「住みやすい日本を創るための情報発信番組」
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
3月「日本での子育て(2)」
Tháng 3 “Nuôi con tại Nhật (phần 2)”
3月2日・9日(土)17:00~17:30放送
Phát sóng vào lúc 17:00~17:30 các ngày thứ Bảy mùng 2 và 9 tháng 3
皆さんこんにちは。ベトナム夢KOBEのVu Thi Thu Thuyと林貴哉です。今月もよろしくお願いします。3月は「日本での子育て」の第2弾として、義務教育期の子育てについてお伝えします! 今回も、ベトナム夢KOBEの代表のディエップさんにお越しいただきました。
Xin chào Quý vị và các bạn! Thủy và Takaya của Việt Nam yêu mến Kobe xin được tiếp tục đồng hành cùng quý vị trong chương trình ngày hôm nay. Trong tháng này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về “Nuôi con tại Nhật (phần 2): những vấn đề lúc trẻ vào học cấp 1 và cấp 2”. Chúng tôi đã mời chị Điệp của VIETNAM yêu mến KOBE đến tham gia chương trình ngày hôm nay. Rất hân hạnh được chào đón chị.
● 日本生まれの子ども / Trẻ em được sinh ra tại Nhật
親が日本に来てから生まれた子どもは、多くの人は日本人と変わらないと思っています。しかし、家ではずっとベトナム語を使っているという場合も多いです。ここで、重要なのは日本語の会話力と理解力は一緒ではないということです。学校などでは日本語を上手にしゃべっているように見えても、理解せずに使っている子どもも多いそうです。そのため、教科書の音読はできても、文章の意味は理解できず、問題が解けないということもあります。さっと読むだけでは、理解できないことが多いので、日本人の子どもより、つまずいているところが多くあると思ってほしいとディエップさんは話していました。
Nhiều người cho rằng trẻ em được sinh ra sau khi bố mẹ sang Nhật thì không khác gì so với người Nhật. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ luôn nói tiếng Việt ở nhà. Vì vậy, điều quan trọng ở đây là năng lực tiếng Nhật và năng lực thấu hiểu không phải giống nhau. Nhiều trẻ em nhìn có vẻ nói tiếng Nhật giỏi nhưng lại không hiểu. Cho dù đọc sách to thành tiếng nhưng cũng không thể hiểu rõ về nội dung sáng tiếng Nhật và không thể làm bài tập. Cũng có nhiều trường hợp đọc qua nhưng cũng không thể hiểu được nội dung. Cho nên, chị Điệp muốn mọi người hiểu rằng trẻ em Việt Nam có nhiều điểm yếu hơn với trẻ em Nhật Bản.
- その際、子どもにとって助けになるのは、やさしい言葉で話すことです。例えば、子供に対して「理解できますか?」と聞いても返事がなければ、「わかりますか?」と簡単な言い方に言い換えるということを積み重ねていくことが重要です。
Trong trường hợp này, để hỗ trợ trẻ em thì cần phải nói chuyện bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Nếu hỏi con rằng “Rikai deki masu ka? (Có hiểu không?)” mà trẻ không trả lời thì phải thay đổi cách hỏi sang thành: “Wakarimasu ka?”. Việc thay đổi cách nói như vậy là rất quan trọng.
● ベトナムで生まれて、日本で学校に通う場合 / Trường hợp trẻ sinh ra ở Việt Nam và đi học tại trường học Nhật Bản
Điệpさんは、学校でのサポーターとしてベトナムから来たばかりの子どもにも関わっています。そこで、問題だと感じたことについて質問をしました。
Chị Điệp trong vai trò là nhân viên hỗ trợ trong trường học có nhiều cơ hội tiếp xúc với các em học sinh Việt Nam vừa đến Nhật. Chúng tôi đã hỏi chị về những vấn đề mà chị gặp phải trong quá trình làm việc.
- 学校行事の違い / Sự khác biệt về những sự kiện trong trường
ベトナムの学校では、運動会や音楽会はなく、体育も週1回ぐらいだそうです。音楽もあまりなく、校歌もないとのことでした(その代わり、毎週月曜日の朝礼では国家を歌うそうです)。ディエップさんがサポーターとして関わったベトナムから来たばかりの子どもには楽器ができずに困っている子どももいたということでした。しかし、サポーターとして学校や勉強のサポートはできても、時には任されても難しいことがあると言います。ディエップさん自身もベトナムの学校では楽器の練習をしたことがなかったため、放課後に楽器を教えてほしいと頼まれたことがあっても、教えられなかったそうです。
Trường học Việt Nam không có đại hội thể thao và đại hội âm nhạc. Tập thể dục 1 lần/tuần. Không có âm nhạc, không có trường ca (thay vì trường ca, hát Quốc ca vào lễ chào cờ sáng thứ hai). Khi chị Điệp làm hỗ trợ viên cho trẻ em ở trường, chị đã gặp trẻ em khó khăn vì không chơi được nhạc cụ. Cho dù chị Điệp là hỗ trợ viên nhưng cũng gặp khó khăn với những công việc được giao phó. Vì chị Điệp cũng chưa học chơi nhạc cụ ở Việt Nam nên khi được nhờ dạy nhạc cụ cho trẻ em sau buổi học thì chị cũng không thể dạy được.
- 文化の違いとどう向き合うか? / Phải đối mặt với sự khác biệt văn hóa như thế nào?
日本の学校では、学校の登下校でお菓子を買うこと、アクセサリーを身に着けて学校に行くこと、先生に挨拶をするときに腕を組むことは、してはいけないとされています。一方、ベトナムでは、学校(小学校~高校)の中や前に屋台があり、子どもはお金を持って学校に行き、買い食いをします。女の子は生まれてすぐの時から、アクセサリーをするのが当たり前で、耳ピアスをして学校に行っても問題ありません。また、先生や大勢の前で挨拶をする時に、腕を組む習慣があり、腕を組むことは礼儀正しいとされています。
Những việc nghiêm cấm của trường học tại Nhật là mua kẹo trước hoặc sau lúc lên trường; đeo trang sức đến trường; khi chào thầy cô phải khoanh tay. Ở Việt Nam, trước và trong trường (từ trường cấp 1 đến cấp 3) thường có quán ăn vặt, trẻ em có thể mang tiền đến trường để mua đồ ăn. Việc đeo trang sức suốt từ khi mới sinh ra là điều đương nhiên (trẻ em nữ). Đeo hoa tai đến trường cũng không sao. Khi chào thầy cô hay đứng trước đám đông thì khoanh tay. Việc khoang tay như vậy thể hiện sự lễ phép.
- 突然来日した場合 / Trường hợp trẻ em đột ngột đến Nhật
突然来日した子どもは、学年を下げることがあります。日本語のせいで勉強についていけないということを防げるというメリットがある一方、気持ちの面では問題もあります。クラスメイトに学年を下げていることを隠していても、他の子どもが見たら、年齢が違うことはわかってしまいます。そのため、ディエップさんは、年齢が違うことを他の生徒にも説明をきちんとほしいと考えています。また、周りの大人が「ベトナムから来たばかりだからしょうがない」という対応をしてしまうと、本人は「できなくても良い」と考えてしまいます。クラスのみんなも、文化の違いやその人が今はできないことに気づき、どのように勉強したらいいのかということを考えてほしいと話していました。
Trẻ em đột ngột đến Nhật và bị học chậm lớp. Mặc dù có điểm tốt là tránh được việc không thể học vì không biết tiếng Nhật, nhưng có điểm bất lợi là gặp khó khăn về mặt tinh thần. Cho dù giấu việc học chậm lớp với các bạn cùng lớp nhưng nếu nhìn học sinh khác thì cũng biết có sự cách biệt tuổi tác. Vì vậy, chị Điệp muốn mọi người giải thích rõ ràng với học sinh khác về sự cách biệt tuổi tác. Ngoài ra, nếu những người lớn xung quanh nghĩ rằng: “Vì mới từ Việt Nam tới nên không sao” thì bản thân trẻ em cũng sẽ nghĩ là: “Dù không làm được cũng không sao” . Chị Điệp cũng mong muốn mọi người suy nghĩ về việc các bạn trong lớp để ý đến việc khác biệt văn hóa, những điều mà trẻ chưa thể làm được để từ đó nghĩ ra phương pháp làm thế nào để trẻ học tốt trong lớp.
今月は、先月に引き続きディエップさんにお越しいただき、ベトナムにルーツを持つ子どもや、ベトナムから来たばかりの子どもが、日本の学校に通うにあたって遭遇する困難について教えていただきました。「子どもの気持ちを大切にすることが重要だ」というディエップさんの言葉が印象的でした。自分の子どもや知り合いの子どもが学校で困っているという人がいれば、学校に相談してみてください。それでも解決しないときには、ベトナム夢KOBEにもご連絡ください(https://tcc117.jp/vnkobe/access)。
また、日本で生まれ育った人も、もし海外に行ったときに、日本の当たり前が否定されたらどう思うのかを一度、想像してみるといいかもしれません。外国から来た子どもが日本の学校に入る時に感じるカルチャーショックにどう寄り添うことができるのかを考える一歩になるのではないでしょうか。
Lần này, với sự góp mặt của chị Điệp, chúng ta đã được chị cho biết về những khó khăn mà trẻ em gốc Việt Nam và trẻ em vừa mới từ Việt Nam sang Nhật Bản khi đi học tại trường học Nhật Bản. Trong đó, câu nói ấn tượng nhất của chị Điệp là: “Coi trọng cảm xúc của trẻ em là điều quan trọng nhất”. Nếu có những người có con hoặc con của người quen đang gặp rắc rối ở trường, hãy trao đổi với nhà trường. Nếu bạn vẫn không thể giải quyết vấn đề đó, xin vui lòng liên hệ tới VIETNAM yêu mến KOBE (https://tcc117.jp/vnkobe/access).
Ngoài ra, các quý vị sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản cũng có thể tưởng tượng khi đi ra nước ngoài, liệu rằng những điều được cho là lẽ đương nhiên ở Nhật Bản cũng bị phủ định. Điều đó sẽ là một bước để suy nghĩ về việc làm thế nào để xoa dịu cú sốc văn hóa khi nhập học tại trường học Nhật Bản.