viết về câu chuyện đã được nghe từ chị Nguyễn Thị Hồng Cúc là chủ của một cửa hàng tạp hóa chuyên bán gia vị, nguyên liệu, rau củ và những thứ cần thiết cho bữa ăn hàng ngày của mọi người đến từ nhiều quốc gia đang sinh sống trong khu vực.

Chị sinh ra và lớn lên ở đảo Phú Quý , một hòn đảo của thành phố Phan Thiết . Cuộc sống bất ngờ của chị ở Nhật Bản, Kobe, Nagata bắt đầu khi gặp và yêu chồng chị là anh Ngô Bảo Thuận người lớn lên ở Nagata với tư cách là người dân tị nạn. Hai anh chị đã gặp nhau vào tháng 8 năm 1994 trong một lần anh về đi thăm họ hàng ở cùng quê với chị.

Khi được hỏi: Cảm giác đến Nhật Bản của chị như thế nào?- Chị trả lời: “Lúc đầu tôi rất buồn. Từ “buồn” có lẽ là từ chính xác nhất để diễn tả cảm xúc của chị khi tuổi thanh xuân vừa kết hôn ở Việt Nam và đến Nagata năm 1998, chị đã sinh sống trong một đất nước mà chị chưa từng thấy hay chưa từng nghe nói đến tiếng Nhật. 

Ngay sau khi đến Nhật, chị bắt đầu làm việc “Seihin” tại một công ty giày, Chị đã làm việc ở công ty từ sáng đến tối, khi tan làm chị lại nhận thêm sản phẩm về nhà làm thêm.

 Tuy nhiên, dường như những người Việt Nam cũng làm việc như thế. Chị nói : ” Mọi người ở đây đều làm việc như vậy . Tôi đã làm việc rất chăm chỉ. Tôi làm việc ở công ty, làm việc ở nhà và một ngày chỉ ngủ khoảng 2 hoặc 3 tiếng. Lương của tôi khoảng 200.000 yên. Tôi bị trừ rất nhiều các khoản tiền, nhưng tôi phải tiết kiệm tiền.”

Ba năm sau khi đến Nhật, chị có thai và nghỉ việc ở công ty nhưng vẫn tiếp tục nhận việc về làm thêm ở nhà.

Bằng nỗ lực của mình, hai anh chị đã mở một cửa hàng tái chế vào năm 2004 bên cạnh cửa hàng thực phẩm hiện tại của họ. Nhờ xuất khẩu hàng tái chế về Việt Nam, em trai của chồng chị là anh Ngô Bảo Vĩ trở thành chủ doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm, còn chị Nguyễn Thị Hồng Cúc trở thành người quản lý cửa hàng, và ở nhà chăm sóc các con. Hiện tại anh chị đã mua luôn ngôi nhà 2 tầng cửa hàng thực phẩm vào năm 2017.  

Chị Cúc 1 người phụ nữ không có thời gian dành cho giấc ngủ bởi công việc làm giày, chăm sóc con cái, làm việc nhà, chị cũng không học tiếng Nhật ở Trường tiếng nên chị nói tiếng Nhật chưa giỏi.

Chồng chị anh Thuận và em rể là anh Vĩ đã sinh sống và làm việc ở Nagata từ năm 1982 với tư cách là người dân tị nạn nên các anh rất giỏi tiếng Nhật. Người con trai lớn của chị 23 tuổi, người luôn phụ giúp công việc kinh doanh đồ tái chế cũng rất giỏi tiếng Nhật, người con trai thứ hai của chị, đang học năm nhất trường trung học, cũng rất giỏi tiếng Nhật vì các cháu học tiếng Nhật từ bậc tiểu học, trung học cấp 2, cấp 3 ở Nhật Bản.Trong gia đình chỉ có chị Cúc là người duy nhất giao tiếp bằng tiếng Việt.

Khi được hỏi “Chị có bạn bè không? Chị có cảm thấy buồn không?” Chị cười trả lời: “Không sao đâu vì có rất nhiều người đã và đang giúp đỡ tôi về các vấn đề trường học và bệnh viện cho tôi và các con tôi. ” Và ở Nagata chị cũng có nhiều họ hàng, người quen, và có nhiều mối quan hệ với người Việt Nam ở xung quanh.

Khi nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cửa hàng có dán những tờ quảng cáo, thông báo dành cho người Việt Nam. Khi tôi hỏi Chị ai mang những tờ thông báo này đến dán ở đây vậy?, thì tôi nhận được câu trả lời rất bất ngờ. “Những tờ này là do một Bà Cô hàng xóm mang tới.” Điều đáng ngạc nhiên là Bà Cô đó là người Nhật Bản, Những cuộc trò chuyện lúc đầu của Bà với chị Cúc là những câu hội thoại đơn giản đại loại như là các câu “ Bạn là người nước nào ?” sau đó là những câu hỏi về cửa hàng, về mối quan hệ gia đình có ổn không?, dạo này buôn bán thế nào? Cửa hàng buôn bán có phát đạt không? Hầu như ngày nào Bà cũng nói chuyện, hỏi thăm chị và hễ có tấm áp phích nào có thông tin địa phương dành cho người Việt Nam là Bà lại mang đến dán ở cửa hàng của Chị.

Chị Cúc cười nói “ Bà Cô người Nhật đó là người rất tốt bụng ”. và Tôi đã cảm nhận ra một điều…Trong một khu phố nơi có những mối quan hệ hàng xóm thân thiết, những người quan tâm nhau đến vậy, thật là một khu phố giàu tình cảm.

Nhìn ở phía bên trái của cửa hàng có một tủ lạnh lớn chứa đầy rau, trái cây và các sản phẩm từ thịt.

Cách ăn một số loại thực phẩm của người Việt cũng hơi khác so với người Nhật như người Việt thường ăn những trái đào còn xanh, cứng và khi ăn thì chấm với muối. Ngoài ra còn có rất nhiều các loại giò chả và rau củ những món ăn đặc trưng của người Việt.

Được biết những loại rau này được chị tìm hiểu trên facebook và đặt hàng về bán, thường thì những loại rau được trồng ở Nhật từ một số người phụ nữ Việt kết hôn với người Nhật và họ trồng những loại rau đặc trưng của người Việt để bán. Trong số những người làm nông sản có người Việt, người Thái, thậm chí có cả người Nhật, họ đã tự trồng và thành lập công ty sản xuất, kinh doanh nông sản. Điều này chứng tỏ rằng ở Nhật Bản cần rất nhiều loại nguyên liệu. 

Ở đây thì tôi biết có rất nhiều tuyến bán hàng cho nhiều loại sản phẩm thực phẩm và đây là những hoạt động kinh doanh khả thi và đóng góp một phần vai trò trong nền kinh tế Nhật Bản.

Còn một điều nữa Chị kể với tôi là cứ khoảng độ 2 tháng thì có một anh giám đốc công ty ở Okayama thường chở nhân viên người nước ngoài làm việc trong công ty đến quán chị mua đồ, mỗi người được thưởng 1 man muốn mua gì cũng được, mua tùy thích. Ăn có nghĩa là sống và làm cho mọi người mỉm cười. Tôi tự hào về Nagata, nơi có những nụ cười như thế. 

Tôi tin chắc rằng đây chính là giá trị đích thực của thị trấn này nơi mọi người có thể dễ dàng chào hỏi nhau bằng những câu hỏi như “Bạn là người nước nào ?” và “Bạn đến từ đâu ?”

*Giải thích thuật ngữ “Seihin”: Thuật ngữ chỉ công việc trong ngành giày hóa học. Đó là công đoạn hoàn thiện cuối cùng, nếu có keo dính ra ngoài thì lau đi cho sạch, nếu có đầu chỉ may nào dính ra ngoài thì cắt bỏ rồi cho vào hộp. Công việc không đòi hỏi kỹ năng như các công việc khác chẳng hạn như công việc của thợ may.

Lưu trữ thông tin
Tên cửa hàngCửa hàng Thank you (39) Shop
Địa chỉ〒653-0042 7-1-37 Futaba-Cho Nagata-Ku Kobe Hyogo
số điện thoại078-643-1539
Thời gian kinh doanh[Thứ 2〜 Thứ 6] Mở cửa từ 12 giờ đến 20 giờ
[Thứ 7・Chủ nhật] Mở cửa từ 10 giờ đến 20 giờ
Quán không có ngày nghỉ trong năm
Ngày phỏng vấnNăm 2023

Lưu ý: Thông tin về cửa hàng, thực đơn, v.v. đều là những thông tin trong thời điểm phỏng vấn. Vui lòng liên hệ trực tiếp cửa hàng để có thông tin mới nhất.

copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.

Quán CÔ NGA

câu chuyện

Bánh Xèo Việt Nam, hương vị quen thuộc của những khách hàng thân thiết

Nagata ở Kobe từ lâu đã nổi tiếng là thị trấn có nhiều cửa hàng bánh xèo Nhật Bản Okonomiyaki, nhưng có một cửa hàng phục vụ món Okonomiyaki rất ngon được làm theo kiểu Việt Nam tên là ” Bánh xèo “, Quán nằm trên khu phố mua sắm Rokken, cách ga Shin-Nagata khoảng 10 phút đi bộ về phía nam. Tên Quán là ” Quán CÔ NGA “, Trong tiếng Nhật có ý nghĩa là ” Quán ăn của Cô Nga “.

Chủ Quán tên là Nguyễn Nga, Cô đã khai trương nhà hàng món ăn Việt Nam vào tháng 7 năm 2022 . Cô Nga từ Việt Nam đến Nhật Bản năm 1991 theo diện tị nạn, kết hôn và sinh sống ở Nagata từ đó cho đến nay. Cô vừa nuôi con vừa làm việc tại một nhà máy sản xuất giày, một ngành công nghiệp sản xuất địa phương ở Nagata, và Cô luôn mơ ước một ngày nào đó sẽ mở một nhà hàng Việt Nam. Và vào tháng 8 năm 2021, Cô mở một cửa hàng đầu tiên ở gần ga Itajuku, phường Suma.

Có vẻ như lần đầu tiên điều hành một nhà hàng nên Cô gặp rất nhiều khó khăn. So với Nagata thì ít người Việt hơn và lượng khách đến ăn đồ Việt Nam cũng không nhiều như Cô mong đợi. Vì vậy, Cô quyết định chuyển cửa hàng đến Nagata, nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống và cũng là nơi có số lượng nhà hàng Việt Nam tăng lên trong những năm gần đây.

Món Bánh Xèo có trên bảng hiệu của Quán, Bánh được làm bằng bột gạo và có thêm một ít bột nước cốt dừa, vỏ bánh giòn nhưng bên trong lại hơi dai nên có thể thưởng thức bánh vừa giòn vừa dai khi ăn thật là thú vị. Phần nhân bên trong của Bánh có nhiều giá đỗ, tôm và thịt heo xào, bánh được gập lại trông giống như một cái bánh crepe. Vỏ bánh có màu vàng của bột nghệ nhìn có vẻ giống như món trứng chiên. Khi ăn Bánh Xèo được cuốn với rau xà lách, và chấm với nước mắm Việt Nam được pha chế có vị hơi ngọt, thưởng thức bánh khi còn đang nóng hổi. Đối với những người ở Nagata đã quen thuộc với món okonomiyaki hàng ngày, thì độ ngon của món ăn này luôn làm cho mọi người muốn ăn thêm nhưng với món Bánh xèo thì có kích cỡ lớn nên một người ăn một cái cũng có thể no bụng. Quán cũng nhận giao Bánh Xèo tận nơi cho những người đặt hàng ở gần, và khách quen.

Khi Cô Nga mở cửa hàng này, Cô ấy đã tự tay làm các công việc nội thất như lắp bảng hiệu, sơn tường và trang trí trong Quán . Tất nhiên là chồng Cô ấy cũng hỗ trợ và giúp Cô ấy nhưng nhìn Cô với dáng vẻ vừa cười vừa nói “Chồng tôi bận công việc nên thỉnh thoảng chồng tôi mới làm phụ ” tôi lại liên tưởng Cô giống như một người phụ nữ trong phim Kimottamakaasan. Trước khi mở Quán, Cô cũng ghé thăm từng cửa hàng dọc theo con phố mua sắm Rokken để chào hỏi từng người hàng xóm gần Quán, có thể nói Cô là một người rất coi trọng mối quan hệ của mình với những người xung quanh.

Ngoài món Bánh Xèo đặc trưng có ghi trên bảng hiệu của Quán, còn có thể thưởng thức các món ăn có trong những bữa ăn gia đình của người Việt Nam món nào hương vị cũng rất ngon như món phở, cơm phần, gỏi cuốn, chả giò chiên…Ngoài ra, Quán có món tên là Mì Thịt Bò được làm theo kiểu món ăn người Hoa, gần đây rất được nhiều người ưa thích.Trong Món Mì Thịt Bò thì sợi mì được làm theo kiểu người Hoa, có thêm thịt bò, bò viên, hành phi, rau xà lách, ớt, và rau thơm, có thể điều chỉnh lượng ớt và rau mùi theo ý thích của mình.

Cô Nga, người có khuân mặt tươi cười, và thích nói chuyện luôn mang đến những món ăn Việt Nam rất ngon, Nhất định mọi người hãy ghé thăm và thưởng thức món ăn Quán Cô Nga nhé.
【Bài viết: Junichi Hibino】

Lưu trữ thông tin
Tên cửa hàngQuán CÔ NGA
Địa chỉ〒653-0035 2-5-13 Shoda-Cho Nagata-Ku Kobe Hyogo
số điện thoại090-6232-8256
Thời gian kinh doanh11:00 sáng đến 10:00 tối (có thể giờ đóng sẽ Quán muộn hơn tùy theo lượng khách hàng)
Ngày nghỉ định kỳkhông có
Ngày phỏng vấn2022

Lưu ý: Thông tin về cửa hàng, thực đơn, v.v. đều là những thông tin trong thời điểm phỏng vấn. Vui lòng liên hệ trực tiếp cửa hàng để có thông tin mới nhất.

copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.

HAN cake & coffee

câu chuyện

Thế hệ những người Việt Nam trẻ tuổi với những thử thách mô hình kinh doanh mới, người làm ra những chiếc bánh kem đẹp như một tác phẩm nghệ thuật

Tiệm HAN cake & coffee nằm dọc theo bờ biển Komagabayashi. Tên của Tiệm được đánh dấu bằng logo hình chiếc nón truyền thống của Việt Nam.Bên trong Tiệm với không gian đầy phong cách, nội thất được trang trí một cách tỉ mỉ và mới lạ. Tiệm mang một phong cách mới khác với các Tiệm Việt Nam ở Nagata đang được điều hành bởi những người nhập cư đang sinh sống tại Nhật.

Chị Trang là chủ của Cửa Tiệm, Năm 2012 Chị ấy đến Nhật để theo học tiếng Nhật, sau đó Chị có quen và kết hôn với một người đàn ông Việt Nam (chồng) ở Kobe và chuyển đến sống ở Nagata. Tên của Tiệm “HAN”, là tên con gái của chị Trang. Chị ấy muốn làm bánh tặng cho con gái HAN nên Chị bắt đầu làm bánh và khai trương Cửa Tiệm vào tháng 10 năm 2021. Với mong muốn làm ra được những chiếc bánh có tính thẩm mỹ cao nên chị cũng đã theo học ở một Trường chuyên về làm Bánh. Những chiếc bánh được làm từ Chị Trang thì không những phải chất lượng mà còn rất được chú trọng về mặt hình thức đẹp, lộng lẫy như là những tác phẩm nghệ thuật.

Thực đơn nổi tiếng của Tiệm HAN cake & coffee là các loại Bánh kem. Bánh được làm với vị ít ngọt và rất dễ ăn. Trong đó có bánh Bông Lan Trứng Muối đang được ưa thích nhất. Ở Việt Nam, đây là một loại bánh rất phổ biến, bánh được phủ nhân thịt gà xé sấy khô và lòng đỏ trứng muối. Thịt Gà, ngày xưa được ăn như thức ăn mặn, nhưng gần đây, nó lại rất phổ biến khi được phủ lên trên những chiếc bánh ngọt. Với một người ham học hỏi như chị Trang cứ mỗi lần về Việt Nam, chị đều bắt kịp những món ăn có xu hướng mới nhất và đưa chúng vào thực đơn của Tiệm.

Ngoài ra,Bạn còn có thể đặt bánh trước và khi đặt bánh hãy đưa ra những yêu cầu cụ thể. Tiệm có thể làm chiếc bánh với những bông hoa kem được làm bằng tay một cách tỉ mỉ từng bông, từng bông một và kết hợp lại trên chiếc bánh.

Tiệm HAN cake & coffee còn có Thực đơn đồ uống đi kèm với bánh ngọt và các món ăn khác, thực đơn có khoảng 44 loại . Trong rất nhiều các loại đồ uống trong thực đơn, có 5 loại đồ uống sau đây xin được giới thiệu

  • Tra sen matchiato
  • Tra Xanh chanh leo Kim quat
  • Tra dao cam sa
  • Tra sua truyen thong
  • Tra Xoai Kem sua

Mục tiêu sắp tới của chị Trang là mở lớp dạy làm bánh. Nhà bếp ở trên tầng 2 của tiệm cà phê nên chị muốn mở một lớp học làm bánh ở trên đó. Chị Trang, một người trẻ và đang dần mở rộng cửa tiệm của chính mình bắt nguồn từ tình yêu dành cho con gái,là người đáng tin cậy và rất được kỳ vọng vào tương lai.

Có nhiều người Việt Nam đã sống ở Nagata 30 năm và coi đây là quê hương thứ hai của họ, nhưng thời đại đã có rất nhiều thay đổi, và với sự tự do di chuyển đến khắp thế giới, không chỉ ở quê hương của mình, mà chúng tôi còn cảm nhận những thế hệ kế tiếp đang làm lên thành công ở Nagata khi có sự gắn kết với quê hương Việt Nam của mình.【Bài viết: Chika Yamahashi】

Lưu trữ thông tin
Tên cửa hàngHAN cake & coffee
Địa chỉ[KOBE]
〒650-0016 3-3-12 Tachibanadori Chuo-ku Kobe Hyogo

[NAGATA]
〒653-0053 8-1-8 Honjyo-Cho Nagata-Ku Kobe Hyogo
số điện thoại080-9374-7920
Giờ làm việcTừ 9:00
Ngày nghỉ định kỳThứ Tư
Chú ýVui lòng liên hệ trước bằng điện thoại hoặc Facebook Bao Han Hoang trước khi đến Quán.
Ngày phỏng vấn2022

Lưu ý: Thông tin về cửa hàng, thực đơn, v.v. đều là những thông tin trong thời điểm phỏng vấn. Vui lòng liên hệ trực tiếp cửa hàng để có thông tin mới nhất.

copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.

39SAIGON

câu chuyện

Nagata thực sự là một nơi dễ sống. Đó cũng là quê hương thứ hai của tôi.

Nhà hàng 39 Saigon (Thank You Saigon) nằm ở ngã tư đường sau khi đi xuyên qua khu phố Nishi Kobe center kéo dài liên tục đến phía đông bắt đầu từ Ủy ban hành chính Shin-Nagata, nơi mất khoảng 5 phút đi bộ về phía Nam từ ga Shin-Nagata của tuyến tàu điện JR và tàu điện ngầm thành phố. Với dấu hiệu nhận biết là bảng hiệu in hình cô gái mặc áo dài đỏ, Nhà hàng này là nhà hàng món ăn Việt Nam do vợ chồng chị Nguyễn Tú Huyền và anh Phùng Ngọc Hùng mở vào tháng 11 năm 2018.

Năm 1982, anh Hùng đến Nhật theo diện dân tị nạn Việt Nam, sau đó khoảng 10 năm, chị Huyền từ Sài Gòn (nay là TP.HCM) chuyển đến sống tại quận Nagata thành phố Kobe nhờ sự bảo lãnh của anh Hùng. Hai vợ chồng chủ nhà hàng đã sống ở Nagata hơn 30 năm, cả hai người con của họ đều được sinh ra và lớn lên tại Nagata, hiện nay người con trai thứ hai Phung Minh Hoang cũng đang làm việc tại nhà hàng.

Vợ chồng chị Huyền, không ngừng nỗ lực hòa nhập với xã hội địa phương bằng những hành động như tiếp đãi các món ăn Việt Nam tại sự kiện của trường tiểu học khi các con còn đang theo học trường tiểu học địa phương, vì thế mà gia đình chị luôn được bà con hàng xóm yêu thương. Tình cảm của chị Huyền dành cho Nagata được chị chia sẻ qua câu nói “Nagata thật sự là một nơi rất dễ sống. Đây là quê hương thứ hai của tôi.”, nó cũng được gửi gắm trong cái tên của nhà hàng 39 Sài Gòn này. Nguồn gốc của tên nhà hàng có ý nghĩa như “Lời cảm ơn dành cho quý khách đã đến dùng bữa tại nhà hàng”, “Lời cảm ơn dành cho quê hương Sài Gòn” và “Lời cảm ơn từ Sài Gòn gửi đến Nagata”.

Thực đơn của nhà hàng 39 Sài Gòn có hơn 100 món, bao gồm cả món tráng miệng và đồ uống. Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc tới Nam có biết bao món ăn độc đáo của 3 miền Bắc, Trung, Nam, vậy mà ta có thể ăn tất cả các món ăn vùng miền tại nhà hàng này. Toàn bộ những món ăn có trong menu đều được chị Huyền tái hiện sau khi nhớ lại hương vị chị đã từng ăn cho đến nay, hơn nữa chúng còn được chế biến một cách khéo léo, công phu để sao cho không chỉ người Việt mà cả người Nhật cũng có thể ăn ngon miệng.

Chị Huyền đã bị thu hút bởi sự hấp dẫn của các món ăn khi được mẹ dạy nấu ăn lúc khoảng 10 tuổi. Kể từ đó, chị tiếp tục học nấu ăn bằng cách theo học tại trường dạy nấu ăn ở Việt Nam. Những cảm xúc mãnh liệt được truyền tải từ chị Huyền khi chị chia sẻ về việc nấu ăn với đôi mắt to tròn đảo liên tục cùng đầy ắp biểu cảm qua những câu nói “Tôi thích nấu ăn lắm!” và “Tôi muốn mọi người được ăn những món ăn ngon!!”. Lý do chị mở nhà hàng 39 Sài Gòn cũng từ suy nghĩ rằng “Tôi muốn tạo ra một nơi mà mọi người có thể tụ tập và thưởng thức những món ăn ngon” và “Tôi muốn chia sẻ niềm hạnh phúc mà món ăn ngon đem đến cho mọi người.”.

Nghe nói kế hoạch tiếp theo của chị Huyền là gia tăng thêm nhiều món ăn kèm mới phù hợp với đồ uống có cồn. Chính nhờ tính cách thích tìm tòi, học hỏi không ngừng dành cho ẩm thực của chị ấy mà chúng ta có thể ăn được nhiều món ăn ngon hơn nữa.

Chúng tôi đã được giới thiệu 3 món ăn trong thực đơn đang được nhiều người yêu thích ở nhà hàng 39 Sài Gòn.

Giới thiệu thực đơn

Món Bánh Cuốn

豚肉入り蒸し春巻

Bọc thịt heo bằm và mộc nhĩ xào bằng lớp vỏ bột gạo, bên trên rắc thêm hành phi chiên giòn và ruốc tôm, ăn kèm giá đỗ, dưa chuột thái lát mỏng và giò lụa Việt Nam.

Phần vỏ bánh cuốn được chị Huyền làm thủ công bằng bột gạo, tráng mỏng đến mức có thể nhìn thấy thịt heo bằm bên trong, bánh cuốn rất mềm mịn, đàn hồi, hơn nữa còn dẻo dẻo. Chị đang tái hiện một cách trung thành công thức bí truyền được dạy từ mẹ chồng mình, người đang kinh doanh một nhà hàng chuyên bán bánh cuốn ở Sài Gòn. Nghe nói ở Việt Nam, món bánh cuốn nằm trong thực đơn quen thuộc của bữa sáng.

Món Bún chả Hà Nội

ブン チャー ハノイ

Sợi bún thon được làm từ bột gạo ăn kèm với thịt heo viên nướng, ngoài (món quen thuộc cả ở Nhật Bản) đồ chua trắng đỏ gồm củ cải và cà rốt thái mỏng ngâm chua, chúng ta sẽ thưởng thức cùng các loại rau sống với nước chấm chua ngọt.

Điểm cần chú ý trong món này chính là thịt heo viên thơm lừng mới nướng xong. Đánh nhuyễn bằng tay nhiều lần thịt heo bằm đã được cho vào túi, khi đã mềm thì nặn miếng nhỏ và đem nướng. Nghe nói công đoạn đánh nhuyễn thịt heo bằm cần dùng khá nhiều sức nên anh Hùng và con trai đã đảm nhiệm phần này thay cho chị Huyền.

Đúng như tên gọi, đây là món ăn đặc sản của Hà Nội ở miền Bắc Việt Nam. Vì có nhiều rau nên ta có thể ăn món này một cách mát mẻ ngay cả trong tiết trời nóng nực.

Món Bún thịt nướng

ブン ティット ヌオン

Đây là món bún không có nước dùng ta có thể thưởng thức cùng thịt nướng và các loại rau đặt bên trên sợi bún nhỏ được làm từ bột gạo, cho mỡ hành lên và trộn chung, sau đó rưới nước mắm cay ngọt.

Thịt heo được đập bằng chày nhiều lần sao cho mềm, rồi được ướp kỹ nước sốt gia vị đặc biệt của chị Huyền. Kế tiếp là công đoạn nướng thịt từ từ, đều lửa đến lúc chín thơm phức. Hơn nữa, hành lá trộn thấm mỡ cũng khơi dậy độ ngon của món thịt nướng này.

Khi thưởng thức chúng ta cần trộn đều các thành phần trong món ăn, và đây là thực đơn bổ sung năng lượng được ăn chủ yếu ở khu vực miền Nam oi bức của Việt Nam.

Đôi lời

Ngoài những món ăn này, khi đến phỏng vấn tại nhà hàng chúng tôi đã dùng thử thêm một số món ăn khác của nhà hàng nữa như món gỏi đu đủ (tốt cho sức khỏe vì món ăn có nhiều rau), món chả giò tôm (chả giò cuốn tôm có đuôi tôm nhô ra ngoài).【Bài viết: Akiko Sakamoto】

Lưu trữ thông tin
Tên cửa hàng39 Saigon (Thank You Saigon)
Trang chủhttps://www.instagram.com/39saigon/?hl=ja
Địa chỉ〒653-0042 Số 3-11-9 phố Futabacho, quận Nagata, thành phố Kobe Hyogo
số điện thoại078-779-3873
Giờ kinh doanh [Thứ Ba-Thứ Sáu] 11:00-15:00, 17:00-22:00 (L.O.)
[Thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ] 11:00-15:00, 17:00-23:00 (L.O.)

Ngày nghỉ định kỳThứ Hai (Trường hợp nếu Thứ Hai là ngày lễ vẫn kinh doanh và sẽ đóng cửa vào ngày hôm sau thứ Ba)
Ghi chúNhà hàng có không gian rộng rãi, thoáng mát. Có bàn ngồi ở tầng 1 (sức chứa 26 người) và phòng riêng tầng 2 (sức chứa 20 người).
Ngày phỏng vấn2022

Lưu ý: Thông tin về cửa hàng, thực đơn, v.v. đều là những thông tin trong thời điểm phỏng vấn. Vui lòng liên hệ trực tiếp cửa hàng để có thông tin mới nhất.

copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.