Tháng 10 năm 2023 (phần 2) “Vai trò của phương tiện truyền thông trong thời gian thảm họa” / 2023年10月(Part 2)「災害時のメディアの役割」


住みやすい日本を創るための情報発信番組
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2023年10月(Part 2)「災害時のメディアの役割」
Tháng 10 năm 2023 (phần 2) “Vai trò của phương tiện truyền thông trong thời gian thảm họa”

皆さん、こんにちは。今回はベトナム夢KOBEのAnh ThưとHayashi Takayaが日本に暮らすベトナム人に役立つ情報をお伝えします。
Xin chào quý vị và các bạn! Anh Thư và Hayashi Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích cho người Việt hiện đang sinh sống tại Nhật Bản trong chương trình ngày hôm nay.

前回の番組では「1923年9月1日の関東大震災」についてお伝えしました。
Trong chương trình lần trước, chúng tôi đã chia sẻ về “Trận đại động đất Kanto ngày 1 tháng 9 năm 1923”.

Tháng 10 năm 2023 (Phần 1) “Trận đại động đất Kanto ngày 1 tháng 9 năm 1923” / 2023年10月(Part 1)「1923年9月1日の関東大震災」

今回は「災害時のメディアの役割」についてお伝えします。
Lần này chúng tôi sẽ chia sẻ về “Vai trò của phương tiện truyền thông trong thời gian thảm họa”.
災害が起こると不安になる人は多いと思います。その時に、スマートフォンやパソコンで情報を調べたり、テレビでニュースを見たりして、最新情報を得て、安心したいという人もいると思います。
Khi thảm họa xảy ra, sẽ có nhiều người cảm thấy bất an. Lúc đó, tôi nghĩ sẽ có người dùng điện thoại và máy tính để tra cứu thông tin, xem tin tức trên TV, có được tin mới nhất để yên tâm hơn.

私も、新型コロナウイルス感染症が広がってきて、家にいた時はもう調べるのはやめて他のことをしようと思っても、いつもテレビをつけながら、ついついインターネットで情報を集めてしまうということがありました。
Tôi cũng vậy, khi mà dịch covid truyền nhiễm phát tán rộng, khi ở nhà dù có muốn ngưng tra cứu và đi làm việc khác nhưng tự hay lúc nào cũng vừa bật TV vừa lên mạng thu thập thông tin.
前回の番組で紹介した1923年の関東大震災の際にも不安に思った人が多かったようです。
Có lẽ cũng đã có nhiều người cảm thấy bất an khi trận đại động đất Kanto năm 1923 mà chúng tôi giới thiệu số lần trước xảy ra.

関東大震災の後、「朝鮮人が井戸に毒を入れた」、「朝鮮人が放火した」といった噂やデマが広まって、朝鮮人が殺されてしまうという事件もありました。冷静に考えれば、「〇〇人だから△△をする」という単純な行動はありうるのかは疑わしいです。災害が起こった時には何人(なにじん)であっても、そこを生き抜くことに必死になっているはずで、自分の命も犠牲になるようなことをするでしょうか。
Sau trận đại động đất Kanto, có vài lời đồn và tin vịt như “Người Triều Tiên bỏ độc vào giếng nước”, “Người Triều Tiên phóng hỏa”, v.v… và còn có cả vụ việc người Triều Tiên bị sát hại. Nếu bình tĩnh suy nghĩ, thì hành động đơn thuần kiểu “Vì là người…nên…”có khả năng như thế là điều đáng nghi ngờ. Khi có thảm họa thì dù là người gì đi chăng nữa, chắc chắn ai cũng cố gắng sống sót thoát ra, chả nhẽ họ lại làm những chuyện để hy sinh mạng sống của chính mình như vậy.

今でも「フェイクニュース」という言葉があり、災害が起こった時に偽物の画像がインターネット上で拡散されるということがあります。災害が起こった際に、冷静な判断ができるようにするために、メディアには何ができるでしょうか。
Ngay cả hiện nay, chúng ta có từ “Fake news, tin giả”, đoạn phim giả thì bị phát tán trên mạng khi có động đất. Khi thảm họa xảy ra, để có thể phán đoán một cách bình tĩnh thì phương tiện truyền thông có thể làm được gì?
FMYYの番組の中には、1995年1月17日の阪神・淡路大震災の時の経験を語る番組もあります。この中で、1995年であっても朝鮮人への差別によって、安心して避難することができなかったという語りもありました。
Trong chương trình của FMYY, có số phát sóng kể về kinh nghiệm khi xảy ra đại động đất Hanshin Awaji ngày 17 tháng 1 năm 1995. Trong đó, có lời kể rằng người ta không thể yên tâm lánh nạn vì sự phân biệt đối với người Triều Tiên kể cả khi ấy là năm 1995.

日本に暮らしている在日コリアンの人の中には、日本名と朝鮮語の名前を持っている人がいますが、普段、朝鮮語の名前を使用している人であっても、避難所名簿では日本名を使用したため、普段、朝鮮語の名前を使っている友人には避難所で見つけてもらうことができなかったそうです。
Trong số những người Hàn sống tại Nhật, có người mang hai cái tên gồm tên tiếng Nhật và tên tiếng Hàn, nhưng thông thường, kể cả đó là người đang sử dụng tên tiếng Hàn đi chăng nữa, vì đã dùng tên tiếng Nhật ở danh sách tại nơi lánh nạn nên thường bạn bè sẽ không thể tìm thấy họ.
その中で、FMわぃわぃの番組ではあえて朝鮮語で放送をすることで、避難所では繋がることのできなかった人々が再び繋がり合うきっかけを作ることになりました。メディアが人と人を分断するのではなく、人と人がつながり合い、安心できる空間を作るために役立つことができた例だと言えます。
Chương trình của FMYY đã dám dùng tiếng Triều Tiên để phát sóng, tạo ra lý do để một lần nữa kết nối những người đã không thể gắn kết ở nơi lánh nạn với nhau. Có thể nói đây là một ví dụ chứng minh rằng phương tiện truyền thông không dùng để chia rẽ con người với con người mà nó giúp ích để kết nối họ lại với nhau, tạo ra không gian khiến ai cũng cảm thấy yên tâm.

それではまた次回、番組でお会いしましょう。
Chương trình đến đây là kết thúc. Xin chào tạm biệt và Hẹn gặp lại!