Tháng 6 năm 2021 (lần thứ 1) “Động đất và tôi: Cảm nghĩ dành cho những người nước ngoài sống tại Nhật” / 2021年6月(第1回)「震災と私: 日本に住む海外の方への思い」


住みやすい日本を創るための情報発信番組
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2021年6月(第1回)「震災と私: 日本に住む海外の方への思い」
Tháng 6 năm 2021 (lần thứ 1) “Động đất và tôi: Cảm nghĩ dành cho những người nước ngoài sống tại Nhật”

皆さん、こんにちは。今回はベトナム夢KOBEのAnh ThuとTakayaが、日本に暮らすベトナム人に役立つ情報をお伝えします。
Xin chào quý vị và các bạn! Anh Thư và Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích cho người Việt hiện đang sinh sống tại Nhật Bản trong chương trình ngày hôm nay.

前回、2021年5月(第2回)の番組のテーマは「日本での子育て: 保育園の経験」でした。保育所に通う子どもがいるThúyさんをゲストにお迎えしました。今回は、現在、神戸で環境問題に関する活動をされている黒谷静佳さんをゲストにお迎えし、「震災と私: 日本に住む海外の方への思い」というテーマでお話しいただきました。
Tại số phát sóng lần thứ 2 của tháng 5, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về “Nuôi con ở Nhật: Kinh nghiệm gửi trẻ ở nhà trẻ của Nhật” qua sự chia sẻ từ chị Thúy – hiện đang có con đang được gửi tại nhà trẻ. Chương trình lần này chào đón sự tham gia của một vị khách, cô Kurotani Shizuka, người hiện đang hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến vấn đề môi trường tại Kobe. Cô đã chia sẻ cho chúng ta câu chuyện mang chủ đề “Động đất và tôi: Cảm nghĩ dành cho những người nước ngoài sống tại Nhật”.

黒谷さんとTakayaが知り合ったのはベトナムでした。Takayaがベトナム語を勉強するために、ベトナムのビンディン省クイニョン市に暮らしていた時、黒谷さんはクイニョンで日本語の教師をされていました。黒谷さんには、「日本で暮らすベトナム人に役立つことがしたい!」という思いを持って、今回の番組に参加してくださっています。今日は、黒谷さんが経験された阪神・淡路大震災のお話や、その経験を踏まえた、ベトナム人の皆さんへのメッセージを伝えてくださいます。
Takaya quen biết cô Kurotani khi còn ở Việt Nam. Để học tiếng Việt, Takaya đã có khoảng thời gian sống tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định, khi đó cô Kurotani đang làm giáo viên tiếng Nhật tại Quy Nhơn. Trong cô luôn có suy nghĩ “muốn làm những điều giúp ích cho người Việt Nam sống tại Nhật” nên lần này cô đã tới tham gia chương trình cùng chúng tôi. Hôm nay, dựa trên câu chuyện về trận động đất Hanshin Awaji và trải nghiệm bản thân, cô sẽ giúp chúng tôi truyền tải tới mọi người những thông điệp hữu ích.

● 阪神・淡路大震災が起こった時の様子 / Tình trạng khi xảy ra đại động đất Hanshin Awaji
私は26年前の1995年1月17日午前5時46分に、震度7の大震災を神戸で体験しました。淡路島で生まれ、台風などの災害の避難体験、訓練などを受けていましたが、地震については全く未知のもの、想像もしないものでした。
Tôi đã trải qua trận động đất cấp độ 7 vào lúc 5 giờ 46 phút sáng ngày 17 tháng 1 năm 1995 cách đây 26 năm về trước. Tôi được sinh ra tại Awajishima, đã từng trải qua việc lánh nạn và tập huấn khi có thiên tai như mưa bão, nhưng về động đất thì không hề biết gì, cũng chẳng tưởng tượng về nó chút nào.
淡路島北淡の実家は、全壊。神戸市長田区にある店は全壊。同じく神戸・垂水の我が家は半壊の体験を余儀なくされました。幼いころの思い出の風景はなくなりました。
Nhà mẹ đẻ của tôi ở Hokudan Awajishima bị phá hủy hoàn toàn. Cửa hàng ở quận Nagata thành phố Kobe cũng bị hủy hoại toàn bộ. Nhà tôi ở Tarumi cũng chung cảnh ngộ, không tránh khỏi việc bị hỏng một nửa. Phong cảnh trong ký ức thời thơ ấu mất hết sạch.
長田区には、戦後の混乱の時期に生まれた市場があり、ノーライセンスマーケットと呼ばれていましたが、人々に愛されていました。長田区の市場の西の端の小さな喫茶店が、仕事場でした。震災のちょうど1年前に、経営を整理してお店を人様に貸していましたので、パニックにはならずに済みました。神様に感謝したものでした。
Ở quận Nagata có một khu chợ được lập ra trong thời buổi loạn lạc sau chiến tranh, nó được gọi là chợ không giấy phép, được nhiều người yêu mến. Quán giải khát nhỏ nằm phía rìa Tây của khu chợ náo nhiệt là chỗ tôi làm việc. Đúng 1 năm trước động đất, tôi có điều chỉnh lại việc kinh doanh và cho người khác thuê cửa hàng nên không bị rơi vào trạng thái hoảng loạn. Điều này tôi phải cảm tạ thần linh.
震災直後、この市場では、雨の日も、雪の日も、1週間、炊き出しをしました。炊き出しの時は、お肉屋さん、八百屋さん、お米屋さんの在庫の品物を使って、焼き肉や豚汁、おにぎりなど、1日に1品を作りました。料理をする時は、お総菜屋さんのお鍋や窯を使いました。お水がなかったので、いろいろなところから持ってきていました。
Ngay sau động đất, tại khu chợ này bất kể ngày mưa hay tuyết, chúng tôi đã nấu cơm từ thiện miễn phí trong 1 tuần. Khi thực hiện, chúng tôi đã sử dụng thực phẩm trong kho của cửa hàng thịt, rau, gạo, làm thịt nướng, canh tonjiru, cơm nắm, mỗi ngày một món. Xoong nồi thì dùng của cửa hàng chế biến đồ ăn sẵn, sozai. Vì không có nước nên chúng tôi đã đi lấy từ nhiều nơi khác nhau.
1週間後には、食材もなくなり、それぞれ家に帰りました。その頃には、支援物資が届いたり、避難所で炊き出しをしたりできるようになりました。震災直後は、みんな、誰が言い出すともなくリーダーもなく、誰がしなさいと言われるわけでもなく、上下関係なしで、人間と人間の関係で行動していました。生まれてきた人間の本能で助け合っていました。おかげで神戸市内で一番先に仮設店舗が提供されたのを思い出します。
Sau 1 tuần, thực phẩm cũng hết, mọi người trở về nhà mình. Lúc ấy, vật tư cứu trợ đã tới nơi, và thế là có thể nấu cơm từ thiện miễn phí ở nơi lánh nạn. Ngay sau thảm họa, tất cả, chẳng ai nói gì cũng chẳng có người lãnh đạo, nó không có nghĩa là nói ai đó phải làm gì, không quan hệ trên dưới, người ta hành động theo quan hệ đơn thuần giữa người với người. Tất cả tương trợ nhau bằng bản năng vốn có của con người khi sinh ra. Nhờ vậy mà trong thành phố Kobe cửa hàng tái thiết tạm thời đã được hỗ trợ sớm nhất.
震災後、寒さに気づかず、活動をしていたため、3月の終わりには、凍傷で足の裏の皮がむけてしまいました。当時は、行政も準備をしていませんでした。一方で、東京から来た友人は、東京では訓練の経験があったため、震災の後、どのような行動をすべきか知っていました。また夜警をして、火事にならないように見回りをするのがつらかった記憶があります。
Sau thảm họa, tôi đã không để ý đến cái lạnh mà chỉ chăm chú hoạt động nên cuối tháng 3, da chân tôi bị bong ra vì phỏng lạnh. Thời điểm đó, đến cả chính quyền cũng chưa hề có sự chuẩn bị gì. Mặt khác, bạn tôi từ Tokyo đến, vì đã từng trải qua huấn luyện cho thiên tai khi ở Tokyo nên khi có động đất, cô ấy biết mình nên hành động như thế nào. Ngoài ra nhằm phòng cho hỏa hoạn không xảy ra, việc gác đêm cũng vất vả, trong tôi vẫn còn đó ký ức tuần tra sao cho không có bất kỳ đám cháy nào.
つらい体験もたくさんしましたが、人は暖かくて強くて、頼もしいことなど普段の日常では味わうことのできない、素晴らしい体験もしました。
Tuy có nhiều trải nghiệm khó khăn nhưng con người vẫn ấm áp, mạnh mẽ và đáng tin, có những điều mà ta không thể cảm nhận được trong cuộc sống bình thường hàng ngày, cũng là những trải nghiệm tuyệt vời.

● 震災後の活動「自分の命は自分で守る」 / Hoạt động sau thảm họa “Tự mình bảo vệ tính mạng bản thân”
震源地である淡路島北淡野島にある、震災記念公園で平成12年(2000年)から、語り部として活動させていただいています。話をする相手は、校外学習、修学旅行小学生、中学生、高校性、一般の団体さんが多いです。
Tại Hokudannojima Awajishima là tâm chấn, tôi đã hoạt động với tư cách là người kể chuyện tại công viên kỷ niệm thảm họa động đất từ năm Bình Thành 12 (năm 2000). Có nhiều chuyến học tập ngoại khóa, du lịch cuối khóa cho học sinh tiểu học, cấp 2, cấp 3, và các đoàn thể thông thường.
このような体験談の中から、「自分の命は自分で守る」との思いに至りました。そのためには準備!心の準備・モノの準備が必要だと考えます。心の準備があれば物にも波及するかな!むつかしく言えば、防災教育ですね。防災教育は何も難しくない、準備のことだと、修学旅行生に伝えています。
Từ cuộc trò chuyện về trải nghiệm đến suy nghĩ rằng “Tự mình bảo vệ tính mạng bản thân”. Vậy nên phải chuẩn bị! Cần chuẩn bị về tâm lý và đồ dùng. Khi có chuẩn bị về mặt tâm lý sẽ có ảnh hưởng đến chuẩn bị đồ dùng! Nói nâng cao thì đó là giáo dục về phòng chống thiên tai thảm họa. Nhưng việc giáo dục này không hề khó khăn chút nào→ Tôi vẫn đang truyền tải tới các em học sinh trong những chuyến du lịch cuối khóa về việc phải chuẩn bị
日本に来られている海外の方方にも同じ言葉を伝えたいです。
Tôi cũng muốn truyền đạt thông điệp tương tự tới những người nước ngoài đến Nhật.

● 「自分の命は自分で守る」ために / Để “Tự mình bảo vệ tính mạng bản thân”
☆災害に対する言葉をできるだけ理解をしてほしいです。
☆Tôi muốn các bạn hiểu những từ ngữ về thiên tai thảm họa nhất có thể.
・例えば、地震は頭を守る。火事は一秒でも早く逃げ、ガスを吸わない。洪水は山あり川が流れるところ、日ごろの災害情報が確認。津波は到達まで時間があるので高いところに逃げる(長く揺れる地震は津波を発生させる)
・Ví dụ, khi có động đất phải bảo vệ đầu. Khi hỏa hoạn, một giây thôi cũng phải nhanh chóng chạy thoát, không hít khí ga. Khi lũ lụt, xác định nơi có núi, có dòng chảy của sông, nắm thông tin về thiên tai thảm họa hằng ngày. Khi có sóng thần, cho đến lúc nó đổ bộ thì còn thời gian nên phải chạy thoát tới nơi cao. (Động đất có rung lắc lâu sẽ làm phát sinh sóng thần)

☆ 住んでいる地域を知って、地域の方とつながる工夫をしてほしいです。地域の情報が必要です。特に防災訓練などがあれば参加してほしいです。
☆ Tôi muốn bạn biết về khu vực mình đang sinh sống và cố gắng kết nối với những người trong khu vực. Cần có thông tin về khu vực, đặc biệt khi có tập huấn phòng chống thiên tai thảm họa thì hãy tham gia.
・互助:地域のコミュニケーションが防災に大きな役割があるので、積極的に参加してほしいです。地域全体の防災体験が作れるといいです。
・Giao tiếp trong khu vực đóng vai trò to lớn đối với việc phòng chống thiên tai thảm họa nên hãy tích cực tham gia. Nếu có thể tạo nên trải nghiệm phòng chống thiên tai trong toàn khu vực thì tốt biết mấy.

☆ 地域の情報を得て、家庭で「自分ちの防災マップつくり」を家族でして、同じ情報を家族全員が共有するように、家族のだんらんに取り入れてほしいです。
☆ Hãy nhận thông tin về khu vực, cả gia đình cùng “Tạo bản đồ phòng chống thiên tai của bản thân” tại nhà, sau đó cả nhà cùng nhau chia sẻ thông tin giống nhau, đưa vào cuộc họp gia đình.
・家族全員が同じ情報を共有しておく。「我が家の防災マップつくり」やってみてほしい。
・避難所などが決められているので、家族で散歩してみるなど、楽しみながら歩いてみる。
・地震の時。大雨の時。いろいろな地域の災害に対して、家族で準備する。→我が家の防災マップつくりなどの会話をする。
・Toàn bộ thành viên gia đình hãy chia sẻ thông tin giống nhau trước. Sau đó hãy thử “Tạo bản đồ phòng chống thiên tai của nhà mình”.
・Vì nơi lánh nạn được quy định sẵn nên cả gia đình hãy cùng nhau thử đi dạo, vui vẻ đi bộ đến đó.
・Khi có động đất. Khi có mưa lớn. Đối với những thiên tai khác nhau tại khu vực, cả gia đình hãy chuẩn bị→ Nói chuyện về việc tạo bản đồ phòng chống thiên tai của nhà mình.

☆ ごくありふれた毎日の生活が防災に繋がるものがたくさんあります。
☆ Sinh hoạt vô cùng phổ biến hàng ngày có nhiều thứ gắn liền với phòng chống thiên tai.
・家族とのコミュニケーション・地域とのコミュニケーション
・Giao tiếp với gia đình và với khu vực
例えば、避難をするときの持ち物は、大きなものは使わず、家族一人一人がナップサック(30×40cmくらいの物)をいつでも取れるところに用意しておき、「サー!今から避難所へ行きます」の時、身の回りの何時も使っているものを入れる。→勉強道具、ゲーム、漫画、お菓子、水など、自分が毎日使っているものは必ず入れる。懐中電灯、電池、薬、笛も入れる。薬が必要な人はこの袋から毎日とりだして飲めばいい、お菓子など賞味期限が切れる前に食べてまた新しい適当な物を入れておく(ローリングストック)食材についても同じことが言えます。台所もローリングストックを続けておけば、災害時に大いに役に立ちます(災害国日本は昔から梅干し、乾物など保存食が多々ある)。
Ví dụ, vật mang theo khi đi lánh nạn. Không sử dụng đồ vật lớn, cả nhà mỗi người chuẩn bị trước một chiếc túi nhẹ napsack (đồ vật cỡ 30×40 cm) để ở nơi mà bất cứ lúc nào cũng có thể lấy đi được, khi xảy đến tình huống “Nào!Từ giờ sẽ đi tới nơi lánh nạn”, ta cần nhét vào đó những đồ vật thường sử dụng đối với bản thân mang. → Đồ dùng học tập, trò chơi game, truyện manga, bánh kẹo, nước, vân vân, hãy nhét vào túi những gì bạn sử dụng hàng ngày. Đèn pin, pin, thuốc, sáo cũng cho vào. Người nào cần thuốc, nếu có thể lấy thuốc ra từ túi này để uống thì sẽ tốt biết mấy. Ăn bánh kẹo trước khi nó hết hạn, sau đó lại nhét món mới chưa sử dụng một cách hợp lý (rolling stock). Về thực phẩm cũng làm tương tự. Nếu cũng rolling stock cả trong căn bếp thì khi có thiên tai sẽ rất hữu ích (Nước Nhật nhiều thiên tai từ xưa đã có những thực phẩm bảo quản lâu như mơ muối umeboshi, đồ khô)

☆ 日常生活の中で防災を楽しんでほしい。
☆ Hãy vui vẻ phòng chống thiên tai trong cuộc sống hàng ngày

☆ 災害に強い人育ても重要です。外国の方、若い方は防災で地域に大いに貢献できると考えています。
☆ Củng cố giáo dục con người về thiên tai thảm họa… xây dựng con người, những người nước ngoài, người trẻ, hãy cống hiến nhiều cho khu vực trong việc phòng chống thiên tai.

☆ 安全のための人のつながり。地域の方々と普段からのつながりが役に立つ防災の準備になる。
☆ Gắn kết người với người để an toàn. Việc kết nối với những người trong khu vực thường ngày sẽ có ích và nằm trong việc chuẩn bị cho phòng chống thiên tai.
☆防災(準備)は特別なものではなく日常的にあるとよい。
☆Phòng chống thiên tai (chuẩn bị) không phải điều gì đặc biệt mà nó mang tính chất thường nhật.
☆地域で見える環境を作っていく、地域の仲間入り(最低限の日本語に、災害時の言葉を入れてほしい)
☆Xây dựng môi trường có thể nhìn thấy nhau trong khu vực, gồm những người bạn trong khu vực (tiếng Nhật ở mức tối thiểu, thêm từ ngữ dùng khi có thiên tai)

● 準備/ Chuẩn bị
まず家族で、日ごろのライフスタイルを防災体質に見直す
Trước tiên cả gia đình hãy xem xét lại lối sống hằng ngày theo phương thức phòng chống thiên tai
・どうやって逃げるか Làm thế nào để chạy thoát
・誰と逃げるか Chạy thoát cùng với ai
・最悪の事態を考えて、防災道具ではなく瞬時に動ける体が役に立ちます。地域仲間の一員として日常を送れることが防災の命を守る大事な準備と思います。
Hãy suy nghĩ đến tình huống xấu nhất, thứ hữu ích không phải là dụng cụ phòng chống thiên tai mà là cơ thể bạn có thể hành động trong tức thì. Việc sinh hoạt hằng ngày với tư cách là một thành viên của đoàn thể thân thiết trong khu vực cũng là việc chuẩn bị quan trọng để bảo vệ tính mạng khi phòng chống thiên tai.

〇 Anh Thuの感想/ Cảm nhận của Anh Thư
Mình thích một trong những thông điệp của cô Kurotani rằng: Tuy có nhiều trải nghiệm khó khăn nhưng con người vẫn ấm áp, mạnh mẽ và đáng tin, có những điều mà ta không thể cảm nhận được trong cuộc sống bình thường hàng ngày, cũng là những trải nghiệm tuyệt vời”. Có trải qua những ký ức như vậy ta mới biết trân trọng hơn sự bình yên của cuộc sống hôm nay. Chúng ta không thể điều khiển được thời tiết, thiên tai hay dịch bệnh, cũng không viết lại được lịch sử và quá khứ. Vậy nên khi những điều không may xảy đến, cần bình tĩnh đối diện và lạc quan cố gắng nhất có thể. Hãy nhìn về quá khứ để rút ra bài học và kinh nghiệm. Đặc biệt, nên chuẩn bị sẵn và phòng ngừa để tự bảo vệ chính mình.
私は黒谷さんの話の中でも、次のメッセージが好きです。それは「つらい体験もたくさんしましたが、人は暖かくて強くて、頼もしいことなど普段の日常では味わうことのできない、素晴らしい体験もしました」という部分です。このようなつらい記憶があるからこそ、平和で落ち着いた今の生活を、もっと大切にできるのだと思います。天気、自然災害、パンデミックなどを操ることができないのは当たり前のことです。そして、歴史や過去も書き直せません。そのため、不幸なことが起こったら、できるだけ落ち着いた態度で対応して、前向きに頑張る必要があります。知恵や勉強を得るために過去を振り返ってみてください。特に、自分の命を自分で守るために、準備しておいた方がいいです。

それではまた次回、番組でお会いしましょう。
Chương trình đến đây là kết thúc. Xin chào tạm biệt và Hẹn gặp lại!