Tháng 11 năm 2019 “Siêu bão số 19 và Bản đồ xác suất thiên tai” / 2019年11月「台風19号とハザードマップ」


「住みやすい日本を創るための情報発信番組」
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2019年11月「台風19号とハザードマップ」
Tháng 11 năm 2019 “Siêu bão số 19 và Bản đồ xác suất thiên tai”

皆さんこんにちは。ベトナム夢KOBEのVu Thi Thu Thuyと林貴哉が、今月も引き続き、日本に暮らすベトナム人の役に立つ情報をお伝えします。10月の放送では、「防災気象情報と警戒レベル」についてお伝えしました。今月の番組では、2019年10月12日に日本に到来した台風19号の被害を踏まえて、ハザードマップについて紹介します。Youtubeでは、長田区のハザードマップや地域の写真と共にお伝えしています。

Xin chào Quý vị và các bạn. Thủy và Takaya của Việt Nam yêu mến Kobe xin được tiếp tục đồng hành cùng Quý vị và các bạn trong chương trình ngày hôm nay. Trong số phát sóng vào tháng 10, chúng ta đã cùng nhau nói về Thông tin thời tiết phòng chống thiên tai và các mức độ cảnh báo. Trong chương trình tháng này, chúng tôi sẽ truyền tải những thông tin liên quan đến những thiệt hại do siêu bão ngày 12/10/2019 gây ra đồng thời giới thiệu về Bản đồ xác suất thiên tai. Nếu như các bạn theo dõi chương trình qua Youtube thì sẽ hiểu rõ hơn về hình ảnh và bản đồ xác suất thiên tai của quận Nagata.

先月の放送でもお伝えしたように、台風が近づいているときには、しっかり情報収集をして、避難の準備をすることが重要です。自治体から避難勧告(警戒レベル4)や避難準備・高齢者等避難開始(警戒レベル3)等が発令された際には速やかに避難する必要があります。台風19号が到達した際にも、避難が必要な警戒レベルが発令された地域もありました。しかし、自分の住んでいる地域が避難が必要だと言われても、「自分は避難しなくても大丈夫なのではないか」、「今は少し雨が強いだけだから、避難するのは本当に強い雨になった時でいい」と考える人もいたようです。これは「正常性バイアス」と呼ばれます。「避難しても何も起こらなかったらどうしよう」と考える前に、避難するように心がける必要があります。
Theo nội dung chương trình phát sóng vào tháng trước, chúng ta hiểu rằng khi bão đến thì việc thu thập thông tin và chuẩn bị đi lánh nạn là điều vô cùng quan trọng. Khi “Cảnh báo lánh nạn”(cảnh báo cấp độ 4), “Chuẩn bị lánh nạn & Bắt đầu đưa người già đi lánh nạn”(cảnh báo cấp độ 3)được chính quyền địa phương phát đi thì mọi người cần phải mau chóng đi lánh nạn. Và thực tế khi siêu bão số 19 đổ bộ vào đất liền thì cũng đã có nhiều khu vực phát lệnh cảnh báo cần phải đi lánh nạn. Mặc dù khu vực đang sinh sống cũng thuộc trường hợp cần phải đi lánh nạn nhưng nhiều người dân vẫn cho rằng: “Không đi lánh nạn cũng không sao”, “Bây giờ mưa vẫn chưa to lắm, đợi khi nào mưa thực sự to thì đi lánh nạn cũng được”. Điều này được gọi là “Trạng thái tâm lý chủ quan”. Trước khi có suy nghĩ rằng: “Cho dù đi lánh nạn cũng không có việc gì xảy ra thì làm sao?” thì hãy cố gắng tìm cách đi lánh nạn.

また、台風19号によって決壊した河川もあります。ただ、ここで決壊した河川はハザードマップにおいても注意が促されていた川だったそうです。ハザードマップは、自然災害による被害の軽減や防災対策に使用する目的で、被災想定区域や避難場所・避難経路などの防災関係施設の位置などを表示した地図です。被害予測地図とも呼ばれています。普段から、自分の住んでいる地域でどのような場所で災害が起こりやすいのか、また、災害が起きた時にどこに避難すべきかを知っていることは重要です。
Bên cạnh đó đã xảy ra hiện tượng vỡ đê sông do ảnh hưởng của bão số 19. Và nếu nhìn bản đồ xác suất thiên tai thì ta sẽ thấy rằng những sông mà bị vỡ đê đều là những sông đã được dự báo trên bản đồ này. Bản đồ xác suất thiên tai là bản đồ biểu thị những vị trí cơ sở hạ tầng liên quan đến việc phòng chống thiên tai như khu vực có thể xảy ra thiên tai, trung tâm lánh nạn, tuyến đường lánh nạn … nhằm phòng chống thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Còn được gọi là Bản đồ dự đoán khu vực chịu thiệt hại. Trong cuộc sống hàng ngày, việc biết được có nhiều thiên tai hay xảy ra tại địa điểm như thế nào trong khu vực mình sinh sống, hay phải đi lánh nạn ở đâu khi thiên tai xảy ra … là một điều hết sức quan trọng.

ハザードマップでは、どのような地域にどのような危険があるのかが、色やマークごとに示されています。地域によってハザードマップの形状は異なりますが、今回の番組では長田区を例に、どの部分がどのような災害が起こりうるのかを解説していきました。
Trong Bản đồ xác suất thiên tai, người ta phân vùng khu vực và phân biệt mức độ nguy hiểm bằng màu sắc và ký hiệu khác nhau. Tùy vào khu vực mà bản đồ có hình dạng khác nhau. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ lấy ví dụ về khu vực quận Nagata và sẽ giải thích về từng địa điểm và nguy cơ xảy ra thiên tai tương ứng với từng địa điểm đó.

・長田区のハザードマップ(PDF):Bản đồ xác suất thiên tai của quận Nagata
http://www.city.kobe.lg.jp/safety/prevention/tokubetugou/img/0802.pdf
・土砂災害・水害に関する危険予想箇所図(Web版):Bản đồ dự báo nguy cơ sạt lở đất và lũ lụt
http://www.city.kobe.lg.jp/safety/prevention/map/hazardMapv2/index.html?lay=dosya
→こちらは英語、中国語、韓国語版があります。英語版はこちらから見ることができます。クリックしてください。Bản đồ này có bản dịch tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn. Nếu Quý vị muốn xem bản đồ bằng tiếng Anh thì hãy nhấn chuột vào đường link dưới đây.
http://www.city.kobe.lg.jp/safety/prevention/map/hazardMap/index_en.html?lay=dosya

・黄色:土砂災害
Màu vàng:nguy cơ sạt lở đất
・オレンジ色:山地災害
Màu vàng cam:nguy cơ sạt lở núi
・黄色に青色の枠:河川・洪水(外水氾濫)による浸水想定区域
Khu vục màu vàng có viền xanh tím than:khu vực dự đoán có nguy cơ ngập lụt do nước sông hoặc nước lũ từ bên ngoài xâm nhập
・水色:雨水管・内水氾濫による浸水想定範囲
Màu xanh da trời nhạt:khu vực có nguy cơ ngập lụt do nước mưa hoặc nguồn nước từ bên trong khu vực.
・薄緑色:津波に備える範囲(津波による浸水想定地域)
Màu xanh lá cây nhạt:khu vực cần phòng tránh sóng thần(khu vực có nguy cơ xảy ra sóng thần)

※外水氾濫(がいすいはんらん):河川の堤防から水があふれる、もしくは、堤防が壊れて家屋や田畑が浸水すること。
Ngập lụt từ bên ngoài xâm nhập là do nước sông tràn qua đề hoặc vỡ để khiến nước tràn vào nhà và đồng ruộng gây ngập lụt.
※内水氾濫(ないすいはんらん):河川へ排水する川や下水路の排水能力の不足などによって、降った雨を排水処理できなくなり、引き起こされる氾濫のこと。
Ngập lụt từ bên trong là mặc dù nước sông không dâng cao quá đê nhưng vì do nước không thể thoát ra bên ngoài hay hệ thống thoát nước làm việc thiếu hiệu quả dẫn đến không thể xử lý thoát nước mưa kịp thời gây ra hiện tượng ngập lụt.

台風19号が到達した際には、ハザードマップでは危険が示されていない場所でも浸水が発生しました。そのような場所は、小さな川の近くで、ハザードマップでは十分に考慮されていなかったそうです。今回はハザードマップを紹介しましたが、ハザードマップに災害被害の予想が書かれていなくても、近くに川が流れていたり、山があったりする場合には警戒をする必要があります。安全に避難所まで逃げる道のりを考えておくことも有効です。
Khi siêu bão số 19 đổ bộ vào đất liền đã xảy ra hiện tượng lũ lụt ngay tại những khu vực không được dự đoán là nguy hiểm trên bản đồ xác suất thiên tai. Đó là những khu vực gần sông nhỏ đã bị bản đồ xác suất thiên tai bỏ qua. Hôm nay, chúng tôi giới thiệu tới Quý vị về Bản đồ xác suất thiên tai nhưng cho dù trong bản đồ không hiển thị dự báo thiên tai thì những khu vực gần sông, gần núi cũng cần phải cảnh báo. Cách tốt nhất là mọi người cần suy nghĩ trước về con đường chạy nạn để có thể bảo toàn tính mạng của bản thân.

たかとりコミュニティセンターから少し南に行くと、長田港があります。長田港の周辺を歩くと、「津波避難所/国道2号より北」といった看板があります。しかし、2号線には大きな中央分離帯が続いている部分があるため、中央分離帯が途切れている部分がどこであるかを知っていないと、津波が来た時に、すばやく2号線より北に逃げることができません。普段から高台への避難経路を理解しておくことが必要です。
Từ Trung tâm cộng đồng Takatori đi thêm một chút về phía Nam là cảng Nagata. Nếu đi bộ xung quanh khu vực cảng Nagata, ta sẽ thấy biển cảnh báo như: “Trung tâm lánh nạn khi có sóng thần/Đi lên phía Bắc từ đường quốc lộ số 2”. Tuy nhiên, ở đường số 2 có dải ngăn cách nối dài liên tục nằm ở giữa đường. Vì vậy, nếu không nắm được đoạn phân tách của dải ngăn cách này nằm ở đâu thì khi có sóng thần, mọi người không thể nhanh chóng chạy về phía Bắc từ đường số 2. Mọi người cần phải nắm rõ con đường đi chạy nạn đến khu vực cao trước khi có thiên tai sóng thần xảy ra.

公園などには「ここの海抜2.5m」といった海抜を示す表示もあるので、知らない土地に行った時でも、自分がいる場所の高さを知ることができます。
Trong công viên thì có biển cảnh báo là: “Khi vực này cao trên mực nước biển 2.5m” nhằm mục đích giúp người dân cho dù là lần đầu tiên đến khu vực này cũng dễ dàng hiểu được độ cao của khu vực mình đang có mặt.

また、津波の心配がないところでも、土砂災害や洪水が発生する恐れがあります。避難所に指定されている建物が、どんな災害の時にも安全かといえばそうではありません。災害ごとに危ない地域が異なるということを把握して、複数の避難経路を想定しておくということも重要になります。
Ngoài ra, những khu vực không có nguy cơ xảy ra sóng thần thì cũng có thể bị sạt lở đất hay lũ lụt. Những tòa nhà được chỉ định là Trung tâm lánh nạn thì cũng không có nghĩa là nơi an toàn đối với bất kỳ thiên tai nào. Vì vậy, điều quan trọng là mọi người cần phải hiểu mỗi thiên tai lại mang đến một mối nguy hiểm khác nhau đối với từng khu vực, để từ đó tự mình xây dựng nhiều phương án để đi lánh nạn.

それではまた次回、番組でお会いしましょう。
Xin chào, tạm biệt và hẹn gặp lại!