Tháng 3 năm 2020 “Việc kế thừa ký ức về động đất của thế hệ tiếp theo” / 2020年3月「震災の記憶の次世代への継承」


「住みやすい日本を創るための情報発信番組」
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2020年3月「震災の記憶の次世代への継承」
Tháng 3 năm 2020 “Việc kế thừa ký ức về động đất của thế hệ tiếp theo”

皆さん、こんにちは。ベトナム夢KOBEのVu Thi Thu Thuyと林貴哉が、日本に暮らすベトナム人の役に立つ情報をお伝えします。先月の放送では、「ベトナム難民1世の震災の記憶」についてお伝えしました。今月、2020年3月の番組では、「震災の記憶の次世代への継承」というテーマでお伝えします。そして、今回はゲストとして、ベトナムルーツの小学生2人にお越しいただきました。
Xin chào Quý vị và các bạn. Thủy và Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục đồng hành cùng Quý vị và các bạn trong chương trình ngày hôm nay. Trong số phát sóng vào tháng 2, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về “Ký ức về Động đất của những người Việt Nam tị nạn thế hệ thứ nhất”. Trong chương trình tháng 3 lần này, chúng tôi sẽ nói về “Việc kế thừa ký ức về động đất của thế hệ tiếp theo”. Ngoài ra, chúng tôi rất lấy làm vinh dự khi được đón tiếp hai học sinh tiểu học gốc Việt Nam đến tham gia chương trình ngày hôm nay.

2020年3月で、東日本大震災から9年を迎えました。政府主催の東日本大震災の追悼式は、発生から10年の節目となる来年までとなるそうです。一方で、被災地からはこれからも追悼式を続けていくという声もあります。阪神・淡路大震災の被害を受けた神戸市内では、ボランティアによる実行委員会が中心となって、現在でも追悼行事が行われています。
Tháng 3 năm 2020 là tròn 9 năm kể từ ngày xảy ra trận động đất Higashi Nihon. Từ khi xảy ra động đất Higashi Nihon, lễ tưởng niệm được chính phủ Nhật Bản tổ chức hàng năm. Tuy nhiên, chính phủ dự tính năm 2021 sẽ là năm cuối cùng tổ chức lễ tưởng niệm bởi vì năm 2021 cũng là 10 năm kể từ ngày xảy ra thảm họa. Tuy vậy, tại nhiều khu vực chịu ảnh hưởng trong thời gian tới cũng sẽ liên tục tổ chức các buổi lễ tưởng niệm. Thành phố Kobe – nơi bị ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất Hanshin – Awaji hiện nay vẫn tổ chức lễ tưởng niệm thường niên dưới sự chỉ đạo của ủy ban điều hành của những tình nguyện viên.

例えば、三宮駅の周辺にある東遊園地会場では「阪神淡路大震災1.17のつどい」が朝5時から夜9時まで開催されています。新長田駅前の広場でも「1.17KOBEに灯りをinながた」という鎮魂・復興イベントが、ボランティアによる企画・運営のもと、様々な方からの募金に支えられて行われています。当日は、FMわぃわぃは会場のテントブースから実況放送・配信を行いました。ベトナム夢KOBEも、ボランティアの人のためのフォーの炊き出しをしています。また、たかとりコミュニティセンターの周辺の公園やたかとり教会でも朝5時46分には、祈りが捧げられていました。
Ở Công viên giải trí Higashi Yuenchi gần ga Sannomiya hay diễn ra sự kiện thắp nến tưởng niệm trận động đất Hanshin Awaji từ lúc 5 giờ sáng đến 9 giờ tối vào ngày 17/1. Ở quảng trường trước ga Shin Nagata cũng tổ chức lễ cầu siêu và lễ phục hưng với tên gọi là “Sự kiện thắp nến tưởng niệm 17/1 Kobe in Nagata”. Đây là sự kiện do các tình nguyện viên lên kế hoạch và đứng ra tổ chức nên nhận được rất nhiều sự quyên góp tài chính từ mọi người. Trong ngày hôm đó, FMYY thực hiện việc phát sóng và truyền tin tại quảng trường. VIETNAM yêu mến KOBE cũng tham gia với vai trò nấu phở phục vụ cho các tình nguyện viên. Bên cạnh đó, ở các công viên và nhà thờ gần Trung tâm cộng đồng Takatori cũng tổ chức lễ cầu nguyện vào lúc 5 giờ 46 phút sáng.

東遊園地や新長田駅前での追悼行事では、ある一曲が歌われます。それは「しあわせ運べるように」です。神戸の小中学校では合唱の練習が行われるそうです。ゲストに来てくれた2人にも「しあわせ運べるように」を知っているかと聞いたところ、小学1年生から学校で歌っているとのことでした。
Trong những buổi lễ tưởng niệm ở công viên Higashi Yuenchi hay trước ga Shin Nagata luôn có 1 bài hát được cất lên. Đó là bài “しあわせ運べるようにShiawase-hakoberuyouni (Để có thể mang tới niềm hạnh phúc)”. Ở một số trường tiểu học và THCS ở Kobe thường tổ chức cho các em học sinh luyện hát hợp xướng. Khi chúng tôi hỏi hai em học sinh khách mời rằng có biết bài hát “Để có thể mang tới niềm hạnh phúc” không thì nhận được câu trả lời rằng các em được học hát bài này từ năm nhất tại trường tiểu học.

2人は阪神・淡路大震災も、東日本大震災も経験がありませんし、2人のご両親も震災を経験していないとのことです。一方で、学校においては、震災についての学習をしており、震災の時に火事が起きたことや水族館の魚が死んでしまったこと、亡くなった方がいるということなどを勉強したと教えてくれました。「1.17KOBEに灯りをinながた」に参加したことはなくても、同じ小学校の6年生がそこで使うろうそくを作っているということは知っていました。
Hai em học sinh này và ngay cả cha mẹ của hai em đều không trải qua trận động đất Hanshin – Awaji và Higashi Nihon. Dù vậy, ở trường học, các em được học về động đất và biết được khi động đất đã xảy ra hỏa hoạn, cá trong thủy cung bị chết và có nhiều người bị thiệt mạng. Cho dù chưa từng đến tham gia “Sự kiện thắp nến tưởng niệm 17/1 Kobe in Nagata” nhưng các em cũng biết các bạn học sinh lớp 6 cùng trường làm nến để thắp trong sự kiện đó.

そのあと「しあわせ運べるように」のHP(http://www.shiawasehakoberuyouni.jp/profile.html)に書かれている内容をもとに、「しあわせ運べるように」という曲が誕生した背景について学びました。この曲を作った音楽教師の臼井真先生は、震災から約2週間後、身を寄せていた親戚宅で、生まれ育った街の変わり果てた姿をテレビニュースで見て衝撃を受け、わずか10分で「しあわせ運べるように」を作詞・作曲したといいます。
Bên cạnh đó, dựa theo nội dung đăng tải tên trang home page của “Để có thể mang tới niềm hạnh phúc” (http://www.shiawasehakoberuyouni.jp/profile.html), chúng ta biết được hoàn cảnh ra đời của ca khúc “Để có thể mang tới niềm hạnh phúc”. Tác giả bài hát là giáo viên dạy nhạc tên là Usui Makoto. Hai tuần sau ngày xảy ra động đất, ông đến ở tạm tại nhà một người họ hàng, khi xem tin tức trên tivi và nhìn thấy cảnh tượng khác lạ của thành phố nơi mình sinh ra và lớn lên, ông thực sự đã bị sốc, từ đó ông viết lời và soạn nhạc cho bài “Để có thể mang tới niềm hạnh phúc” chỉ trong khoảng 10’.

ゲストの2人とは、もし地震が起きた場合、その後に何ができるかということを話し合いました。地震が起きた後は、「まずは逃げる」と話していましたが、その後の復興に向けてどんなことができるだろうと想像してみることが大切だと話しました。また、その前の災害への備えとしては、2人の家では、震災に備えて水やカセットコンロ、お米などを準備しているとのことでした。このように学校での学びや家庭での実践を通して、震災の記憶を継承しているということがうかがえました。それではまた次回、番組でお会いしましょう。
Chúng tôi cũng đã trao đổi với 2 em khách mời về vấn đề nếu xảy ra động đất thì có thể làm gì sau đó. Khi động đất xảy ra thì việc đầu tiên phải chạy đi lánh nạn nhưng điều quan trọng là phải tưởng tượng có thể làm gì để khôi phục cuộc sống. Ngoài ra, để phòng tránh thiên tai thì ở nhà em cũng luôn tích trữ gạo, nước, bếp gas mini … Chúng ta có thể hiểu rằng thông qua những bài học ở trường và những việc làm thực tiễn ở nhà thì các em có thể kế thừa ký ức về động đất. Cuối cùng, xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.