Tháng 4 năm 2019 “Tiếng nói của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” / 2019年4月「日米在住ベトナム人コミュニティの声」


「住みやすい日本を創るための情報発信番組」
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2019年4月「日米在住ベトナム人コミュニティの声」
Tháng 4 năm 2019 “Tiếng nói của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”
2019年4月6日・13日(土)17:00~17:30放送
Phát sóng vào lúc 17:00~17:30 các ngày thứ Bảy mùng 6 và 13 tháng 4 năm 2019

皆さんこんにちは。ベトナム夢KOBEのVu Thi Thu Thuyと林貴哉です。今月もよろしくお願いします。先月の放送では、「日本での子育て」についてお伝えしましたが、4月は「日米在住ベトナム人コミュニティの声」についてお伝えします!
Xin chào Quý vị và các bạn! Vũ Thị Thu Thủy và Hayashi Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục đồng hành cùng quý vị trong chương trình lần này. Trong số phát sóng vào tháng trước, chúng ta đã trao đổi về “Nuôi con tại Nhật”. Trong tháng này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về “Tiếng nói của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài” nha!

自分の生まれ育った街や慣れた場所では不自由なく暮らすことができる人が多いと思います。しかし、政治的な理由や結婚、留学などで海外に行った場合、自分の得意な言葉ではコミュニケーションができなかったり、文化や習慣になれなかったりすると、そこでの生活は大変なものになるでしょう。このような困難を乗り越えるにはどうしたらいいでしょうか。また、現地の人に自分の声を伝えるためにはどうしたらいいのでしょうか。
Được sinh ra và lớn lên ở nước mẹ đẻ, đối với ai đó cũng là một điều may mắn và hạnh phúc. Nhưng vì nhiều lý do như bất mãn chính trị, đi du học, kết hôn mà nhiều người phải rời xa quê hương, để lên đường ra nước ngoài sinh sống. Vốn không thông thạo ngoại ngữ, lại không quen với nếp sống cũng như văn hóa ở nước ngoài, vậy làm thế nào để người Việt có thể vượt qua những khó khăn, có thể tạo nên tiếng nói giữa một cộng đồng người bản địa? Trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn nghe thắc mắc đó.

1. アメリカ合衆国のベトナム人コミュニティ / Cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ

パーソナリティの一人である林は、この冬、大阪大学の未来共生博士課程プログラム(http://www.respect.osaka-u.ac.jp/)の授業の一環で、3か月ほど、アメリカ合衆国のカリフォルニア州にあるベトナム人コミュニティに行っていました。
Hayashi Takaya là một trong những phát thanh viên đã đi thăm cộng đồng người Việt ở Cali, Hoa Kỳ theo Chương trình Tiến sĩ về cộng sinh đa văn hóa tại Trường Đại học Osaka (chương trình này có tên là RESPECT: http://www.respect.osaka-u.ac.jp/) khoảng ba tháng trong mùa đông vừa rồi.

● どうしてアメリカに行くことにしたのか? / Vì sao Takaya đi Mỹ?

現在、このようにベトナム語でインターネットラジオ番組を収録していますし、ベトナム夢KOBEで活動を始めてからはニュースレターを書くことを通して、ベトナム語で情報発信をしてきました。しかし、それを始めた当初は何を発信すれば地域の人の役に立つのかが分からないという手探りの状態からのスタートでした。そこで他のベトナム人コミュニティではどのようにベトナム語のメディアが発展しているのかを見てみたいと考えるようになりました。そこで、SBTN(Saigon Broadcasting Television Network)という、ベトナム語で放送されているアメリカ合衆国にあるテレビ局を訪問しました。
Hiện nay, tôi đang thu âm cho chương trình phát thanh radio bằng tiếng Việt trên internet và thông qua việc tham gia hoạt động của VIETNAM yêu mến KOBE cũng như việc viết bản tin thì tôi bắt đầu nắm bắt được nhiều thông tin bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, tôi chưa biết làm thế nào để truyền tải được những thông tin hữu ích cho những người sinh sống trong khu vực. Vì vậy, tôi muốn biết những phương tiện truyền thông tiếng Việt đã phát triển ở cộng đồng người Việt tại khắp nơi trên thế giới như thế nào? Tôi đã đến thăm SBTN (Saigon Broadcasting Television Network), một đài truyền hình phát sóng bằng tiếng Việt có trụ sở chính ở Mỹ.

● ベトナム語のテレビ局ではどんな番組が放送されているか? / Đài truyền hình Việt Nam tại Mỹ có chương trình như thế nào?

SBTNは、カリフォルニア州に本社があるテレビ局ですが、すべての番組がベトナム語で放送されています。アメリカ合衆国やベトナムに関するニュースがベトナム語で伝えられるだけでなく、ベトナム人コミュニティで活躍している人をゲストに呼んで行なわれるトークショー形式の番組もありました。ほかにも、ベトナム人歌手を取り上げる音楽の番組やハリウッドに関するエンターテイメント番組や、経済、経営、人権に関する番組もありました。
SBTN là đài truyền hình có trụ sở tại California, nhưng tất cả các chương trình đều được phát sóng bằng tiếng Việt. Không chỉ có tin tức về Hoa Kỳ và Việt Nam được truyền đạt bằng tiếng Việt, mà còn có các chương trình talk show mời những khách mời hiện đang hoạt động trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có những chương trình âm nhạc mời ca sĩ Việt Nam, chương trình giải trí liên quan đến Hollywood, và các chương trình liên quan đến kinh tế, kinh doanh và nhân quyền.

また、2019年2月23日にはSBTN VOICEというベトナム語の音楽コンテストの決勝戦が開催されました。このコンテストは、18歳以上の人であれば世界中どこからでも参加できるというもので、アメリカ合衆国やフランス、ノルウェーといった海外に住んでいるベトナム人の若者が参加しており、ベトナム語より英語が得意な2世の参加者もいました。私はSBTNのスタッフと一緒に決勝戦の運営の手伝いを行いました。
Đêm chung kết của cuộc thi âm nhạc Việt Nam có tên SBTN VOICE đã được tổ chức vào ngày 23 tháng 2 năm 2019. Cuộc thi dành cho bất kỳ ai có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và đến từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Các thí sinh đang sống ở cộng đồng người Việt hải ngoại như Hoa Kỳ, Pháp và Na Uy. Cũng có thí sinh thế hệ 2 giỏi tiếng Anh hơn tiếng Việt. Tôi đã tham gia với vai trò là thành viên hỗ trợ của SBTN trong vòng thi Chung kết.

約1年前にビデオ審査によって21人が選ばれ、準決勝が行われました。出場者はカリフォルニア州に集まり、合宿形式でレッスンを受け、そこから決勝戦への出演者が選ばれました。私もアメリカ合衆国に出発する前からSBTNのYoutubeページで準決勝の様子を見ていたので、出場者の皆さんに会ったり、どのように運営が行われているのかを見ることができるのを楽しみにしていました。当日は歌手の皆さんやプロデューサーの皆さん、またテクニカルチームの方々の熱意を直接感じることができ、楽しかったです。
Khoảng một năm trước, 21 người thí sinh được tuyển chọn qua video và vòng bán kết đã được tổ chức. Các thí sinh tập trung tại Cali và tham gia huấn luyện bằng hình thức sinh sống trong ký túc của chương trình. Từ đó, thí sinh hát ở đêm chung kết được tuyển chọn. Tôi đã xem trận bán kết trên trang Youtube của SBTN trước khi đến Mỹ. Vì vậy, tôi rất vui được gặp các thí sinh và những người tạo ra chương trình này. Tôi cảm nhận được sự nhiệt tình của các ca sĩ, nhà sản xuất và đội ngũ kỹ thuật vào ngày đêm chung kết.

このようにSBTNではベトナム語で情報を発信するだけでなく、海外で生まれたベトナムルーツの人々もベトナム語を使った世界を楽しむことができるような取り組みが行われていました。
SBTN không chỉ truyền tải thông tin bằng tiếng Việt, mà còn hoạt động để làm cho những người gốc Việt sinh ra ở nước ngoài tận hưởng thế giới bằng tiếng Việt.

● コミュニティでの取り組み / Sự kiện ở Cộng đồng người Việt

私が合衆国に行ったのは、テトでした。そのため、いろいろな場所でテトのパーティーやお祭りが開かれていました。特に、UVSA(Union of Vietnamese Student Associations of Southern California)が主催するテト・フェスティバルは特に大きかったです(https://tetfestival.org/)。オレンジカウンティで活動する多くの団体が参加していました。
Tôi đã đi Hoa Kỳ vào dịp Tết. Do đó, nhiều bữa tiệc và lễ hội Tết được tổ chức. Đặc biệt là hội chợ Tết do UVSA (Union of Vietnamese Student Associations of Southern California) tổ chức rất lớn (https://tetfansion.org/). Nhiều tổ chức làm việc tại Quận Cam đã tham gia.

テレビ局は情報発信の拠点であるとの予想のもと、テレビ局を訪ねました。しかし、コミュニティで行われている活動に参加する中で、ベトナム人コミュニティで情報発信をしているのはメディア関係者(ジャーナリスト、記者、コメンテーター)だけではないということがわかりました。
Tôi đi thăm Đài truyền hình vì tôi nghĩ rằng đài truyền hình là trung tâm để truyền tải thông tin. Tuy nhiên, trong khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng, tôi hiểu rằng những người truyền tải thông tin trong cộng đồng Việt Nam không chỉ là những người làm việc cho truyền thông (nhà báo, nhà báo, nhà bình luận).

例えば、週末にベトナム仏教寺院で行われている母語教室では、普段はほかの仕事をしている保護者や卒業生が講師を務め、ベトナム語やベトナム文化を子どもたちに伝えようと熱心に活動していました。テト・フェスティバルでは、様々な団体がブースを出していましたが、それらを出店している人には研究者や教師といったベトナム語やベトナム文化に関わる仕事をする人だけでなく、普段は弁護士などほかの仕事をしている人もいました。
Ví dụ, tại lớp Việt ngữ cuối tuần dành cho trẻ em được tổ chức tại chùa Phật giáo Việt Nam, dù phụ huynh và cựu sinh viên thường làm công việc khác nhưng họ làm giảng viên và làm việc rất nhiệt tình để truyền đạt ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam cho trẻ em. Tại hội chợ Tết, nhiều nhóm trưng bày các gian hàng. Những người làm cho sinh hoạt cộng đồng không chỉ những người làm việc liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam như nhà nghiên cứu, giáo viên mà còn là những người bình thường làm luật sư, v.v.

アメリカ合衆国のベトナム人コミュニティには、発信したいと思う人が自分の意見を表現しやすい環境があると感じました。
Tôi cảm thấy rằng cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ có một môi trường mà những người muốn giao tiếp có thể dễ dàng bày tỏ ý kiến của họ.

2. 日本のベトナム人コミュニティ / Cộng đồng người Việt ở Nhật

日本のベトナム人コミュニティでは、ベトナム人の声を守り、活かすためにどのような活動が行なわれてきたのでしょうか。
Cộng đồng người Việt ở Nhật đã làm cách nào để duy trì và bảo tồn tiếng nói của mình trong hàng chục năm qua?

日本でもベトナム人同士が助け合って活動している団体があります。例えば、私たちが今、ラジオを収録しているFMわぃわぃも阪神・淡路大震災が起こった後に地域の人々の助け合いの中で生まれてきました。このことについては、2018年1月の放送でもお伝えしました。
Ở Nhật Bản cũng có nhiều đoàn thể tổ chức hoạt động hỗ trợ người Việt. Ví dụ như chương trình radio FMYY mà chúng tôi đang thực hiện cũng được hình thành dựa trên mục tiêu nhằm hỗ trợ người dân trong khu vực sau động đất Hanshin – Awaji. Chúng tôi đã truyền đạt thông tin này trong chương trình phát sóng vào tháng 1/2018.

ベトナム夢KOBEも日本に暮らすベトナム人のためにベトナム人のスタッフが日本人のスタッフとともに生活相談や翻訳・通訳を行ってきました。
VIETNAM yêu mến KOBE cũng là tổ chức có nhân viên người Việt cùng nhân viên người Nhật thực hiện hoạt động hỗ trợ đời sống, biên phiên dịch cho người Việt Nam hiện đang sinh sống tại Nhật Bản.

さらに、街にはベトナム人が経営しているレストランや食料品店も増えてきました。2019年1月の放送でもお伝えしたように、「1.17KOBEに灯りを in ながた」でボランティアのためのベトナム料理の炊き出しが行われたり、地域のお祭りでベトナム料理の屋台が出されることもあるなど、ベトナム人の存在が「見える存在」になっているのも確かです。
Bên cạnh đó, trong khu phố cũng xuất hiện ngày càng nhiều nhà hàng và những tiệm bán thực phẩm Việt do người Việt kinh doanh. Như chương trình đã phát sóng vào tháng 1/2019, sự tồn tại của cộng đồng người Việt Nam còn hiện diện qua những hoạt động như nấu thức ăn Việt Nam cho tình nguyện viên của sự kiện thắp nến cầu nguyện ngày 17/1 hay những gian hàng bán đồ ăn Việt Nam tại các lễ hội trong khu vực.

他にもベトナム人の人が多く集まる教会ではベトナム語でミサが行われていますし、ベトナム仏教の寺院も設立されています。
Ngoài ra, tại các nhà thờ có nhiều người Việt Nam lui tới thì các nghi lễ được tiến hành bằng tiếng Việt. Nhiều chùa Việt Nam cũng được xây dựng.

ベトナム人の学生や青年による活動としては、VYSAがあります。全国的な組織ですが、神戸支部・大阪支部などもあり、各地で活動が行われています。テトなどの際のパーティーだけでなく、就職活動を行う留学生のための説明会なども開かれています。また、日越友好協会でも文化的な交流がなされてきました。
Nếu nói về hoạt động của thanh niên và sinh viên Việt Nam thì phải nói đến hội VYSA. Đây là tổ chức có quy mô cả nước và có nhiều chi nhánh như ở Kobe, Osaka, và có nhiều hoạt động được tổ chức ở từng khu vực. Không chỉ tiệc tất niên chào năm mới mà còn tổ chức cả buổi phỏng vấn dành cho du học sinh đi tìm việc tại Nhật. Ngoài ra còn có những hội giao lưu văn hóa như Hội hữu nghị Việt Nhật.

BETOAJI はベトナム語ではフオン・ヴィ・ベト(Huong Vi Viet)と言います。「人と人の分かち合い、人と人の愛のために生きる」は、BETOAJI のスローガンであり、活動方針です。2012年11月18日に日本で勉強している留学生により設立され、主に次の二つの目的を持って活動しています。
Betoaji có nghĩa là Hương vị Việt. “Sống để chia sẻ, sống để yêu thương” là khẩu hiệu và cũng là phương châm hoạt động của tổ chức. Betoaji do các bạn sinh viên và thanh niên Việt Nam đang học tập, công tác tại Nhật Bản thành lập vào ngày 18/11/2012 hoạt động với hai mục tiêu chính:
(1)日本人をはじめ、たくさんの外国人の方にベトナムの文化、人、国について紹介する。
Giới thiệu những nét đẹp văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản.
(2)活動により得られた全ての利益は、ベトナムの経済的に困難な子供たちに向ける支援活動や他の社会活動を実施する。
Lợi nhuận thu được dành cho các hoạt động xã hội, từ thiện hướng đến trẻ em nghèo tại Việt Nam.


今月の放送では、「日米在住ベトナム人コミュニティの声」というテーマで、アメリカ合衆国や日本でベトナム人によって行われている様々な活動についてお伝えしました。どこにいても自分の声を発することができるのは重要なことですが、その声を聞いてくれる人が存在してこそ、それが可能になります。FMわぃわぃやベトナム夢KOBEの活動も皆さんが声を発することのできる場になれるようにしていきたいと思います。それでは、また次回、番組でお会いしましょう!
Với chủ đề là “Tiếng nói của cộng đồng người Việt tại Nhật và Mỹ”, trong chương trình lần này, chúng tôi đã truyền tải cho các bạn rất nhiều hoạt động của người Việt tại Nhật và Mỹ. Việc có thể phát huy được tiếng nói của bản thân ở bất cứ nơi đâu là điều quan trọng nhưng có được như thế hay không chính là nhờ vào sự tồn tại của những người lắng nghe tiếng nói đó. Chúng tôi đang cố gắng để FMYY hay VIETNAM yêu mến KOBE cũng trở thành một nơi để các bạn có thể phát huy được tiếng nói của mình. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình lần sau!