Tháng 2 năm 2020 “Ký ức về Động đất của những người Việt Nam tị nạn thế hệ thứ nhất” / 2020年2月「ベトナム難民1世の震災の記憶」


「住みやすい日本を創るための情報発信番組」
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2020年2月「ベトナム難民1世の震災の記憶」
Tháng 2 năm 2020 “Ký ức về Động đất của những người Việt Nam tị nạn thế hệ thứ nhất”

皆さん、こんにちは。ベトナム夢KOBEのVu Thi Thu Thuyと林貴哉が、今月も引き続き、日本に暮らすベトナム人の役に立つ情報をお伝えします。先月の放送では、「罹災証明書」についてお伝えしました。今月、2020年2月の番組では、「ベトナム難民1世の震災の記憶」についてお伝えします。また、今回はゲストとして、ベトナム滞在歴もあるJICA関西の橋本秀憲さんにお越しいただきました。番組の最後には震災時のベトナムの方々の生活を読んだ感想をシェアしていただきました。
Xin chào Quý vị và các bạn. Thủy và Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục đồng hành cùng Quý vị và các bạn trong chương trình ngày hôm nay. Trong số phát sóng vào tháng 1, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về “Giấy chứng nhận thiệt hại do thiên tai”. Trong chương trình tháng 2 lần này, chúng tôi sẽ nói về “Ký ức về Động đất của những người Việt Nam tị nạn thế hệ thứ nhất”! Ngoài ra, chúng tôi rất lấy làm vinh dự khi được đón tiếp anh Hashimoto Hidenori đến từ tổ chức JICA Kansai, người từng có thời gian sinh sống và làm việc ở Việt Nam, đến tham gia chương trình ngày hôm nay. Ở phần cuối chương trình, chúng ta sẽ được nghe anh chia sẻ cảm nghĩ khi nghe về cuộc sống của người Việt Nam sau khi xảy ra động đất.

ベトナム夢KOBEでは2016年に、『2015年度 公益信託 神戸まちづくり六甲アイランド基金助成事業報告書 ベトナム難民一世・二世たちの震災の記憶:阪神・淡路大震災から20年を迎えて』を編集しました。この報告書では、第1部ではベトナム難民1世へのインタビューが、第2部ではベトナム難民2世へのインタビューが収められています。その中でも、今回の番組では第1部から、III章「被災時における就業の重要さ:震災後に結婚、起業を実現した呼び寄せ男性の生活史」を紹介します。そこに登場するクオンさん(仮名)の語りの中には、今後の災害への備えを考えるうえで重要な観点を示している部分があるので、その点を紹介します。
VIETNAM yêu mến KOBE đã xuất bản tuyển tập “Ký ức về Động đất của những người Việt Nam tị nạn thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai: Nhận dịp kỷ niệm 20 năm ngày xảy ra trận động đất Hanshin – Awaji” vào năm 2016, được tài trợ bởi Quỹ Rokko Island trực thuộc Quỹ từ thiện Kobe của năm tài chính 2015. Trong bản báo cáo này, phần phỏng vấn những người Việt Nam tị nạn thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai được trình bày lần lượt ở phần 1 và phần 2. Từ nội dung của phần 1 đó, trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu chương 3: “Tầm quan trọng của việc làm trương trường hơp có thảm họa: Chuyện đời của người đàn ông kết hôn và kêu gọi khởi nghiệp sau động đất”. Trong câu chuyện của ông Cường (tên nhân vật đã được thay đổi) có phần thể hiện quan điểm đáng lưu ý về phòng chống thiên tai và chúng tôi sẽ tường thuật lại cho các bạn điều đó.

まず、〈地震発生当時の状況とその後の住まい〉に関してクオンさんは以下のように述べていました。
Đầu tiên, chúng tôi sẽ trích lại nội dung ký ức của ông Cường về “Thời điểm xảy ra động đất và cuộc sống sau đó”.

「クオンさんの最初の避難先は鷹取中学校で、そこには日本人だけでなく、多くのベトナム人たちも避難していたという。しばらくは湊川公園でもらったブルーシートや廃材を使って作ったテントで暮らしていた。しかし、神戸市から退去命令を受けたこともあり、カトリック鷹取教会(当時の名称、現在は「カトリックたかとり教会」)が建てた紙のログハウスに申し込んで1年ほど住んだ。テント暮らしと比べると、そこはとても住み心地が良かったという。その後、西代(神戸市長田区)に建設された仮設住宅に応募して入居した。そして1998年頃、仮設住宅が閉鎖されることにともない、罹災者が優先的に入居できた市営住宅へ転居した。」(p. 12)
“Tại trường THCS Takatori – nơi lánh nạn đầu tiên của ông Cường, không chỉ có người Nhật mà còn có rất nhiều người Việt đang lánh nạn tại đây. Không lâu sau, ông Cường phải sống trong lều được làm từ vải bạt và phế liệu nhận được tại công viên Minatogawa. Tuy nhiên, do nhận được lệnh phải rời khỏi, không được sống tiếp của thành phố Kobe nên ông Cường đã đăng ký sống tạm trong nhà giấy do nhà thờ Takatori xây dựng và sống ở đó khoảng 1 năm. So với cuộc sống ở trong lều thì điều kiện ở đây tốt hơn hẳn. Sau đó, ông đăng ký sống trong khu nhà ở tạm được xây tại Nishidai (quận Nagata, Kobe). Đến năm 1998, do khu nhà ở tạm bị đóng cửa nên ông đã chuyển vào sống ở chung cư của nhà nước theo diện ưu tiên vì là nạn nhân của động đất.” (p. 14)

語りに出てくる「紙のログハウス」とは何なのでしょうか。金治(2008)によると、ルワンダ難民のために、紙管を使ってシェルターを提案・開発したことのある建築家の坂茂が、たかとり教会に「紙の集会所」を建てたことが「紙のログハウス」が建てられたきっかけでした。「紙の集会所」が作られていた当時のボランティアとベトナム人の様子を、金治(2008)は以下のように説明しています。
Khái niệm “Nhà giấy” xuất hiện trong câu chuyện có nghĩa là gì? Theo ông Kanaji, kiến trúc sư Ban Shigeru – người đã đề xuất và phát triển nơi trú ẩn có sử dụng những ống giấy cho người tị nạn Rwanda, đã cho xây dựng “Nơi tập trung bằng giấy” trong nhà thờ Takatori, và “nhà giấy” được ra đời từ đó. Ông Kanaji đã mô tả tình hình của người Việt Nam và các tình nguyện viên khi “Nơi tập trung bằng giấy đang được xây dựng như sau.

「『たかとり救援基地』では被災者の支援を目的とした地道な取り組みに加え、『紙の集会所』の建設が進められていく。その過程で、ボランティアたちは震災から5ヶ月が経とうとしているにもかかわらず、仮設住宅に移らないで公園でテント生活を送るベトナム人たちの存在に気づいていった。なぜベトナム人は仮設住宅に移らなかったのか。その背景には、避難所にいる被災者への早急の対応を迫られた神戸市の事情があった。早急に住宅供給を求められた神戸市は、広大な用地の確保と早期の建設を実行するため、人工島(六甲アイランド・ポートアイランド)や 北区・西区のニュータウン周辺といった郊外地に画一的な仮設住宅を大量に建設するという方法を採用したのである。公園のテントで暮らすベトナム人たちは、郊外に建てられた仮設住宅に移り住むと1時間以上も通勤にかかるため会社が雇ってくれなくなったり、外国籍の多い長田区の小中学校にやっと慣れた子どもたちがほかの学校に行くといじめられるのではないかという心配を抱えていた。/公園でのテント生活は、雨が降れば床は水浸しになり、天気の良い日には室内温度が40度にもなるという非衛生的な環境であった。また、近隣の住民からは公園のスラム化を心配する声が出始めるとともに、神戸市も当初は緊急避難として公園使用を黙認していたものの、この頃になると撤去の方針を打ち出し始めていた。そこで、公園で暮らすベトナム人の事情を理解していた『たかとり救援基地』では、建築家の坂が衛生的かつ見た目もきれいで、素人でも組み立て可能な仮設住宅『紙のログハウス』を急遽設計する。もちろん公園に『紙のログハウス』を建てることは違法行為であった。けれども、「たかとり救援基地」のボランティアはそれを承知で約80名が参加して、震災の年の8月7日に新湊川公園に10軒の『紙のログハウス』を建てた。」(金治, 2008: 71-72)
“Tại căn cứ cứu trợ Takatori, ngoài việc nỗ lực không ngừng nhằm hỗ trợ các nạn nhân thì việc xây dựng “Nơi tập trung bằng giấy” cũng được thúc đẩy. Trong quá trình này, những người tình nguyện viên đã nhận ra sự tồn tại của người Việt Nam đang sống trong lều ở công viên mà không chuyển đến khu nhà ở tạm, mặc dù động đất đã xảy ra được 5 tháng. Tại sao người Việt Nam lại không chuyển đến khu nhà ở tạm? Hoàn cảnh lúc đó là thành phố Kobe đang phải khẩn trương ứng phó với các nạn nhân ở trung tâm lánh nạn. Do yêu cầu cấp thiết về cung cấp nhà ở, và để đảm bảo phải là một khu đất rộng lớn và có thể tiến hành xây dựng nhanh chóng, thành phố Kobe đã cho xây dựng cùng lúc nhiều khu nhà ở tạm ở khu vực ngoại thành như đảo nhân tạo (Rokko Island, Port Island) và khu thị trấn mới ở quận Kita và quận Nishi. Những người Việt Nam sống trong lều ở công viên nếu chuyển đến sống khu nhà ở tạm được xây dựng ở ngoại thành thì công ty sẽ không thuê nữa vì thời gian đi làm vượt quá 1 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, họ còn e ngại cho con em mình mãi mới làm quen được với môi trường học tập tại các trường tiểu học và THCS ở quận Nagata có nhiều học sinh nước ngoài, nếu chuyển sang trường khác có thể sẽ bị bắt nạt. / Cuộc sống trong lều ở công viên thì cực kỳ mất vệ sinh khi ngày mưa thì nền ngập nước, ngày nắng thì nhiệt độ bên trong lên tới 40°C. Bên cạnh đó, cùng với việc những người dân sống lân cận bắt đầu lo ngại rằng công viên sẽ trở thành khu ổ chuột thì thành phố Kobe mặc dù ban đầu đã ngầm thừa nhận việc sử dụng công viên như một nơi lánh nạn khẩn cấp thì đến lúc bấy giờ cũng bắt đầu đưa ra phương châm dẹp bỏ. Trước tình hình đó, thấu hiểu được sự tình của người Việt Nam đang sống tại công viên, tại căn cứ cứu trợ Takatori, kiến trúc sư Ban đã gấp rút thiết kế nhà ở tạm bằng giấy vừa đẹp, bắt mắt, hợp vệ sinh mà người bình thường cũng có thể lắp ráp được. Việc xây nhà giấy ở công viên là hành vi trái phép nhưng sau khi nhận được sự đồng ý của chính quyền, 80 người tình nguyện viên của căn cứ cứu trợ Takatori đã tham gia xây 10 nhà giấy ở công viên Shin Minatogawa vào ngày 7 tháng 8 ngay trong năm xảy ra động đất.” (Kanaji, 2008: 71-72)

出典:金治宏(2008)『NPO持続の条件』神戸大学博士学位論文.
Nguồn: Kanaji Hiroshi, Luận văn tiến sĩ trường đại học Kobe “Điều kiện để duy trì tổ chức NPO” (2008)
http://www.lib.kobe-u.ac.jp/handle_kernel/D1004458

仮設住宅に移らずに、公園でテント生活を送っていた理由について、クオンさんもインタビューの中で述べていました。
Lý do vì sao không chuyển đến sống tại khu nhà ở tạm mà trải qua cuộc sống trong lều cũng được ông Cường chia sẻ trong cuộc phỏng vấn.

「また、クオンさんの記憶によれば、被災時に県や市などの行政からの支援はほとんどなかったという。仮設住宅は設置されたものの、神戸市垂水区や同市須磨区の名谷など、クオンさんの自宅や職場があった長田区から遠かった。一方、職場だった会社は湊川公園から近かったため、しばらくは仮設住宅に入居する気は起きなかったそうだ。遠方の仮設住宅に入居した場合、神戸市一帯が震災の深刻な被害を受けている状況の中で、新たに職を探さなければならなかったことは、クオンさんにとっては大きな懸念であった。」(p. 12)
“Bên cạnh đó, theo ký ức của ông Cường thì hầu như không có một sự hỗ trợ nào từ cơ quan chính phủ thuộc cấp tỉnh hay thành phố tại thời điểm xảy ra động đất. Nhà ở tạm thời cũng được dựng lên nhưng ở Myodani thuộc quận Suma hay quận Tarumi của TP Kobe đều xa quận Nagata nơi mà ông Cường sinh sống và làm việc. Cũng như ông Cường cũng không có ý định chuyển đến sống trong khu nhà ở tạm vì công ty ông ở gần công viên Minatogawa. Ngoài ra để có thể chuyển đến sống tại khu nhà ở tạm đó phải là những gia đình chịu nhiều thiệt hại to lớn, phải tìm công việc mới là những điều mà ông Cường cảm thấy lo ngại.” (p. 15)

ここから、生活スタイルに合わせた復興支援が重要だということがわかります。また、先月の番組では「罹災証明書」についてお伝えしましたが、クオンさんはその仕組みについて正しく理解しておらず、受けられる支援を受けていなかったことがわかります。
Đến đây, chúng ta càng hiểu thêm về tầm quan trọng của việc hỗ trợ để tái thiết cuộc sống. Trong số phát sóng vào tháng trước, chúng tôi đã giới thiệu về “Giấy chứng nhận thiệt hại do thiên tai”, nhưng qua tâm sự của ông Cường, chúng ta hiểu rằng dường như ông Cường không hiểu đúng về chế độ đó nên đã không nhận sự hỗ trợ đáng lẽ ra phải được nhận.

「なお、神戸市から罹災見舞金が30万円くらい支給されることになり、知人の何人かは申請して受給していた。しかしながら、クオンさんは、罹災見舞金を受け取ってしまうとその後は罹災証明書を発行してもらえず、一般住民の扱いになってしまって市営住宅の申し込みの際に、罹災者としての優遇を得られなくなる恐れがあると考えたため、そうしたお金は受け取らないことを選んだそうだ。」(p. 13)
“Bên cạnh đó, khi chính quyền thành phố Kobe thông báo hỗ trợ 30 vạn yên là tiền hỗ trợ thăm hỏi nạn nhân của động đất, thì mấy người quen của ông Cường đã làm đơn xin và nhận được tiền. Tuy nhiên, ông Cường cho rằng nếu nhận tiền hỗ trợ thì sau này sẽ không được công nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy khi đăng ký chung cư nhà nước với tư cách là người bình thường thì sẽ không được xét duyệt theo diện ưu tiên là nạn nhân của động đất. Cho nên, ông Cường lựa chọn việc không nhận tiền hỗ trợ.” (p. 15)

他の方の語りにも「自力」で生活を立て直すということを重要視する声がありました。それは重要なことですし、「自力」で生きることが日本で生活していくための励みになることもあります。しかし、制度を理解し、制度を活用できれば、復興をよりスムーズに進めることにつながります。私たちはこれからも皆さんの生活に役立つ情報をお伝えしていきたいと思います。
Trong câu chuyện của nhiều người khác cũng đều thể hiện quan điểm coi trọng việc tái thiết cuộc sống bằng chính sức mình. Điều đó thực sự quan trọng và việc tự mình vượt qua khó khăn và khôi phục cuộc sống trở thành chính động lực để họ tiếp tục sinh sống ở Nhật. Tuy nhiên, nếu hiểu chế độ và sử dụng chế độ thì việc xây dựng cuộc sống sẽ trở nên thuận lợi hơn. Từ nay về sau, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích trong cuộc sống.

それでは、また次回、番組でお会いしましょう。
Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.