Tháng 9 năm 2020 “Kinh nghiệm làm chương trình bằng tiếng Việt có tên gọi là “Chào các bạn” / 2020年9月「ベトナム語番組『チャオ・カック・バン』の経験」


「住みやすい日本を創るための情報発信番組」
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2020年9月「ベトナム語番組『チャオ・カック・バン』の経験」
Tháng 9 năm 2020 “Kinh nghiệm làm chương trình bằng tiếng Việt có tên gọi là “Chào các bạn”

皆さん、こんにちは。ベトナム夢KOBEのVu Thi Thu Thuyと林貴哉が、今月も日本に暮らすベトナム人に役立つ情報をお伝えします。先月の放送では、「多文化共生のまちづくり:『多文化共生ガーデン』の取り組み」というテーマでお伝えしました。今回も多文化共生のまちづくりの一つとして、私たちが放送しているインターネットラジオ番組はどのような役割を担うことができるのかを考えたいと思います。そこで、9月の番組では、阪神・淡路大震災が発生した1995年からベトナム語番組「チャオ・カック・バン」等を担当されていたVinhさんをゲストに迎えて、番組の経験についてうかがいました。今回はスタジオと遠隔を組み合わせて収録をしました。
Xin chào Quý vị và các bạn. Thủy và Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục truyền tải những thông tin hữu ích dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản trong chương trình hôm nay. Trong chương trình tháng trước, chúng tôi đã nói về những nỗ lực trong việc xây dựng khu vườn cộng sinh đa văn hóa. Cũng là một hoạt động của việc xây dựng thành phố cộng sinh đa văn hóa, vậy chương trình radio mà chúng tôi đang thực hiện để phát sóng trên internet có vai trò như thế nào? Với suy nghĩ như vậy nên trong chương trình tháng 9 lần này, chúng tôi đã đón tiếp một vị khách mời là chú Vinh – người đã từng phụ trách chương trình radio tiếng Việt có tên gọi là “Chào các bạn” từ năm 1995 sau động đất Hanshin – Awaji để nghe chú chia sẻ về những kinh nghiệm làm chương trình. Lần này, chúng tôi thực hiện đồng thời thu hình tại phòng thu và thu hình từ xa.

2018年1月の番組「95年の阪神・淡路大震災/ 地震」では、1995年の阪神・淡路大震災について、またそこから生まれた、私たちの番組が流れているFMYYがなぜ生まれたのか、なぜ必要とされているのかについてお話ししました。
Trong số phát sóng của tháng 1 năm 2018 có chủ đề là “Động đất Hanshin – Awaji năm 1995”, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về động đất Hanshin – Awaji cũng như quá trình thành lập và tầm quan trọng của chương trình radio FMYY.

1995年1月17日に阪神・淡路大震災が発生しましたが、その後、多言語の放送が始まりました。1995年1月30日には「FMヨボセヨ」によって韓国・朝鮮語と日本語で震災情報の放送が始まりました。4月16日には、「FMユーメン」が開局し、ベトナム語、スペイン語、英語、タガログ語、日本語での放送が始まりました。そして、7月17日には、「FMヨボセヨ」と「FMユーメン」が合体し、その後、中国語やポルトガル語の番組が加わりました。
Ngày 17/1/1995 đã xảy ra trận động đất Hanshin – Awaji và ngay sau đó có rất nhiều chương trình phát thanh đa ngôn ngữ đã ra đời. Vào ngày 30/1/1995, chương trình radio với tên gọi là FM Yeoboseyo đã ra đời nhằm truyền phát những thông tin thiên tai bằng tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc – Triều Tiên. Tiếp theo, vào ngày 16/4 cùng năm, chương trình radio “FM Yêu mến” cũng lần đầu tiên xuất hiện đã lần lượt đăng tải những thông tin về thiên tai bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Tagalog, tiếng Nhật. Cũng trong năm đó, vào ngày 17/7 thì hai chương trình “FM Yeoboseyo” và “FM Yêu mến” đã được hợp nhất lại và bổ sung thêm ngôn ngữ truyền tải là tiếng Trung và tiếng Bồ Đào Nha.

ベトナム語の番組は、震災直後は、ベトナム出身の神父と日本人のスタッフがペアで放送をし、仮設住宅の入居など神戸市の情報や、被災者支援のコンサートなど地域情報を伝えたりしていました。その後、ベトナムの文化を日本人に知ってもらうための番組や、ベトナム人向けの日本語学習の番組を制作している人もいました。今日、ゲストに来ていただいている、Vinhさんも、ベトナム語番組を担当していた人の一人です。
Nói về những chương trình phát thanh đầu tiên dành cho người Việt thì ngay sau trận động đất, cha xứ người Việt Nam và các nhân viên người Nhật đã kết hợp với nhau cùng thực hiện chương trình radio nhằm truyền tải những thông tin về thành phố Kobe (như đăng ký vào khu nhà ở tạm) và những thông tin trong khu vực sinh sống (như buổi hoà nhạc nhằm ủng hộ người bị thiệt hại nặng nề bởi động đất). Sau đó xuất hiện thêm nhiều người xây dựng chương trình radio dạy tiếng Nhật cho người Việt hay chương trình radio giúp cho người Nhật hiểu thêm nhiều hơn về văn hoá Việt Nam …Và vị khách tham gia chương trình ngày hôm nay – chú Trần Thế Vinh cũng là một trong những người đã từng phụ trách chương trình radio bằng tiếng Việt.

●Vinhさんのお話/ Những chia sẻ của chú Vinh

―Vinhさんは、「Tiếng Vọng Quê Hương」と「Chào Các Bạn」という番組を担当されていました。番組はどのような番組でしたか?
Chú Vinh đã từng phụ trách chương trình radio với tên gọi là “Tiếng vọng quê hương” và “Chào các bạn”. Đó là chương trình như thế nào?

番組はニュースがメインです。神戸市のニュース、災害の被害にあった人に関するニュース、ベトナムのニュース、世界のニュースについて伝えました。ベトナムの音楽をかけたり、文化の紹介もしていました。
Chương trình có nội dung chủ yếu về tin tức thời sự. Cụ thể là tin tức của thành phố Kobe, tin tức liên quan tới những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tin tức Việt Nam, tin tức thế giới. Ngoài ra cũng có giới thiệu văn hóa Việt Nam trên nền nhạc là những ca khúc Việt Nam.

―どうしてラジオ番組を始めることになったのですか?
Tại sao chú Vinh bắt đầu làm chương trình radio ạ?

震災が起きた直後はベトナム人の神父さんが来ていてその番組をやっていましたが、交代する形で、番組を始めました。震災後、私もその番組を聞いており、日本語がわからないベトナム人にとって有益だと思っていました。自分は時間があったので、番組を引き継ぐことにしました。
Ngay sau khi động đất xảy ra, cha xứ người Việt Nam đến và bắt đầu làm chương trình này theo hình thức thay phiên. Sau động đất thì tôi cũng có nghe chương trình và cảm thấy rất có ích đối với những người Việt Nam không biết tiếng Nhật. Vì bản thân cũng có nhiều thời gian rảnh nên đã tiếp nối trở thành người phụ trách chương trình.

―現在、FMYYはインターネットラジオですが、当時は、コミュニティーラジオとして77.8MHzで放送していました。通勤する車の中でVinhさんのラジオ番組を聞いていた人もいると聞きました。
Hiện nay, FMYY là chương trình được phát sóng trên internet nhưng trước kia thì được truyền phát trên tần số 77,8MHz với vai trò là đài phát thanh công cộng. Cũng có người đã nghe chương trình radio của chú Vinh trong lúc lái xe ô tô đi làm.

最初は生放送で、情報を伝えていました。毎日、ベトナム語番組が流れていた時もあります。朝に放送し、昼にも再放送していました。途中から収録で放送するようになり、週に1回になりました。
Ban đầu chương trình của chú được phát sóng trực tiếp để truyền tải tin tức. Chương trình được truyền phát hàng ngày, được phát sóng trực tiếp vào buổi sáng và phát lại vào buổi chiều. Và nhiều năm sau thì đổi thành hình thức thu âm rồi phát sóng theo lịch trình 1 lần/tuần.

―Vinhさんは神戸に暮らして31年になるとのことですが、この31年で、神戸での暮らしは変わりましたか?
Chú Vinh đã sống ở Kobe ở Kobe được 31 năm. Vậy chú thấy cuộc sống ở Kobe có gì thay đổi trong 31 năm qua không ạ?

神戸は、震災後、多くの家屋や工場が倒壊したことで、地震後、多くの変化がありました。ここに住んでいるベトナム人は、靴の工場などで働いていた人も多かったので、当時、ベトナム人はとても苦しかったです。当時、多くの靴工場が倒壊しました。非常に困難が多く苦しかったです。しかし、苦難の数年を過ごした後、速いスピードで復興をし、現在、この長田の街はとても美しくなりました。私の生活も地震の影響を大きく受けましたが、克服しようと努力したので乗り越えることができました。
Do bị ảnh hưởng từ động đất nên đã có rất nhiều nhà cửa và nhà xưởng bị sụp đổ, vì thế mà Kobe cũng có rất nhiều xáo trộn sau động đất. Người Việt Nam sống ở đây chủ yếu là đi làm tại các hãng giày nên lúc bấy giờ họ đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều nhà xưởng sản xuất giày bị sập nên vô cùng khổ cực. Nhưng mà sau khi trải qua những năm tháng khổ cực thì với sự khôi phục với tốc độ nhanh chóng thì hiện nay quận Nagata đã trở nên rất đẹp. Cuộc sống của chú cũng bị ảnh hưởng to lớn bởi động đất nhưng vì mình cố gắng vượt qua nên cuối cùng cũng có thể vượt qua.

―私たちは「住みやすい街を作るための情報発信番組」という名前の番組を放送していますが、Vinhさんにとって、神戸・長田はどのような街ですか?
Chúng tôi đang phát sóng một chương trình có tên là “Chương trình phổ biến thông tin để tạo ra một thành phố dễ sống”. Đối với chú Vinh, Kobe – Nagata là thành phố như thế nào?

私の意見では、神戸市は日本で一番住みやすいかもしれません。この街の人々はとてもオープンで、外国人の生活習慣に慣れています。神戸市長田区にはベトナム人がとても多く暮らしていて、共生しています。
Theo tôi thì có lẽ thành phố Kobe là thành phố dễ sống nhất ở Nhật Bản. Con người ở thành phố này rất cởi mở và họ quen với việc sống chung với người ngoại quốc. Ở quận Nagata – thành phố Kobe có rất nhiều người Việt Nam sinh sống nên mọi người rất là hòa đồng.

●Thuyの感想/ Cảm tưởng của Thủy
私にとっても神戸市は本当にとても住みやすいです。留学生だった頃、私も神戸にいました。そして、私が初めて日本に来た時、たくさんの驚きがありました。そして日本では、ベトナム人が初めて見る多くのルールがあります。例えば、ごみの分類の問題があります。区役所で住所を登録しようとすると、いくつかのガイドを受け取ります。その中に、ごみを分別するためのベトナム語のガイドがあり、当時はとても便利だと思いました。これは、神戸が暮らしやすい街だと言うことのできる特徴のひとつです。また、現在、神戸市にはベトナム人が増えており、病院などにもすでにベトナム語のガイドがあるところもあります。
Đối với Thủy thì thành phố Kobe thật sự rất là dễ sống. Khi còn là du học sinh, Thủy đã từng ở Kobe. Khi mà lần đầu tiên đến Nhật thì Thủy đã có rất nhiều bỡ ngỡ. Ở Nhật thì có rất nhiều quy định mà người Việt mình lần đầu tiên nhìn thấy. Ví dụ như là vấn đề phân loại rác. Khi mà lên đăng ký địa chỉ ở ủy ban quận thì sẽ được nhận một số giấy tờ hướng dẫn. Trong đó có cả tờ hướng dẫn cách phân loại rác bằng tiếng Việt. Lúc đó Thủy cảm thấy vô cùng tiện lợi. Đấy là một trong những đặc điểm thể hiện Kobe là một thành phố dễ sống. Ngoài ra, hiện nay người Việt sinh sống ở thành phố Kobe ngày càng nhiều cho nên một số nơi như là bệnh viện thì cũng đã có hướng dẫn bằng tiếng Việt.

●番組をふりかえって/ Tổng kết nội dung của chương trình
Vinhさんは神戸・長田が住みやすい街だと考える理由の一つに、神戸に住む多くの人がが外国人の生活習慣を理解しているからだと言っていました。また、Thuyは日本での生活上のルールについて、神戸市は日本に来たばかりの人にもわかりやすく示しているため、住みやすいのではないかと感想を述べていました。このように、住みやすい街を創るためには、背景が異なる人々がお互いの生活習慣を理解できるようにしていくことが重要だと考えられます。
Chú Vinh đã chia sẻ rằng một trong những lý do để cho rằng quận Nagata, thành phố Kobe là một thành phố dễ sống đó chính là việc nhiều người sinh sống ở Kobe thấu hiểu được cuộc sống sinh hoạt của người nước ngoài. Và Thủy cũng đã có những cảm tưởng về Kobe là một thành phố dễ sống khi nói về những quy định trong cuộc sống sinh hoạt tại Nhật được thành phố Kobe hướng dẫn một cách rất dễ hiểu ngay cả đối với những người vừa đến Nhật. Theo đó, để xây dựng một thành phố dễ sống thì điều quan trọng chính là việc thấu hiểu cuộc sống sinh hoạt chung của những người có hoàn cảnh khác nhau.

震災から復興する中で、Vinhさんはベトナム語番組を担当してきました。そして、震災から25年を経た今でも、私たちはまた新たな番組を制作しています。今回の番組では、「神戸は住みやすい街」だという話が出てきましたが、今回、新型コロナウイルス感染症の影響で顕在化しているように、すべての人にとって住みやすい街にするためには、まだ解決すべき問題は残っています。常に街は変わっていきますが、その中で、この番組も一緒に変化しながら、住みやすい街を創れるようにできたらいいのではないかと感じました。それではまた番組でお会いしましょう。
Trong quá trình khôi phục cuộc sống sau động đất, chú Vinh đã phụ trách chương trình radio bằng tiếng Việt. Và hiện nay, sau 25 năm kể từ ngày động đất xảy ra, chúng tôi vẫn đang xây dựng chương trình mới. Trong số phát sóng ngày hôm nay đã đề cập đến câu chuyện “Kobe là một thành phố dễ sống” nhưng hiện tại do ảnh hưởng của dịch bệnh truyền nhiễm virus Corona chủng mới, để có thể xây dựng một thành phố dễ sống cho tất cả mọi người thì còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Thành phố thì vẫn luôn thay đổi và chúng tôi nhận thấy rằng chương trình cũng nên đổi thay theo đó để có thể tạo ra một thành phố dễ sống. Xin hẹn gặp lại vào chương trình lần sau.