“Không còn tiền nữa” Thất nghiệp vì Corona, thực trạng của người lao động nước ngoài

illust1
Hisako Hemmi

“Không còn tiền nữa” Thất nghiệp vì Corona, thực trạng của người lao động nước ngoài

Do virus corona chủng mới nên những phiền muộn về công việc như nếu bị cắt giảm việc làm thì biết làm thế nào đây hay có lẽ bị sa thải mất…đang tăng lên. Đến lúc ấy mà biết được chế độ của Nhật thì sẽ yên tâm. Chúng tôi đang cùng với NPO “POSSE” nghĩ về tưvấn lao động cho người trẻ và người nước ngoài bằng “tiếng Nhật đơn giản” để cả người nước ngoài chưa quen tiếng Nhật và người Nhật đều thấy dễ hiểu.

“Không có cả việc lẫn tiền nên đang gặp khó khăn”

Xin chào. Tôi là Iwahashi Makoto của tổ chức pháp nhân NPO POSSE. Hôm nay là buổi tư vấn dành cho người đang gặp khó khăn do mất việc dẫn đến không có tiền.

“Xin chào. Tôi đến từ Nga cùng với gia đình mình. Tôi đã từng làm việc tại một khách sạn ở gần công viên giải trí. Đó là công việc dọn dẹp. 1 tháng tôi nhận được 10 vạn yên. Nhưng, đến tháng 2, khách thuê phòng khách sạn giảm. Và thế là, số ngày làm việc của tôi cũng ít đi. Do ngày lao động ít nên tôi đã bỏ công việc trong khách sạn. Tôi muốn nhanh chóng tìm được công việc tiếp theo. Nhưng mãi vẫn chưa tìm thấy. Tôi còn có gia đình đang sống cùng tại Nhật. Có chồng và con. Tôi cần tiền để trả tiền thuê nhà và học phí. Không còn tiền nữa rồi. Tôi biết phải làm sao bây giờ”

Bây giờ, việc tìm ra được công việc mới e là còn khó khăn. Khi đó, nhà nước có chế độ mà cả người Nhật lẫn người nước ngoài đều có thể sử dụng.

●Không có việc→Không nhận được tiền

Người đã thôi việc có thể vừa tìm việc mới vừa nhận tiền “trợ cấp thất nghiệp”. Hãy đến Hello Work để nhận.

illust2
Hisako Hemmi

Người đã thôi việc có thể vừa tìm việc mới vừa nhận tiền “trợ cấp thất nghiệp”. Có thể nhận từ nhà nước 50% đến 80% số tiền lương đang lĩnh từ trước đến nay. Khoản tiền nhận được sẽ khác nhau theo thời gian làm việc và lương đã hưởng.
Làm bán thời gian, làm thêm, phái cử cũng có thể nhận.

Người nước ngoài cũng vậy. Để nhận tiền xin hãy đến Hello Work. Tuy nhiên, để nhận trợ cấp thất nghiệp cần phải tham gia bảo hiểm lao động khi đang làm việc. Và, trước khi công ty nói “Xin hãy thôi việc” mà không làm việc ở Nhật trong 6 tháng thì sẽ không được nhận. (Trường hợp tự bản thân nói“xin thôi việc”, nếu không làm việc 1 năm thì sẽ không được nhận) Vậy nên, những người đến Nhật vào tháng 1 và tháng 2 năm nay thì không thể nhận. Thời gian được nhận tiền sẽ thay đổi theo số năm đã làm việc tại Nhật. Phần lớn là có thể nhận trong 90 ngày.

●Không có tiền→Có thểvay tiền

Do virus corona chủng mới nên khi lương giảm khiến cuộc sống khó khăn thì có thể vay tiền. Hãy trao đổi với “Hội đồng Phúc lợi xã hội” của thành phố bạn đang sinh sống. Người làm thêm, người phái cử và người nước ngoài đều có thể vay tiền.

illest3
Hisako Hemmi

Có 2 phương pháp để vay tiền.

①Nếu cần tiền ngay lúc này thì vay tại “ Vốn vay nhỏ khẩn cấp”. Đăng ký là có thể vay trong khoảng 1 tuần. Khoản tiền vay có thể lên đến 10 vạn yên. Với lý do không thể làm việc vì trường con mình cho nghỉ thì có thể vay đến 20 vạn yên. Khoản tiền trả lại không thay đổi so với tiền đã vay (không có lãi). Cũng không cần người bảo lãnh. Do virus corona chủng mới nên người nào phải nghỉ làm khiến tiền lương bị giảm cũng có thể vay. Kể cả người đang đi làm lẫn người không đi làm đều có thể vay.

②Người mất việc và người có tiền lương giảm có thể vay tiền tại “Quỹ hỗ trợ tổng hợp Phí hỗ trợ sinh hoạt”.
Người sống một mình có thể vay đến 45 vạn yên và người có gia đình là 60 vạn yên. Khoản tiền trả lại không thay đổi so với số tiền đã vay (không có lãi suất). Cũng không cần người bảo lãnh. Ở Tokyo, sau khi đăng ký thì có thể vay trong 20 ngày.

Người nước ngoài cũng có thể vay. Bất kể tư cách lưu trú nào cũng có thể vay.
Nhưng vì là tiền vay nên phải hoàn trả lại. Do đó, để xét xem bạn có trả lại được số tiền đó hay không thì cần điều tra cả thu nhập và tiền tiết kiệm của bạn nữa chẳng hạn. Cho đến khi hoàn tất việc trả tiền, thời hạn lưu trú của bạn cũng sẽ bị điều tra đểxem là bạn có thể ở Nhật hay không. Trả lại tiền mượn ở vốn vay nhỏ khẩn cấp trong vòng 3 năm từ khi vay và ở phí hỗ trợ sinh hoạt là 11 năm từ khi vay. Nếu Hội đồng Phúc lợi xã hội nhận thấy “Bạn có thể không trả lại được” thì e là bạn sẽ không thể vay được.

●Không thểtrảtiền thuê nhà→Có thểnhận tiền

Người không thể trả tiền thuê nhà, trong vòng 3 tháng (thời gian dài lên đến 9 tháng), có thể nhận được tiền dưới dạng phí thuê nhà (trợ cấp đảm bảo chỗ ở). Trao đổi với “Tổ chức hỗ trợ tư vấn độc lập” của thanh phố bạn đang sống. Nếu không biết địa chỉ hãy hỏi cơ quan hành chính.

illust4
Hisako Hemmi

Người đã thôi việc và đang tìm việc mới lẫn người hiện đang làm việc đều có thể sử dụng. Người nước ngoai cũng có thể sử dụng. Khoản tiền có thể nhận là khác nhau theo địa điểm sinh sống. Ví dụ, người sống tại quận Setagaya, Tokyo có thể nhận đến 53,700 yên. Nếu có đủ tiền tiết kiệm thì sẽ không thể nhận tiền.

●Đang rất khó khăn→Trợ cấp sinh hoạt

Nếu thật sự khó khăn trong cuộc sống thì có cơ chế gọi là “trợ cấp sinh hoạt”.

illust5
Hesako Hemmi

Nhà nước sẽ trả phí sinh hoạt. Trao đổi với cơ quan hành chính của thanh phố bạn đang sống. Ngay cả người nước ngoài cũng có thể sử dụng trợ cấp sinh hoạt. Nhưng, chỉ những người mà visa được giới hạn như “vĩnh trú” và “định trú” mới được dùng. Người nước ngoài ở Nhật theo dạng visa lao động sẽ không thể sử dụng. Có nhiều cơ chế khác nhau nên nếu có khó khăn thì hãy trao đổi với POSSE. Chúng tôi cũng đang suy nghĩ vì bạn.

■Người nước ngoài thân thiết với bạn có “Safety Net” hay không?

Khi gặp khó khăntrong cuộc sống, đã thấy được một vài chế độ “có thể sử dụng”. Nhưng, ngày ngày, đảm nhận tư vấn cho người nước ngoài đang làm việc tại Nhật thì điều tôi nhận thấy là chế độ như vậy thực sự khó sử dụng đối với người nước ngoài. Trước tiên là tên gọi của chính sách hỗ trợ như “Vốn vay nhỏ khẩn cấp”. Chẳng phải đến cả người Nhật còn thấy rất khó hiểu về việc đây là chế độ gì rồi sẽ được hưởng những gì từ đây hay sao. Thêm vào đó, thông tin về những chế độ này hầu như chỉ được đăng bằng tiếng Nhật. Đối với người không thạo tiếng Nhật thì thậm chí cả sự tồn tại của chế độ cũng không thể nắm được. Và hơn hết là sự khó khăn ở cương vị người nước ngoài. Ví dụ như, tư vấn đang tăng lên dạo gần đây đến từ những giáo viên dạy ngôn ngữ như “Tôi đã đến Nhật vào tháng 1, tháng 2 năm nay nhưng vì không có giờ dạy từ tháng 4 nên bị sa thải rồi”. Chế độ sử dụng khi bị cho thôi việc là “trợ cấp thất nghiệp” nhưng để hưởng chế độ này thì cần phải làm việc trên 6 tháng trước khi bị sa thải. Các giáo viên ngôn ngữ thì lại khôngđủ thời gian lao động nên không thể nhận được trợ cấp thất nghiệp. Thành ra thứ còn lại chỉ là khoản nợ. Lý do là “trợ cấp sinh hoạt” được xem như mạng lưới an toàn cuối cùng tại Nhật nhưng chỉ có người vĩnh trú mới có thể nhận. Số người nước ngoài đang sống tại Nhật đáp ứng đủ điều kiện này khoảng 50%. (cuối tháng 6 năm 2019)

Có nghĩa là, đối với nhiều người nước ngoài ta thường bắt gặp làm việc trong cửa hàng tiện lợi và nhà hàng gia đình hay những người đang đóng góp trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, nhà máy thì “mạng lưới an toàn cuối cùng” không tồn tại. Đặc biệt những năm gần đây, Nhật Bản trên danh nghĩa “Giải quyết tình trạng thiếu nhân lực” đã tiếp nhận nhiều người nước ngoài. Thế nhưng không thể nói là chế độ giải cứu cho người lao động khi họ rơi vào tình cảnh túng quẫn trong cuộc sống hoàn thiện đầy đủ được. Bởicó virus corona chủng mới mà vấn đề này đã trở nên sáng tỏ. Tôi nghĩ chính từ bây giờ ta nên ngẫm về việc trong xã hội, làm thế nào để tái xây dựng lại đất nước mà ở đó bất cứ ai sống tại Nhật không kể quốc tịch, đều không bị đe dọa về sự sinh tồn.

この記事を他の言語で見る
インドネシア語 英語 韓国語
スペイン語 中国語 日本語
ネパール語 ベトナム語 ポルトガル語