3月「東日本大震災」
Tháng 3 “thảm họa động đất – sóng thần Tohoku năm 2011 (Higashi Nihon Daishinsai)”
3月3日・10日(土)17:00~17:30放送
Phát sóng vào lúc 17:00~17:30 các thứ Bảy ngày 3 và 10/3
みなさんこんにちは。ベトナム夢KOBEのVu Thi Thu Thuyと林貴哉です。今月もよろしくお願いします。
Xin chào Quý vị và các bạn. Vũ Thị Thu Thủy và Hayashi Takaya của Việt Nam Yêu mến Kobe xin được tiếp tục đồng hành cùng Quý vị và các bạn trong chương trình lần này.
3月の番組は2011年3月11日に起こった「東日本大震災」についてのお話をします。東日本の地震では、阪神・淡路の地震の時の建物の倒壊や火事だけではなく、津波という大きな被害がありました。この津波についてのお話を中心にお話しします。
Chắc hẳn trong số Quý vị và các bạn nghe đài cũng có nhiều người biết đến thảm họa động đất -sóng thần xảy ra vào ngày 11/3/2011 ở phía Đông Nhật Bản? Trong chương trình phát sóng lần này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về thảm họa động đất – sóng thần Tohoku năm 2011. Chúng tôi sẽ đề cập thông tin về thiệt hại do sóng thần gây ra ở phần sau của chương trình.
この地震では大津波災害とそれに伴う福島第一原子力発電所事故による激甚災害となり、関東大震災、阪神・淡路大震災と同じく大規模災害であることから「東日本大震災」と呼ばれます。この津波は岩手県沖から茨木県沖までの東日本太平洋岸500キロにも及び、津波の高さは15mをはるかに超えました。
津波は海岸沿いだけでなく川などを遡上し、海岸から520mも入った内陸の40m以上の高さのところに津波で突き刺さった木材がその後の調査で見つかりました。これは6階建て、10階建てにも相当するビルの群れのような波が襲い掛かってきた傷跡です。世界的に見ても自然災害による経済的損失額としては歴史上一というあまりうれしくないものとなっています。また人的被害でいうと災害関連死を含むと2万人近い方が亡くなられたということとともに、いまだに行方不明の方が2500人以上もいらっしゃるということが、この津波被害での人々の哀しみを物語るものです。
Động đất kéo theo sóng thần gây thiệt hại nặng nề, kèm theo đó là sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I khiến cho mức độ ảnh hưởng từ động đất – sóng thần càng trở nên nghiêm trọng, có quy mô tương tự như Kanto Daishinsai, Hanshin – Awaji Daishinsai. Do đó mà thảm họa kép này còn có tên gọi khác là Higashi Nihon Daishinsai. Sóng thần gây hỗn loạn trên 500 km dọc bờ biển Thái Bình Dương phía Đông Nhật Bản kéo dài từ tỉnh Iwate đến tỉnh Ibaraki với những cột sóng cao trên 15 m.
Sóng biển tràn qua bờ biển, tràn ngược lên phía thượng nguồn của sông. Trong nghiên cứu sau này, người ta tìm thấy nhiều mảnh gỗ bị sóng thần cuốn trôi đến tận nơi có độ cao trên 40 m, cách bờ biển tới 520 m. Đây là vết tích tấn công của một cột sóng khổng lồ có độ lớn tương đương với tòa nhà cao 6 đến 10 tầng. Thật đau lòng khi đây lại là con số kỷ lục thế giới về mức độ thiệt hại kinh tế do thảm họa thiên nhiên gây ra. Bên cạnh đó, thảm họa kép này còn khiến gần 20.000 người thiệt mạng, hơn 2.500 người mất tích. Vì vậy, sóng thần qua đi đã để lại những ký ức đau buồn trong lòng mỗi người dân Nhật Bản.
最近の津波被害の中で大きな問題になっているのは、津波による火災です。一見地震と火災、また津波と火災というのは繋がらないように思いますが、現代生活の中では可燃物が身近にあるということを認識しなくてはなりません。また心しなくてはならないのは、今までの経験から想定していたすべての数字が、それを大きく上回ったということです。これは自然災害において、人間の計測や想定というものを過信してはいけない、むしろ想定は超えるものであり、災害は想定外なものであるということです。例えば、福島の原発事故は、その津波の高さの想定が、原子力発電所の建設計画において、想定した津波の数字をはるかに上回ったものが襲ったが原因です。太平洋プレート沿いに海岸線を接している日本列島において、これだけたくさんの原子力発電所を建設してしまっている現実に目をつぶるわけにはいきません。
Một trong số những thiệt hại to lớn mà sóng thần gây ra gần đây đó là hỏa hoạn. Thoạt nghe thì sẽ thấy động đất và hỏa hoạn, hay sóng thần và hỏa hoạn tưởng chừng như không liên quan gì đến nhau nhưng chúng ta cần phải lưu ý rằng có rất nhiều vật liệu dễ cháy tồn tại trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý rằng, tất cả những con số mà chúng ta có thể suy đoán từ những kinh nghiệm đã trải qua từ trước đến nay, trên thực tế lại lớn hơn rất nhiều. Khi dự báo về thiên tai, chúng ta không được chủ quan và quá tự tin về những đo lường – phán đoán của bản thân, bởi thiệt hại mà nó gây ra luôn vượt qua mọi suy đoán và nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Ví dụ như sự cố hạt nhân Fukushima. Khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, người ta cũng đã tính toán về chiều cao của sóng biển tràn vào khu vực nhà máy trong trường hợp có sóng thần. Tuy nhiên, trên thực tế thì sóng thần kéo đến với độ cao gấp nhiều lần dự đoán đã bao trùm lên nhà máy, gây ra thảm họa hạt nhân. Nhật Bản là quốc đảo có đường bờ biển tiếp xúc với Thái Bình Dương cho nên việc xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân như vậy quả thật mang lại rất nhiều rủi ro.
復興を考える際に大事な視点は、「生命」、「生活」、「生業」、「生態」の4つであるといわれています。震災直後は、一刻も早い復興を目指そうと、しきりとスピード感が強調されます。しかし逆にそれが復興の足をひっぱる場合もあると、阪神・淡路大震災で被災し、その経験をもとに様々調査し研究する人々は感じています。4つの「生」を実現するためには、避難所から仮設へ、そして復興住宅へと早く早くと移転や工事などを進めるだけでなく、自分たちはどんなまちに住みたいのか?昔のまちを再生するのではなく、そこにあった問題点を見つめ、「誰もが住みやすいまちとはどんなまちなのか?」「どんなまちづくりを目指したいのか?」ということを住民と行政とがじっくりと話し合い、時には議論し、そういう考える時間が必要だったのではないかと震災から長い時間が経過しているここ神戸のFMYYに集う人々は考えています。
Khi nói về khôi phục cuộc sống, 4 vấn đề chính thường được hay nhắc đến là “seimei – tính mạng”, “seikatsu – cuộc sống”, “seigyou – việc làm”, “seitai – hệ sinh thái”. Sau khi động đất xảy ra, chúng ta thường nghĩ rằng việc đẩy nhanh tốc độ sẽ giúp nhanh chóng đạt được mục tiêu khôi phục cuộc sống. Tuy nhiên ngược lại, có nhiều người là nạn nhân của động đất Hanshin – Awaji bằng kinh nghiệm của mình đã nghiên cứu, điều tra và chỉ ra rằng cũng có trường hợp quá chú trọng đến vấn đề tốc độ sẽ làm cản trở quá trình phục hồi sau động đất. Để thực hiện được 4 chữ “sei” trong “seimei – seikatsu – seigyou – seitai” ở trên, không phải chỉ là việc di chuyển nơi ở từ trung tâm lánh nạn đến nhà ở tạm, sau đó dọn về sống tại ngôi nhà của mình đã được sửa sang lại sau thiên tai, mà còn phải suy nghĩ xem chúng ta muốn sống trong một thành phố như thế nào? Việc khôi phục cuộc sống không có nghĩa là tái hiện lại hình ảnh thành phố ngày xưa, mà để tìm ra những vấn đề tồn tại trong đó thì người dân và chính quyền thành phố cần dành thời gian để suy nghĩ, trao đổi thẳng thắn và thảo luận về các vấn đề như: “Thành phố mà ai cũng cảm thấy dễ sống là một thành phố như thế nào?”, “Chúng ta muốn hướng tới xây dựng một thành phố như thế nào?”. Đã một thời gian dài trôi qua kể từ ngày xảy ra động đất nhưng chúng tôi – những người biên tập chương trình này và cả những nhân viên của FMYY vẫn không ngừng suy nghĩ về vấn đề này.
もちろんそう簡単には絵にかいたような復興は実現しないとはわかっています。しかし、順調に進んでいるとか、これは失敗だというどちらか一方という二項対立ではなく、復興を息の長い、時間のかかるまちづくりと考え、失敗したというところは反省を込めて新たな道を模索し、みんなが理想とするものを掲げて、それに近づけていくために、今からでもできることは何かを考え、少しずつでも状況を改善していく姿勢が、その理想としている復興へと歩んでいくためには必要となります。
月日が経つにつれ、被災地の惨状はそれを見ることが苦痛となり、見ぬふりをして生活していこうとする今があります。これは社会の中にある問題に知らないふりで過ごしていくことと似ています。被災地の声を聴くこと、それはひいては他人事ではなく、自分事であり、一人一人が住みやすい、だれにもやさしい、つまりじぶんにもやさしい社会を作っていくことにつながっていくと考えています。
Dĩ nhiên là công cuộc phục hồi cuộc sống trên thực tế không đơn giản như bức tranh mà chúng ta vừa vẽ ra. Thế nhưng, quá trình khôi phục diễn ra thuận lợi hay thất bại thì kết quả dù có ra sao cũng không theo 2 hướng đối lập nhau. Công cuộc khôi phục cuộc sống là một quá trình dài hơi và việc tái thiết thành phố cũng cần rất nhiều thời gian. Nếu như có gặp thất bại thì chỉ cần rút kinh nghiệm, tìm ra con đường mới bằng cách mọi người sẽ đề xuất những ý tưởng của riêng mình. Để tiến gần hơn đến việc tạo ra 1 thành phố lý tưởng theo mong muốn của mọi người thì chúng ta cần phải suy nghĩ xem mình đã đạt được những thành tựu gì từ trước đến nay. Chỉ cần cải thiện từng chút một thôi nhưng cũng sẽ là một bước tiến không nhỏ trên con đường phục hồi cuộc sống mà mình mong muốn.
Ngày tháng vẫn trôi đi, mỗi khi nhìn lại thảm kịch tại khu vực chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, chúng ta lại không khỏi xót xa. Nhưng chúng ta vẫn phải tạm quên đi để tiếp tục sống đến bây giờ. Điều này cũng giống với việc chúng ta phải tạm gác lại những vấn đề tồn đọng trong xã hội để sinh sống. Hãy lắng nghe tiếng nói của người dân vùng chịu ảnh hưởng từ thiên tai. Đó không phải là câu chuyện của người ngoài, mà là câu chuyện dành cho chính bản thân mỗi chúng ta. Và chúng ta cần phải kết nối với nhau, để làm sao tạo ra một xã hội mà ai ai cũng thấy dễ sống, một xã hội hiền hòa thân thiện đối với bất kỳ ai và ngay cả với bản thân chúng ta.
1995年の阪神・淡路大震災で災害ラジオとして生まれたFMYYのような臨時災害FMが東日本にもたくさん生まれ、気仙沼では臨時災害FMから地域のラジオ局となったギョットFMで地域に住むフィリピン人たちが、タガログ語と気仙沼弁で番組を放送しています。日本に住む外国人たちが住みやすい日本だなぁと思えるための情報発信のメディアが次々生まれてくればいいですね。
Cũng giống như FMYY được thành lập với mục đích ban đầu là kênh phát thanh về thiên tai sau động đất Hanshin – Awaji năm 1995, nhiều kênh FM khác cũng được thành lập khắp vùng phía Đông Nhật Bản như là một kênh radio tạm thời về thiên tai. Người Philippines sống ở thành phố Kesennuma cũng đang thực hiện một chương trình radio bằng tiếng Tagalog là một trong những ngôn ngữ được sử dụng ở Philippines phát sóng trên kênh Gyotto FM – vốn là kênh radio tạm thời về thiên tai nay đã trở thành đài phát thanh của toàn khu vực trong thành phố Kesennuma. Thật đáng mừng khi ngày càng xuất hiện nhiều kênh phát thanh truyền tải thông tin để người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật cảm thấy rằng: “Nhật Bản quả là một đất nước dễ sống”.
今回は2011年3月11日に起こった「東日本大震災」での津波についてお話しました。担当はTHUYと貴哉でした。ではまたこの番組でお会いしましょう!
Vừa rồi chúng tôi đã truyền tải đến Quý vị và các bạn những thông tin liên quan đến sóng thần trong thảm họa kép xảy ra vào ngày 11/3/2011. Cảm ơn Quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.