住みやすい日本を創るための情報発信番組
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2022年2月「ベトナム語番組で災害をテーマにすることの意義」
Tháng 2 năm 2022 “Ý nghĩa của việc chọn Thiên tai làm chủ đề cho chương trình phát sóng thông tin bằng tiếng Việt”
皆さん、こんにちは。今回はベトナム夢KOBEのVu Thi Thu Thuyと林貴哉が日本に暮らすベトナム人に役立つ情報をお伝えします。
Xin chào quý vị và các bạn! Vũ Thị Thu Thủy và Hayashi Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích cho người Việt hiện đang sinh sống tại Nhật Bản trong chương trình ngày hôm nay.
1995年に阪神・淡路大震災が発生してから、2022年1月17日で丸27年です。
Ngày 17 tháng 1 năm 2022 vừa qua là tròn 27 năm ngày xảy ra trận đại động đất Hanshin Awaji năm 1995.
神戸市長田区では1月17日に鉄人公園で「1.17KOBEに灯りをinながた」が開催されました。この番組でも3年前に「1.17KOBEに灯りをinながた」について紹介しました。
Cũng trong ngày 17/1, tại công viên người sắt Tetsujin tại quận Nagata, thành phố Kobe đã tổ chức “Sự kiện thắp nến Kobe in Nagata 17/1”. Chúng tôi cũng đã giới thiệu về sự kiện thắp nến này trong chương trình được phát sóng vào 3 năm trước.
去年と今年は、新型コロナウイルス感染症の影響で、当日、多くのボランティアの方に参加することや、ボランティアの方向けのフォーの炊き出しをすることはできませんでした。
Năm ngoái và năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh truyền nhiễm virus Corona chủng mới nên ngày hôm đó, nhiều tình nguyện viện không thể tham gia nên cũng không thể tổ chức hoạt động nấu phở hỗ trợ tình nguyện viên.
ですが、1.17KOBEに灯りを in ながたの実行委員会の皆さんが、感染拡大の予防を最優先させながら、被災された方への祈りの場を作ってくださったことで、被災した多くの方の想いを感じながら、まちづくりに携わっていくことの重要性を感じました。
Tuy nhiên, các thành viên trong Ban tổ chức “Sự kiện thắp nến Kobe in Nagata 17/1” đã ưu tiên thực hiện hàng đầu biện pháp phòng chống lan truyền dịch bệnh để tạo ra một nơi tưởng niệm dành cho những nạn nhân của trận động đất. Bằng cách đó, mọi người đã có thể tưởng nhớ về những người nạn nhân vừa cảm thận được tầm quan trọng của việc tham gia vào xây dựng phục hưng thành phố.
2020年3月に放送した「震災の記憶の次世代への継承」という番組では、神戸市長田区の小学校に通う子どもたちをゲストに迎えて、「しあわせ運べるように」という歌を紹介しました。
Trong lần phát sóng vào tháng 3/2020 với chủ đề là “Việc kế thừa ký ức về động đất của thế hệ tiếp theo” có sự tham gia của khách mời là các em học sinh đến từ một trường tiểu học trong quận Nagata, thành phố Kobe, chúng tôi đã giới thiệu về bài hát “Để có thể mang tới niềm hạnh phúc”.
2020年3月「震災の記憶の次世代への継承」 / Tháng 3 năm 2020 “Việc kế thừa ký ức về động đất của thế hệ tiếp theo”
今回の番組では、この「しあわせ運べるように」という歌に加えて、復興隊の「夢光る街」という曲を取り上げます。
Và trong chương trình lần này, bên cạnh bài hát “Để có thể mang tới niềm hạnh phúc”, chúng tôi cũng muốn chia sẻ tới các bạn bài hát “Thành phố thắp sáng ước mơ” của Đội phục hưng.
この2つの歌を通して、阪神・淡路大震災を経験していない私たちがこの神戸で活動することの意義、たかとりコミュニティセンターでの今の活動について考えていきたいと思います。
Thông qua 2 bài hát này, chúng tôi – những người đã không trải qua trận đại động đất Hanshin – Awaji mong muốn hiểu hơn về ý nghĩa của những hoạt động tại thành phố Kobe cũng như hoạt động hiện nay của Trung tâm cộng đồng Takatori.
震災で生まれた「しあわせ運べるように」は2021年1月17日に神戸市の歌になりました。「しあわせ運べるように」という歌の歌詞の中には、「傷ついた神戸を元の姿に戻そう」という部分があります。林はその歌詞を聞くと、はっとさせられます。
Bài hát “Để có thể mang tới niềm hạnh phúc” ra đời vào hoàn cảnh thảm họa động đất đã trở thành bài hát chủ đề của thành phố Kobe vào ngày 17/1/2021. Hayashi khi nghe bài hát “Để có thể mang tới niềm hạnh phúc” đã thật sự bất ngờ và xúc động trước ca từ: “Hãy cùng nhau khôi phục thành phố Kobe đang chịu nhiều tổn thương trở về hình dáng ban đầu”.
林が初めて神戸市長田区を訪れたのは2014年のことでした。その時すでに1995年の阪神・淡路大震災から19年が経っていました。私は「元の姿」を知りません。「多文化共生の街づくり」というミッションからは、明るい未来が想像されます。一方で、「多文化共生」を目指して前を向いて進んでいくと、これまで、神戸で何があったのか、そのことへの関心は薄れていきます。
Lần đầu tiên Hayashi đến quận Nagata, thành phố Kobe là năm 2014. Khi ấy thì trận động đất Hanshin – Awaji năm 1995 đã trôi qua được 19 năm. Do đó, Hayashi không biết “Hình dáng ban đầu” của thành phố là như thế nào. Từ nhiệm vụ “Xây dựng thành phố cộng sinh đa văn hóa” thì dần tưởng tượng ra một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, càng hướng tới mục tiêu “cộng sinh đa văn hóa” thì sự quan tâm về những gì đã xảy ra ở Kobe từ trước đến nay lại càng trở nên mờ nhạt.
1月17日に阪神・淡路大震災に関連する番組を作成し、そして、3月になると東日本大震災に関する番組を作成するというだけでは、被災した方からは「何も経験していない人が何を語れるのか?」と批判されそうな気もします。それでも、たかとりコミュニティセンター、FMわぃわぃ、ベトナム夢KOBEに関わる者として、震災を経験した方の経験を踏まえて、過去と未来をどうつないでいくのかが重要だと思います。
Chỉ nói đến việc xây dựng và thực hiện chương trình về trận động đất Hanshin – Awaji ngày 17.1 và chương trình về trận động đất Higashi Nihon, Hayashi cũng đã lo lắng sẽ bị những nạn nhân của trận động đất chỉ trích rằng: “Những người không có một chút trải nghiệm nào lại có thể nói được cái gì?”. Mặc dù vậy, với tư cách là người có liên quan đến Trung tâm cộng đồng Takatori, FMYY, VIETNAM yêu mến KOBE, dựa trên trải nghiệm của những người đã trải qua động đất, Hayashi nghĩ rằng việc kết nối quá khứ và tương lai như thế nào mới là điều quan trọng.
過去と未来の結びつきの重要性について考えるようになったのは、この番組を担当するようになったからです。今は「HAY AN NHIEN MA SONG」というタイトルですが、当初は、「PHONG CHONG THIEN TAI」というタイトルで、日本に来たばかりのベトナムの方に、日本の災害とその対策について紹介していました。この番組作りを通して、日常生活が「いつも通りに行かなくなった時」を想定して、備えをしておくことの重要性を感じました。
Có được suy nghĩ về việc kết nối quá khứ với tương lai đó là khi Hayashi được trở thành người phụ trách của chương trình này. Chương trình hiện nay có tên gọi là “Hãy an nhiên mà sống” nhưng ban đầu nó có tên là “Phòng chống thiên tai”, là chương trình giới thiệu thông tin thiên tai ở Nhật Bản và biện pháp phòng chống dành cho những người Việt Nam vừa mới đến Nhật. Thông qua việc xây dựng chương trình này, Hayashi cảm nhận được tầm quan trọng của việc tự đặt ra giả thuyết về khi cuộc sống hàng ngày “không diễn ra như bình thường” rồi phải chuẩn bị trước các biện pháp ứng phó.
非常事態が起きた時のために備えることが必要だと考えられるようになったのは、番組を共同で制作しているFMわぃわぃの金千秋さんのおかげです。日々、発生する災害に注意を向け、それに対して人々がどのように対応しているのかを知ることは、いざ自分の命が危機にさらされた時に生き延びるための行動を取れることにつながります。
Hayashi có được suy nghĩ về tầm quan trọng của việc chuẩn bị biện pháp đối phó trong trường hợp khẩn cấp đó là nhờ vào cô Kim Chiaki của FMYY cũng là người cùng thực hiện chương trình này. Việc hàng ngày chú ý tới những thiên tai có thể xảy ra và tìm hiểu trước biện pháp ứng phó đối với những thiên tai đó sẽ giúp cho mọi người có những hành động để tồn tại khi tính mạng của mình đang bị đe dọa.
そして、「HAY AN NHIEN MA SONG」になってからも、今暮らしている街をより暮らしやすい場所にしていこうと取り組んできた方々の思いを知ることができました。2021年7月(第1回)の番組で黒谷静香さんにゲストに来てもらった時のタイトルは、「震災と私(2):たった一つの命を守る準備 食べ物編」でした。
Sau này, khi chương trình đổi tên thành “Hãy an nhiên mà sống” thì Hayashi cũng hiểu hơn về suy nghĩ của những người đang nỗ lực cố gắng xây dựng thành phố mình đang sinh sống thành nơi dễ sống hơn. Đó là chương trình phát sóng lần thứ 1 trong tháng 7 năm 2021 có sự tham gia của khách mời là cô Kurotani Shizuka với chủ đề là: “Động đất và tôi(2): Chuẩn bị để bảo vệ mạng sống – Chuẩn bị về thực phẩm”.
災害に自分が遭うことは、限られています。そして、海外から日本に来ている人は、まさか自分が日本にいる間に災害が発生するとは思っていないかもしれません。それでも、いつ発生するかわからない災害に対応するには、「たった一つの命を守る」ための準備をしておくことがとても重要です。そのことを呼びかけ続けるという点にこのベトナム語番組が、災害について発信を続けることの意義があると思います。
Số lần Hayashi trải qua thiên tai thì rất hạn chế. Hơn nữa, có thể nhiều người từ nước ngoài đến Nhật không nghĩ rằng thảm họa sẽ xảy ra khi họ đang ở Nhật. Mặc dù vậy, để đối phó với những thiên tai không biết có thể xảy ra lúc nào thì việc chuẩn bị sẵn sàng trước để “bảo vệ mạng sống” là điều cực kỳ quan trọng. Với ý nghĩa nhằm tiếp tục kêu gọi về điều đó, Hayashi cho rằng chương trình phát sóng thông tin bằng tiếng Việt này sẽ tiếp tục truyền tải thông tin về thiên tai.
そして、災害についての発信はベトナム語番組を通してだけでなく、神戸市長田区でも毎年、実施されています。「1.17KOBEに灯りをin ながた」の会場に行くと、普段、活動をしている団体の枠を超えて、この長田の街づくりを担ってきた、いろいろな人に出会うことができます。
Việc truyền tải thông tin về thiên tai không chỉ thông qua chương trình bằng tiếng Việt mà còn được thực hiện bằng hoạt động thường niên tại quận Nagata, thành phố Kobe. Nếu đến quảng trường tổ chức “Sự kiện thắp nến Kobe in Nagata 17/1”, bạn có thể gặp gỡ nhiều người – những người phụ trách xây dựng quận Nagata này, vượt ra ngoài khuôn khổ của các nhóm hoạt động thông thường.
「1.17KOBEに灯りをin ながた」の会場に集う人は、震災を経験した人も、家族や知り合いを失った人も、私のように震災当時は関西にいなかった人も、さらには、当時はまだ生まれていなかった人もいます。
Trong số những người tập trung ở quảng trường tổ chức “Sự kiện thắp nến Kobe in Nagata 17/1” có những người trải qua động đất, có những người đã mất đi gia đình, người quen bởi động đất, có những người không ở Kansai tại thời điểm xảy ra động đất giống như Hayashi và có cả những người chưa sinh ra tại thời điểm đó.
ろうそくに火を灯し、その日がゆれるのを見つめることで、連綿と続く「日常」が一旦ストップするような感覚になります。その時間には、1995年1月17日という起点、その日以降、神戸で起こったこと、私の知らないその前の生活など、過去に想いを馳せることになります。そして、それは、これから自分はこの神戸長田でどう活動をしていこうかと考える時間にもなります。
Thắp nến và nhìn bóng hoàng hôn dần buông xuống, Hayashi có cảm giác như dòng chảy liên tục của “cuộc sống hàng ngày” dường như dừng lại. Khi đó, Hayashi nghĩ về quá khứ, về thời điểm ngày 17/1/1995, về những gì đã xảy ra ở Kobe sau hôm đó, về cuộc sống trước kia mà Hayashi không biết. Và đó cũng là thời gian để Hayashi suy nghĩ về những hoạt động mình nên làm tại quận Nagata, thành phố Kobe từ nay về sau.
ここで、ひとつ歌を紹介します。たかとりコミュニティセンターにいると、たまに聞こえてくる曲に「夢光る街」があります。過去と未来をつなぐ「今」をどう生きるのか。それを問うこと。ベトナム語番組に与えられた役割の一つのように思います。
Bây giờ, Hayashi xin được giới thiệu một bài hát. Khi ở Trung tâm cộng đồng Takatori thì thi thoảng Hayashi cũng nghe thấy bài hát “Thành phố thắp sáng ước mơ” của Đội phục hưng. Làm thế nào để sống ở “hiện tại” mà có thể kết nối quá khứ và tương lai? Phải đặt ra câu hỏi đó. Hayashi nghĩ rằng đó cũng là một trong những nhiệm vụ được đặt ra cho chương trình phát sóng thông tin bằng tiếng Việt.
「夢光る街」は以下のサイトから聞くことができます。
Có thể nghe bài hát “Thành phố thắp sáng ước mơ” bằng cách truy cập vào trang web dưới đây.
大震災を語り継ぐSelection15 つながり編「まず自分が生き延びる、自分が生き延びたら人を助ける」
● Thuyの感想 / Cảm nhận của Thủy
Thuyは、林さんが紹介した復興隊「夢光る街」の歌詞を聞いて、とても感動しています。特に、最後の「新しい街をつくろう 夢を育むこの街を/新しい道を作ろう 未来へつながるこの道を/心の扉を開きながら 夢光る街 神戸を・・・」の部分です。
Bài hát “Thành phố thắp sáng ước mơ” của Đội phục hưng mà Hayashi giới thiệu ở trên có những ca từ khiến Thủy vô cùng xúc động. Đặc biệt là những câu cuối: “Hãy cùng xây dựng thành phố mới – thành phố này sẽ nuôi dưỡng ước mơ/ Hãy cùng tạo ra những con đường mới – con đường này sẽ kết nối tới tương lai/ Vừa mở cánh cửa trái tim để xây dựng Kobe – thành phố thắp sáng ước mơ …”
1995年の阪神・淡路大震災から27年が経ちました。政府と国民の努力のおかげで、今日の神戸市は外から見ると、大いに復興しているように見えます。そのことで、歴史を知らずに神戸に初めて来た外国人は、神戸は、非常に発展していて、近代的で住みやすい都市であるという印象を受け、神戸が過去の地震によってどのくらいの被害を受けたかということには思い至らないでしょう。このような情報不足のせいで、日本に住む多くの外国人は防災を軽視しているのではないでしょうか。
Đã 27 năm trôi qua kể từ ngày xảy ra trận động đất Hanshin – Awaji năm 1995. Nhờ sự nỗ lực của chính quyền và người dân mà diện mạo của thành phố Kobe ngày nay đã được khôi phục rất nhiều, khiến cho những người nước ngoài lần đầu tiên đến Kobe nếu không tìm hiểu lịch sử thì sẽ có ấn tượng rằng Kobe là một thành phố cực kỳ phát triển, hiện đại và dễ sống, mà không hề biết rằng Kobe đã từng trải qua những tổn thương mất mát to lớn đến nhường nào từ trận động đất trong quá khứ. Phải chăng chính vì sự thiếu sót tìm hiểu thông tin đó mà nhiều người nước ngoài sinh sống ở Nhật luôn chủ quan trong vấn đề phòng chống thiên tai?
Thuyのような外国人は、地震や津波などの自然災害が少ない国で生まれ育ち、自然災害に対処した経験がありません。そのような経験がないため、林さんが話していたように、自分が日本にいる間に自然災害は起こらないだろうと主観的に考える人が多く、事前に情報を集めたり、対策をしたりすることはありません。しかし、Thuyは、このベトナム語の情報放送を行うことで、防災についてより多くの知識を学ぶことができたので、誰よりも幸運です。それ以来、Thuyは、皆さんが警戒意識を持てるように、日本の友人や知人との日常の会話の中で、いつもNHKニュース防災、Yahoo防災情報などの有用な情報やスマートフォンのアプリを知り合いとシェアするようにしています。林さんと同じ意見で、今回のベトナム語情報放送のテーマとして「自然災害」を選んでいるのは、神戸市がいつまでも住みやすい街であり続けるように、リスナーの皆さんに防災意識を呼びかけるためだとThuyも思っています。
Những người nước ngoài như Thủy, sinh ra và lớn lên ở một đất nước ít xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần nên không có kinh nghiệm thực tế trong việc đối phó với thiên tai. Chính vì chưa được trải nghiệm nên giống như Hayashi chia sẻ ở trên rằng nhiều người sẽ chủ quan cho rằng thiên tai sẽ không xảy ra khi mình đang ở Nhật nên không tìm hiểu trước thông tin và chuẩn bị biện pháp đối phó. Tuy nhiên, Thủy may mắn hơn mọi người đó là thông qua thực hiện chương trình phát sóng thông tin bằng tiếng Việt này mà học hỏi thêm được nhiều kiến thức về phòng chống thiên tai. Từ đó, trong những câu chuyện hàng ngày với bạn bè, người quen ở Nhật, Thủy thường xuyên chia sẻ những thông tin và các phần mềm điện thoại hữu ích như NHKニュース防災、Yahoo防災情報 cho mọi người, nhằm giúp cho mọi người nâng cao tinh thần cảnh giác. Cùng chung quan điểm với Hayashi, Thủy cho rằng việc chọn “Thiên tai” làm chủ đề cho chương trình phát sóng thông tin bằng tiếng Việt này chính là nhằm kêu gọi tinh thần phòng chống thiên tai đến người nghe, để thành phố Kobe mãi luôn là thành phố dễ sống.
それではまた次回、番組でお会いしましょう。
Chương trình đến đây là kết thúc. Xin chào tạm biệt và Hẹn gặp lại!