MyTho

câu chuyện

Quán ăn Việt Nam tồn tại chính nhờ sự có mặt của những người bạn Nhật Bản luôn giúp đỡ

Chủ quán kiêm đầu bếp là chị Trần Thị Mỹ Linh. Chị đến từ Mỹ Tho, một thành phố ở “Đồng bằng sông Cửu Long”, thuộc khu vực châu thổ hạ lưu sông Mê Kông (đồng bằng), nằm ở miền Nam Việt Nam. Sông Mê Kông là dòng sông quốc tế bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều quốc gia trong đó có Lào, Campuchia, đến thế kỷ 18 vẫn là một phần lãnh thổ của Campuchia nên văn hóa ẩm thực phát triển ở đó mang một nét đặc biệt có lẽ không thể tìm thấy ở các vùng khác của Việt Nam. Chị Linh rất tự hào về quê hương nên chị đã đặt tên quán theo tên của quê hương mình.

Ở Việt Nam, chị làm việc tại một công ty may và có tay nghề khá tốt, với mong muốn phát huy hơn nữa về kỹ năng may của mình, chị đã đến Hiroshima với tư cách thực tập sinh vào tháng 4 năm 1999. Thật không may, ước mơ đó đã không thành hiện thực, lương mỗi giờ ở công ty chỉ từ 300 đến 400 yên. Hơn nữa, ngày nào chị cũng phải làm việc liên tục từ sáng đến tối tới mức không thể rời cái máy may, đó là những chuỗi ngày rất khó khăn và mệt mỏi. Khi đó, chị thấy một bài đăng trên mạng xã hội Việt Nam về mức lương cao của nhà máy giày ở Nagata-Kobe, chị bắt đầu có ý nghĩ đến Nagata để làm việc.Tuy nhiên, với visa thực tập sinh nên chị không được tự do chuyển việc, dù có muốn đến Kobe thì chị cũng không thể thực hiện được.

Nhưng có vẻ nữ thần may mắn đã mỉm cười với chị Linh- một người rất có bản lĩnh, chị được một người bạn Việt Nam sống ở Kobe giới thiệu cho một người đàn ông Nhật Bản, anh Nakagawa sống ở Kobe. Nhờ kết hôn với người đàn ông này mà điều chị hằng mong muốn là đi từ Hiroshima đến Nagata-Kobe đã thành hiện thực vào tháng 1 năm 2002. Kỹ năng nghề may của chị cũng được chiêu dụng và kết quả là chị được làm việc tại một nhà máy may trong ngành công nghiệp giày hóa học của Nagata. Tất nhiên, chị có thể kiếm được mức lương tương xứng với trình độ kỹ năng của mình và càng làm việc nhiều thì thu nhập của chị càng tăng.

Chị và anh Nakagawa có một cậu con trai, cậu bé bắt đầu theo học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở của Nhật Bản trong khu vực, sau đó vào học trường trung học phổ thông ở quận Nada. Nghĩ đến tương lai của con, chị đã nghỉ việc ở nhà máy may và đến tháng 8 năm 2020 chị đã mua một căn nhà ba tầng từng có nhà hàng Hàn Quốc ở tầng một. Sau khi mua nhà xong, ở tầng 1 chị đã mở một nhà hàng Việt Nam mới với tên là Mỹ Tho tên quê hương của chị, nơi nổi tiếng là một thành phố có nền văn hóa ẩm thực đa dạng, pha trộn từ nhiều dân tộc ngay cả ở Việt Nam .

Chị rất kỹ tính đối với từng món ăn độc đáo của quê hương Mỹ Tho, như việc đặt hàng gạo từ Fukushima rồi tạo hương thơm từ lá dứa xong mới phục vụ cho khách. Ngoài ra, vì có thể mua thực phẩm các nước Đông Nam Á như thịt dê, thịt ếch…ở quận Nagata và quận Hyogo nên trông chị có vẻ rất vui khi có thể phục vụ khách những món ăn Mỹ Tho chuẩn vị chính gốc địa phương. Lời đồn về quán ngay lập tức lan rộng trong cộng đồng người Việt, nhiều thực khách không chỉ đến từ Nagata mà còn đến từ quận Hyogo. 

Tuy nhiên, do nằm giữa một khu dân cư yên tĩnh, nên giọng nói ồn ào của khách Việt đến ăn sau giờ làm đã thổi bùng lên vấn đề về tiếng ồn trong khu phố. Cuối cùng, chị buộc phải từ bỏ hoạt động kinh doanh ở địa điểm hiện tại. Mặc dù vậy, sau khi trao đổi qua lại với những cơ quan hành chính như Ban Quản lý khu phố, Văn phòng Quận, vấn đề tiếng ồn đã tạm lắng xuống, và chị đã có thể mở lại cửa hàng tại địa điểm hiện tại vào mùa hè năm 2023. Giữa người nước ngoài và người dân địa phương, ba vấn đề “tiếng ồn, mùi hôi và rác thải” vẫn đang diễn ra ở mọi thời điểm và mọi khu vực.

Chúng tôi đã thử hỏi chị Linh rằng“Chị đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào? ”. Sau đó chị vừa chỉ vào ngôi nhà hai tầng đối diện vừa trả lời. “Những người giúp đỡ tôi chính là hai ông bà nhà đối diện. Ngay cả khi đổ rác họ cũng giúp tôi nữa. Sáng nào chạm mặt họ cũng đều mỉm cười chào tôi. Tôi cũng thường mang đồ ăn Việt Nam sang biếu họ. Có những người như họ ở bên tôi cảm thấy yên tâm lắm. Ông bà ấy thật sự tốt bụng”.

Tất nhiên, để tránh ồn ào, chị quyết định không tổ chức karaoke hay nhận dịch vụ tổ chức tiệc trong phòng trên tầng 2, đồng thời chị cũng đang cố gắng bỏ nhiều công sức hơn trong việc chú ý khách như ngay lối vào quán ăn có dán giấy ghi dòng chữ lớn viết tay bằng tiếng Việt và tiếng Nhật có nội dung “Về việc phòng chống ồn ào mất trật tự và hướng dẫn đỗ xe máy và xe đạp.” Việc này quả thật là một điều rất quan trọng.

Con trai duy nhất của chị sinh ra và lớn lên ở Nhật, có quốc tịch Nhật, học tập nền giáo dục ở Nhật nhưng khi phải đưa ra các quyết định học lên tiếp hay đi làm thì em ấy đã tự mình quyết định mà không hỏi ý kiến của chị, chị là người không giỏi đọc viết tiếng Nhật. Đặc biệt, việc tham gia Lực lượng phòng vệ sau khi tốt nghiệp cấp 3 của con chị là một cú sốc lớn đối với chị Linh. Việc phải để con trai đi công tác xa nhà cùng với những ký ức về chiến tranh Việt Nam đã khiến chị phản đối mạnh mẽ, nhất quyết từ chối lựa chọn này của con. Không biết con trai chị có hiểu điều này hay không mà mùa xuân năm 2023, con chị đã rời Lực lượng phòng vệ và trở về làm việc tại một công ty giày ở quận Nagata.

Đến từ Việt Nam rồi trải qua bao nhiêu vất vả, khó khăn chồng chất mới có được trong tay ngôi nhà 3 tầng kiêm quán ăn Việt Nam hiện tại, chị Linh cùng con trai và người chồng vốn là người đàn ông Việt Nam thân thiết từ thời thơ ấu may mắn gặp lại rồi tái hôn 7 năm trước cùng chung sống dưới mái nhà 3 người. Chị vô cùng biết ơn cuộc sống bây giờ, vì tại ngôi nhà này chị có thể phục vụ những món ăn đặc sản của quê hương, được sống cùng con trai có công việc ổn định mà không phải lo lắng những điều bất trắc và bên cạnh người chồng gặp lại sau 30 năm.

Giới thiệu thực đơn

Hủ tiếu

フーティウ

Mì Việt Nam có rất nhiều loại. Hủ tiếu là loại mì được biết đến với độ dai và kết cấu trong hơn so với món phở nổi tiếng. Hủ tiếu ăn kèm với các loại rau, rau thơm, tôm, mực, thịt heo và nội tạng heo. Nước súp trong và đậm đà hương vị. Có thể thêm chanh và ớt để thay đổi hương vị khi ăn.

Hình bên phải là Hủ tiếu khô
Cùng là sợi hủ tiếu nhưng lại được chế biến theo kiểu mỳ xào không có nước súp. Hủ tiếu khô có kèm chén nước súp riêng.

Suất ăn Cơm tấm

コムタン定食 

Suất ăn trên đĩa kiểu Việt Nam. Ở quán ăn này, gạo được ướp hương thơm bằng lá dứa. Cơm tấm được dùng kèm với thịt heo ướp nước mắm, một quả trứng ốp la và đặc biệt có thêm món chả trứng hấp kiểu Việt Nam, bên trong có trộn các nguyên liệu gồm miến, mộc nhĩ và hành lá. Đồ chua gồm có cà rốt và củ cải ( ngâm chua) . Khi ăn rưới thêm nước mắm ớt đỏ lên khắp đĩa và thưởng thức.

Bún Chả

ブンチャ

Bún là món bún Việt Nam. Bún chả giống như món gỏi của Việt Nam, bên trên có rất nhiều loại rau, rau thơm, đồ chua gồm cà rốt, củ cải( ngâm chua), nem rán và thịt heo nướng.

Thêm nước mắm ớt đỏ có vị hơi chua ăn kèm.

Đôi lời

【Bài viết: Chiaki Kim】

Lưu trữ thông tin
Tên Quán ănMỹ Tho
Địa chỉMã bưu điện 653-0843, Số 2-3-10 Oyashiki-dori, Nagata-ku, Kobe, Hyogo
ĐIỆN THOẠI/FAX080-6151-6709
Giờ làm việc11:00〜15:00
17:00〜22:00
Ngày nghỉ cố địnhKhông có ngày nghỉ cụ thể. Vui lòng kiểm tra trên các trang mạng dưới đây.
Facebookhttps://g.co/kgs/L6dYsxa
Ngày phỏng vấn21/12/2023

Lưu ý: Thông tin về cửa hàng, thực đơn, v.v. đều là những thông tin trong thời điểm phỏng vấn. Vui lòng liên hệ trực tiếp cửa hàng để có thông tin mới nhất.

copyright©2023
“Tham quan Nhà hàng món ăn Việt Nam”
Phát triển cộng đồng đa văn hóa
FMYY X Văn phòng Quận Nagata
X Việt Nam yêu mến Kobe
Đã đăng ký bản quyền cấm sao chép, đăng tải.