Tháng 8 năm 2020 “Xây dựng thành phố cộng sinh đa văn hoá: Nỗ lực xây dựng khu vườn cộng sinh đa văn hóa” / 2020年8月「多文化共生のまちづくり:『多文化共生ガーデン』の取り組み」


「住みやすい日本を創るための情報発信番組」
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2020年8月「多文化共生のまちづくり:『多文化共生ガーデン』の取り組み」
Tháng 8 năm 2020 “Xây dựng thành phố cộng sinh đa văn hoá: Nỗ lực xây dựng khu vườn cộng sinh đa văn hóa”

皆さん、こんにちは。ベトナム夢KOBEのVu Thi Thu Thuyと林貴哉が、今月も日本に暮らすベトナム人に役立つ情報をお伝えします。先月の放送では、「避難の準備とコロナ対策」というテーマでついてお伝えしました。8月の番組では、「多文化共生ガーデン」の取り組みについてお伝えします。今回は感染予防の対策をしながら、久しぶりにスタジオで収録を行いました。
Xin chào Quý vị và các bạn. Thủy và Takaya của Viet Nam Yeumen Kobe xin được tiếp tục truyền tải những thông tin hữu ích dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật trong chương trình hôm nay. Tháng trước chúng tôi đã nói về sự chuẩn bị đi lánh nạn và chính sách phòng chống Corona. Trong chương trình tháng 8 lần này, chúng tôi sẽ nói về những nỗ lực trong việc xây dựng khu vườn cộng sinh đa văn hóa. Lần này, chúng tôi vừa áp dụng triệt để biện pháp phòng chống lây nhiễm Corona, vừa thực hiện thu hình chương trình tại phòng thu sau một thời gian dài.

日本にはたくさんの外国人が暮らしていますが、日本で暮らすうえで、外国人も日本語を話したり、日本食を食べたりすることが当たり前のことだと思われているかもしれません。しかし、生きるうえで、食べることはとても重要なことです。この番組も日本にある放送局でありながらベトナム語で放送しているように、日本で生活するうえでも、母語を話したり、故郷の料理を作って食べるということは大切なことです。ベトナム人がベトナムの野菜を作ることのできる場所。それが「多文化共生ガーデン」です。
Hiện nay có rất nhiều người nước ngoài hiện đang sinh sống tại Nhật nhưng họ lại bị cho rằng bởi vì sống ở Nhật nên việc nói tiếng Nhật hay ăn những món ăn của Nhật là điều đương nhiên. Mặc dù vậy, ngoài việc sinh sống thì việc ăn uống cũng vô cùng cần thiết. Cũng giống như chương trình này, vừa đóng vai trò là trạm phát sóng ở Nhật, vừa phát sóng chương trình bằng tiếng Việt, đối với người nước ngoài thì cho dù sinh sống tại Nhật thì việc được nói tiếng mẹ đẻ, việc có thể nấu và thưởng thức những món ăn quê nhà đó cũng là một điều vô cùng quan trọng. Nơi mà người Việt Nam có thể trồng những loại rau của Việt Nam đó chính là “Khu vườn cộng sinh đa văn hóa”.

「多文化共生ガーデン神戸長田」は、地域在住のベトナム人や、他の国の方でもこの畑の作物を必要としている人、そして畑の周りの地域住民のための場所です。今年の2月からに空き地を耕すワークショップが開催され、地域の人が参加しながら畑を作りました。このワークショップには、ベトナム夢KOBEからは、学習支援教室に参加する児童生徒やスタッフも一緒に参加しました。ワークショップは、ベトナムのサンドイッチであるバインミー(Bánh mì)を作って食べるというところから始まりました。もちろんそこには、多文化共生ガーデンで作ることになるであろうパクチーが入っていました。参加したベトナム人生徒にとっては、ベトナム人も日本人も、参加者みんながベトナムの食べ物を笑顔で食べている姿が印象深かったようでした。その後、空き地に移動して作業を始めました。
“Khu vườn cộng sinh đa văn hóa Kobe Nagata” là nơi dành cho người Việt trong khu vực, người nước ngoài mang quốc tịch khác cần những loại rau được trồng trong khu vườn này và những người dân sinh sống gần khu vườn. Một buổi hội thảo về canh tác khu đất trống đã được tổ chức vào tháng 2 năm nay với sự tham gia của người dân địa phương trong việc xây dựng khu vườn. Nhân viên văn phòng và các em học sinh tham gia lớp hỗ trợ học tập của Vietnam Yeumen Kobe cũng đã tham dự buổi hội thảo này. Buổi hội thảo bắt đầu bằng việc tự làm và thưởng thức món bánh mì – một loại sandwich của người Việt. Tất nhiên trong bánh mì cũng có kẹp rau mùi – một trong những loại rau thơm dự định sẽ được trồng tại khu vườn cộng sinh đa văn hóa. Hình ảnh những em học sinh người Việt, những nhân viên người Việt, những nhân viên người Nhật và tất cả những người tham gia vừa ăn vừa nói cười rạng rỡ đã để lại một ấn tượng vô cùng sâu sắc. Sau đó mọi người di chuyển ra khu đất trống để bắt tay vào thực hiện xây dựng khu vườn.

番組では、多文化共生ガーデンが経緯について、いつも一緒に番組を制作している金千秋さんに、今回は、多文化共生ガーデン神戸長田の金千秋さんとして紹介してもらいました。千秋さんが日本語で話した内容は、Thuyがベトナム語に通訳しながら収録しました。
Trong mỗi lần thu hình chương trình này, bà Chiaki Kim luôn đóng vai trò là người biên tập chương trình, nhưng hôm nay chúng tôi đã được bà Kim trong vai trò là một trong những thành viên thành lập dự án “Khu vườn cộng sinh đa văn hóa Kobe Nagata”, giới thiệu về quá trình hình thành dự án cũng như việc thực hiện xây dựng khu vườn cộng sinh đa văn hóa. Những nội dung bà Kim chia sẻ bằng tiếng Nhật đã được Thủy dịch ra tiếng Việt trong quá trình thu âm.

「多文化共生ガーデン」のFacebookページのカバー写真になっているイラスト「虹色のまち、KOBE長田❣️」を紹介しました。このイラストを見ると、神戸の街の様々な風景が、ハングル語、中国語、ベトナム語、スペイン語、などとともにカラフルに描かれています。
Chúng tôi cũng đã giới thiệu về bức tranh minh họa với tựa đề: “Kobe Nagata – khu phố đa sắc màu đa văn hóa” đang được dùng làm hình bìa của trang fanpage “Khu vườn cộng sinh đa văn hóa”. Nếu nhìn vào bức tranh này thì sẽ thấy phong cảnh của thành phố Kobe rất rực rỡ đa sắc màu, đa văn hóa với nhiều thứ tiếng như tiếng Hungary, tiếng Trung Quốc, tiếng Việt Nam, tiếng Tây Ban Nha …

多文化共生ガーデンの構想は、あるベトナム人の日常の中での一言をきっかけに3年前に始まりました。行政でも震災以降25年の空き地を活用することや、街の緑化を進めることが推奨されています。そこから、地域の空き地を活用して、ベトナム料理を作るための野菜を育てる場所を作ろうという「多文化共生ガーデン」のアイデアが生まれました。構想開始から実現まで時間がかかったとのことでしたが、一人ひとりの言葉を大切にし、地道にそれを実現していくことは、多文化共生の街づくりのために重要なことだと感じました。
Khái niệm về một khu vườn cộng sinh đa văn hóa được nảy sinh từ 3 năm trước bắt nguồn từ một câu nói trong cuộc sống thường nhật của một người Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang khuyến khích tận dụng những khu đất bỏ trống 25 năm kể từ sau động đất cũng như đang thúc đẩy việc thực hiện trồng cây phủ xanh thành phố. Chính điều đó đã dẫn đến ý tưởng tận dụng khu đất trống trong khu vực để tạo thành một nơi có thể trồng các loại rau trong món ăn Việt Nam, nơi đó chính là “khu vườn cộng sinh đa văn hóa”. Quá trình nảy sinh ý tưởng đến khi thực hiện đã mất rất nhiều thời gian nhưng việc coi trọng lời nói của mọi người và biến điều đó thành hiện thực mới là điều vô cùng quan trọng để tạo ra một thành phố cộng sinh đa văn hóa.

番組後半では、多文化共生ガーデンで育てている野菜を紹介しながら、日本やベトナムでの日々の食生活について考えました。2019年12月の番組でも少し紹介しましたが、Thuyも日本に来てからは、ベランダで野菜を育てるようになりました。
Trong nửa cuối chương trình, chúng tôi vừa lần lượt giới thiệu những loại rau đang được trồng tại khu vườn cộng sinh đa văn hóa, vừa có những chia sẻ về đời sống ẩm thực hàng ngày của Nhật Bản và Việt Nam. Trong chương trình được phát sóng vào tháng 12/2019 chúng tôi cũng đã giới thiệu một chút về việc sau khi tới Nhật thì Thủy cũng bắt đầu trồng rau xanh tại ban công của nhà mình.

Thuyは寿司、焼き肉、すき焼き、たこ焼きなど、多くの日本料理が好きですが、日常生活の中ではベトナム料理も作ります。青梗菜、小松菜、白菜、青ネギなどの食材は、日本のスーパーで簡単に手に入りますが、空芯菜、レモングラス、ヒハツ、パクチー、ナギナタコウジュなどのような食材は、非常に珍しく、なかなか手に入りません。このような食材を使った料理を味わいたい時には、ベトナム食材店に行って非常に高い値段で買わなければなりませんし、店になくて買えないこともあります。それ以来、ベランダの空いているところを利用して、空芯菜、レモングラス、ヒハツ、唐辛子など、お気に入りの野菜を育て始めました。毎日、水やりをして、日に日に成長するのを見ると、心はとても幸せになります。そのおかげで、Thuyはレストランに行かなくても、故郷の毎日の料理を作ることができるようになりました。
Mặc dù thích rất nhiều món ăn của Nhật như Sushi, Thịt nướng, Sukiyaki, Takoyaki … nhưng trong cuộc sống hàng ngày, Thủy vẫn nấu các món ăn Việt Nam. Những nguyên liệu có thể dễ dàng mua được ở siêu thị Nhật như rau cải chíp (青梗菜), cải ngọt (小松菜), cải thảo (白菜), hành lá (青ネギ) … nhưng cũng có một số loại rau rất hiếm hoặc gần như không thấy bán như rau muống (空芯菜), sả (レモングラス), lá lốt (ヒハツ), rau mùi (パクチー), rau kinh giới (ナギナタコウジュ) … Vì vậy mà khi muốn thưởng thức những món ăn cần những nguyên liệu trên, Thủy phải đi mua ở cửa hàng Việt Nam với giá vô cùng cao và đôi khi không mua được vì không có hàng. Từ đó Thủy đã bắt đầu tận dụng khoảng trống ở ban công nhà mình để trồng những loại rau yêu thích như rau muống (空芯菜), sả (レモングラス), lá lốt (ヒハツ) và ớt (唐辛子). Mỗi ngày tưới nước cho cây, nhìn cây lớn lên từng ngày mà trong lòng vô cùng sung sướng. Nhờ đó mà Thủy có thể nấu những món ăn thường nhật của quê nhà mà không phải đi ra nhà hàng.

身近な場所に自分で野菜を作ることのできる場所があれば、「ベトナム料理」が特別なものではなく、日々の生活の一部にすることができます。それだけであれば、家の庭やベランダなどで、個人で作ることもできますが、多文化共生ガーデンのように、地域の人と関わりながら野菜を作ることができる場所があれば、人と人のつながりが生まれ、「多文化」がただ街に存在するというだけでなく、多文化が関わり合い、「共生」していくということになっていくのではないでしょうか。
Nếu có một nơi có thể tự trồng rau gần khu vực sinh sống thì món ăn Việt Nam không còn là một thứ gì xa xỉ mà có thể trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chỉ có vậy thì từng cá nhân chỉ có thể trồng cây tại vườn hoặc ban công của nhà mình, nhưng nếu có một nơi mà mọi người trong khu vực có thể trồng rau, từ đó tạo ra sự kết nối giữa người với người, hình thành nên tính “đa văn hóa” và “cộng sinh” trong thành phố.

多文化共生ガーデンには、日本で「パクチー」と一括して呼ばれる野菜だけでも、Ngò rí、Thì là、Rau quế(フォーに入れる)、Rau húng(ブン[ビーフン]に入れる)が植わっており、Sả(レモングラス)、Rau dềnなどもあります。さらに日本でもお馴染みのTía tô(シソ)、Cà chua(トマト)、Cà tím(ナス)、Mướp(へちま)、Quả bầu(うり)、Hành lá(ねぎ)、Khoai(いも)、Tần ô(きくな)、Dưa leo(きゅうり)といった野菜もありましたが、どれもベトナム料理に使うことができます。普段はベトナム料理を作らないTakayaにとっては、日本の家庭菜園で見慣れた食材が、調理の仕方次第でベトナム料理に変身するということに少し驚きを感じました。しかしながら、例えば、トマトもナスも世界中でそれぞれの方法で食べられているように、よく考えれば当たり前のことだったとも感じました。実際に畑に来て、ベトナム人の人と話し、こうした小さな気づきを身をもって体感するということはとても大事なことだと思いました。
Trong khu vườn cộng sinh đa văn hóa có trồng rất nhiều loại rau, nếu dịch ra tiếng Nhật thì chỉ có một cách gọi là “rau mùi”, nhưng thực tế có rau ngò rí, thì là, rau quế (cho vào phở), rau húng (cho vào bún), ngoài ra còn có sả và rau dền … Bên cạnh đó cũng có một số loại rau quen thuộc ở Nhật như tía tô, cà chua, cà tím, mướp, quả bầu, hành lá, khoai, tần ô, dưa leo … nhưng bất cứ loại nào trong số đó cũng có thể sử dụng trong món ăn Việt Nam. Với những người bình thường không nấu món ăn Việt Nam như Takaya thì đã vô cùng ngạc nhiên khi những nguyên liệu quen thuộc trong khu vườn của Nhật Bản chỉ bằng một cách chế biến khác lại có thể biến thành món ăn Việt Nam. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kỹ thêm một chút thì sẽ thấy rằng đó là một điều hiển nhiên, cũng giống như cà chua và cà tím trên thế giới được chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau để thưởng thức. Takaya cho rằng việc đến thăm khu vườn, nói chuyện với người Việt Nam, để ý những chi tiết nho nhỏ như thế và trải nghiệm thực tế là điều vô cùng quan trọng.