住みやすい日本を創るための情報発信番組
HÃY AN NHIÊN MÀ SỐNG
2021年10月(第2回)「日本の大学入試の準備:勉強編―入試までの勉強ってどうやって進めるの?―」
Tháng 10 năm 2021 (lần thứ 2) “Chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào đại học Nhật Bản: Phần học tập – Tiến hành học như thế nào cho đến kỳ thi đầu vào?”
皆さん、こんにちは。今回はベトナム夢KOBEのAnh ThưとTakayaが日本に暮らすベトナム人に役立つ情報をお伝えします。
Xin chào quý vị và các bạn! Anh Thư và Takaya của VIETNAM yêu mến KOBE xin được tiếp tục chia sẻ những thông tin hữu ích cho người Việt hiện đang sinh sống tại Nhật Bản trong chương trình ngày hôm nay.
2021年8月(第2回)と9月(第2回)の番組では、ベトナム夢KOBEの学習支援教室のメンバーをゲストに迎えて日本での大学生活や大学入学試験についてお伝えしてきました。
Tại số phát sóng thứ 2 của tháng 8 và tháng 9 năm 2021, chúng tôi đã đón tiếp một vị khách là thành viên của lớp Hỗ trợ học tập Việt Nam yêu mến KOBE, chia sẻ về cuộc sống sinh viên và kỳ thi đầu vào đại học Nhật Bản.
今回は再び藤井さんをゲストにお迎えして、「日本の大学入試の準備:勉強編―入試までの勉強ってどうやって進めるの?―」というテーマでお話しいただきました。
Lần này, xin 1 lần nữa chào đón chị Fujii và rất vui khi được chị tiếp tục trò chuyện về chủ đề “Chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào đại học Nhật Bản: Phần học tập – Tiến hành học như thế nào cho đến kỳ thi đầu vào?”.
● 自己紹介・導入 / Giới thiệu bản thân, dẫn nhập
こんにちは。ベトナム夢KOBEスタッフの藤井美和です。前々回の番組で、日本の大学受験の概要をお話しさせて頂きました。今回は大学受験の準備について、勉強面に関して具体的にお話しさせて頂きます。よろしくお願いします。
Xin chào. Tôi là Fujii Miwa, nhân viên của Việt Nam yêu mến KOBE. Tại chương trình trước, tôi đã có cơ hội chia sẻ khái quát về việc dự thi vào đại học Nhật Bản. Lần này, xin được nói cụ thể về việc chuẩn bị cho việc dự thi đại học và liên quan đến mảng học tập. Xin mọi người giúp đỡ.
● 高校1年生 / Khi là học sinh trường cấp 3 năm thứ 1
まず高校1・2年生の1年間の流れを説明します。1学期、2学期、3学期のそれぞれで中間テスト、期末テストの2回のテストがあります。その間に模試もあったりします。また、1年生の時に文系・理系の選択の希望調査があり、2年生の時にどちらかを選択します。部活動や学校行事もあり、忙しい日々を送る人も多いと思います。
Đầu tiên tôi xin giải thích về tiến trình 1 năm của học sinh năm 1 và 2 trường cấp 3. Học kỳ 1, 2, 3 sẽ lần lượt có 2 lần kiểm tra là bài kiểm tra giữa kỳ, bài kiểm tra cuối kỳ. Xen giữa cũng sẽ có các bài thi thử. Ngoài ra, khi là học sinh năm 1, sẽ có khảo sát nguyện vọng về lựa chọn ngành xã hội hay tự nhiên, sang năm thứ 2 các em sẽ chọn một trong hai. Hoạt động câu lạc bộ và sự kiện của trường cũng sẽ có nên tôi nghĩ có nhiều em học sinh sẽ trải qua những ngày rất bận.
高校1・2年生の間に勉強面で意識して欲しいポイントを3つお伝えします。
Xin phép được chia sẻ 3 điểm quan trọng mà tôi muốn các em ý thức trong mảng học tập khoảng giữa năm 1 và 2 trường cấp 3.
1つ目は、日々の学習での基礎づくりです。学校の授業の予習や復習、宿題に取り組むことで、学習内容を定着させましょう。分からない箇所は先生や友達に積極的に聞きに行って、分からないまま放置しないようにしましょう。
Điều thứ 1, tạo dựng nền cơ bản trong việc học tập hàng ngày. Hãy cố gắng chuẩn bị cho giờ học trên trường, ôn tập và làm bài về nhà, để nội dung học được nắm chắc. Tích cực hỏi giáo viên và bạn bè những chỗ chưa biết chứ đừng để mặc chúng không có lời giải.
2つ目は、文系・理系の選択です。多くの高校では、2年生の時に文系か理系かを選択します。自分が将来就きたい職業や、大学で学びたい事、大学受験の科目に大きく関わってきます。時間のある1年生のうちから、少しずつ考えてみて下さい。
Điều thứ 2, lựa chọn ngành xã hội hay tự nhiên. Tại nhiều trường cấp 3, các em học sinh sẽ chọn lựa ngành xã hội hay tự nhiên khi là học sinh năm 2. Nó sẽ liên quan nhiều đến lĩnh vực bản thân muốn làm trong tương lai, điều muốn học tại đại học và môn học muốn trải nghiệm trong đại học. Các em hãy suy nghĩ dần từng chút từ khi còn là học sinh năm 1 trường cấp 3, lúc mà mình có nhiều thời gian.
3つ目は夏休みの過ごし方です。夏休みには多くの大学でオープンキャンパスが開かれるので、参加してみて下さい。行きたい大学や自分が学びたい事に関して具体的なイメージが持てるようになると思います。先程お伝えした文系・理系の選択をする上でも役に立つと思います。
Điều thứ 3 là cách trải qua kỳ nghỉ hè. Vì sự kiện thăm trường open campus của các đại học thường được mở nhiều vào dịp nghỉ hè nên các em hãy tham gia thử. Tôi nghĩ từ đó các em sẽ có thể hình dung ra được hình ảnh cụ thể liên quan đến đại học mình muốn đi và những thứ bản thân muốn học Nó cũng sẽ giúp ích trong việc chọn lựa giữa hai ngành xã hội và tự nhiên như đã nói trước.
また、資格取得にもチャレンジしてみて下さい。例えば、英語が得意であれば、英検などがおすすめです。学校での勉強のモチベーションも上がりますし、大学受験の際のアピールポイントにもなります。
Ngoài ra, hãy thử thi lấy chứng chỉ. Ví dụ, nếu giỏi tiếng Anh, tôi khuyên các em nên thử sức với kỳ thi năng lực tiếng Anh. Động lực học tập trên trường không chỉ tăng lên mà nó còn trở thành điểm thu hút khi dự thi đại học.
● 体験記:オープンキャンパス / Nhật ký trải nghiệm: Open campus
私は高校1年生の時に関西地方の大学のオープンキャンパスに参加しました。高校生の時は、将来はなんとなく都会に行きたいな、と思う一方、何がしたいのか分からず、漠然とした不安がありました。「何のためにこんな勉強してるんだろう」と思うことも結構ありました。
Tôi đã tham gia sự kiên thăm trường open campus của đại học khu vực Kansai khi còn là học sinh năm 1 trường cấp 3. Khi là học sinh phổ thông, trái với suy nghĩ rằng tương lai bản thân muốn đi tới thành phố, tôi không biết mình muốn làm gì và cảm thấy một nỗi bất an mơ hồ.
そんな中、オープンキャンパスに行くと、まずキャンパスの広さに圧倒されました。講堂、図書館、食堂などたくさんの施設があり、自転車で大学生がキャンパス内を移動しているのは驚きでした。また、スポーツや音楽など、様々な活動にわいわい楽しそうに取り組んでいる大学生がまぶしく映りました。
Giữa lúc đó, tôi đi thăm đại học qua sự kiện open campus và trước hết là thấy choáng ngợp trước sự rộng lớn của khuôn viên trường. Có nhiều cơ sở vật chất như giảng đường, thư viện, nhà ăn, v.v, còn bất ngờ khi thấy sinh viên di chuyển bằng xe đạp trong khuôn viên. Hơn nữa, hình ảnh những anh chị sinh viên đang tích cực hoạt động câu lạc bộ đa dạng như thể thao và âm nhạc một cách phấn khích, vui vẻ hiện lên đầy vẻ sáng rỡ.
たった1日でしたが、なんとなく「大学って自由で楽しそうだな。」と、高校とは大きく違う大学の空気を感じることができてよかったと思います。将来の不安や日々のモヤモヤがすぐに解消された訳ではありませんが、「大学に行ってみたら、何か変わるかも」と少し前向きになれた気がします。皆さんも迷っている人がいれば、ぜひ一度行ってみて下さい。
Tuy chỉ có 1 ngày nhưng tôi thấy thật tốt vì mình đã phần nào cảm nhận được không khí của đại học khác biệt to lớn so với trường cấp 3 rằng “Ôi đại học có vẻ thật tự do và vui vẻ”. Không hẳn nỗi bất an tương lai và phiền não hàng ngày đã được xóa bỏ hoàn toàn, nhưng tôi có cảm giác mình tích cực lên một chút rằng “Nếu thử đi lên đại học thì chắc hẳn sẽ có điều gì đó thay đổi”. Nếu ai đó còn đang phân vân thì nhất định hãy thử đi 1 lần.
● 高校3年 / Học sinh năm 3 trường cấp 3
次に、高校3年生の1年間の流れを説明します。基本的には1・2年生と同じで、中間テスト・期末テストの2回のテストが学期ごとにあります。ただ2学期以降は、模試の回数が増えたり、大学受験の手続きをしていったりするため、忙しくなります。
Tiếp theo, tôi xin giải thích về tiến trình 1 năm của học sinh năm 3 trường cấp 3. Về cơ bản thì nó cũng giống với học sinh năm 1 và 2, có 2 lần thi là giữa kỳ và cuối kỳ trong từng học kỳ. Nhưng từ học kỳ 2 trở đi, số lần thi thử sẽ gia tăng, các em cũng phải làm thủ tục dự thi đại học nên sẽ bận hơn.
高校3年生の受験生の時に意識して欲しいポイントは、模試の活用方法です。
Điều tôi muốn các em chú ý khi là thí sinh dự thi ở lứa tuổi năm thứ 3 trường phổ thông đó là phương pháp vận dụng các bài thi thử.
まず、模試というのは何でしょうか。普段の中間テストや期末テストと何が違うのでしょうか。その名の通り、大学受験を想定した「模擬試験」です。校内のテストと異なり、全国の大学受験を目指す生徒が受験します。そのため、多くの受験生の中で、自分の学力を確認することができます。普段の定期試験だと校内での順位になりますが、模試では全国水準でどの位置にいるのかを知ることができます。
Đầu tiên, thi thử là gì. Nó có khác với kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ như bình thường hay không. Theo đúng như tên gọi thì đó là “bài thi thử” giả định như dự thi đại học. Khác với những bài kiểm tra trong trường, những học sinh đang nhắm tới kỳ thi đại học sẽ dự thi. Vì vậy, trong số nhiều thí sinh dự thi, các em có thể xác định được lực học của mình. Nếu như là kiểm tra định kỳ trong trường như bình thường thì các em sẽ được xếp thứ hạng chỉ trong trường, còn tại kỳ thi thử thì các em có thể biết được vị trí ở mức chuẩn toàn quốc.
そして、自分の学力が全国の受験生の中ではどの辺りなのか、ということを示す指標として「偏差値」がよく使われます。点数との関係でいうと、テストの平均点と同じ得点を取った場合、偏差値は50というようになっています。「偏差値」は、平均点からどれくらい離れているのかを示しています。もう少し詳しく説明すると、例えば同じ80点を取るとしても、平均点が40点のテストの場合と、平均点が80点のテストの場合とでは、平均点が40点のテストで80点を取る方が偏差値は高くなり、全体の中での学力が高い、ということになります。
Và, khái niệm “độ lệch chuẩn” thường được dùng để cho biết lực học của bản thân nằm ở vùng nào trong số toàn bộ thí sinh dự thi toàn quốc. Nếu nói về mối quan hệ với điểm số, trường hợp đạt điểm ngang với điểm trung bình bài thi thì độ lệch chuẩn sẽ là 50. “Độ lệch chuẩn” chỉ ra khoảng cách so với điểm trung bình là bao nhiêu. Nếu giải thích kỹ hơn thì ví dụ như bạn cùng được 80 điểm nhưng trường hợp điểm trung bình là 40 và trường hợp điểm trung bình là 80 thì ở bài kiểm tra có điểm trung bình là 40, việc bạn đạt 80 điểm cho thấy độ lệch chuẩn cao hơn, lực học khá cao trong số toàn thể.
模試を受けると、その時の自分の偏差値が分かります。また、各大学の合格の目安となる学力水準も偏差値で示されています。そこで、自分の偏差値と行きたい大学の偏差値を照らし合わせて、学力水準を満たすための勉強計画を立てていくことになります。
Nếu dự kỳ thi thử, bạn có thể biết được độ lệch chuẩn của bản thân lúc đó. Hơn nữa, mức chuẩn về học lực được coi như thước đo để đỗ vào các trường đại học cũng sẽ được cho biết qua độ lệch chuẩn. Chính vì thế, so sánh độ lệch chuẩn của bản thân và độ lệch chuẩn của trường đại học muốn đi để xây dựng kế hoạch học tập nhằm đạt được mức chuẩn về học lực.
では、模試をどのように活用していくかについて、2つポイントをお伝えします。
Vậy tôi xin chia sẻ 2 điểm chính về việc vận dụng kỳ thi thử như thế nào.
1つ目は、模試を受ける事によって、志望校を考えるきっかけとして欲しいと言うことです。模試では現時点の自分の学力で、志望校に合格するための水準を満たしているかどうかを判定することができます。志望校合格のために、勉強のモチベーションを上げることももちろんですが、他にはどのような大学があるのかについてもぜひ目を向けてみて欲しいと思います。志望校判定は1つだけでなくいくつか記入することができます。ぜひいろいろな大学を調べて記入し、志望校を考える材料の1つにして下さい。
Điểm thứ nhất, nhờ vào việc dự thi thử, tôi muốn các em coi đó là lý do suy nghĩ về trường nguyện vọng. Tại kỳ thi thử, với lực học bản thân tại thời điểm hiện tại thì các em có thể đoán định xem mình đã đủ mức chuẩn để đỗ vào trường mong muốn chưa. Để đỗ vào trường nguyện vọng thì tất nhiên cần đến việc nâng cao động lực học tập nhưng ngoài ra tôi cũng muốn các em nhất định thử tìm hiểu xem có những trường như thế nào. Nhận định trường nguyện vọng không chỉ có 1 mà các em có thể điền một vài trường. Nhất định hãy tìm hiểu nhiều trường và điền đơn, coi đó là nguồn thông tin suy nghĩ về trường nguyện vọng.
2つ目は、復習についてです。模試は、点数が良くても悪くても、普段の通知表の成績には影響はないかもしれません。しかし、定期試験よりも大学入試本番に近い形式の問題が出題されます。特に、大学受験の直前は、本番に近いスケジュールで、入試レベルの問題を解く実践練習になります。間違えた問題をそのままにするのではなく、解けるようになるまで何回か復習をしておきましょう。
Điểm thứ 2 là về việc ôn tập. Kỳ thi thử dù tốt hay kém thì có thể nó cũng chẳng ảnh hưởng đến thành tích trong bảng thông báo như thường. Tuy nhiên, các bài thi thử sẽ ra nhiều câu hỏi có hình thức gần với thi thật đại học hơn so với các bài kiểm tra định kỳ. Đặc biệt, ngay trước dự thi đại học, lịch trình sát với ngày thi thật, nó trở thành việc luyện tập thực tiễn về giải đề ở cấp độ thi tuyển sinh đầu vào. Đừng để lại những câu hỏi làm sai mà hãy ôn tập nhiều lần cho tới khi giải được mới thôi.
※参考サイト Địa chỉ website tham khảo
https://www.keinet.ne.jp/special/one-year/
https://www.keinet.ne.jp/special/mission/
https://www.keinet.ne.jp/learning/trial/strategy/preparation.html
https://manabi.benesse.ne.jp/lab/index.html
https://manabi.benesse.ne.jp/lab/benesse/asses/moshi/qa/index.html
● Anh Thuへの質問:日本とベトナムの比較
Câu hỏi dành cho Anh Thư: So sánh giữa Việt Nam và Nhật Bản
・ベトナムには、「模試」や「偏差値」のようなものはありますか?
Ở Việt Nam có “thi thử” và “độ lệch chuẩn” không?
ベトナムには「模擬試験」や「標準偏差」の概念もあります。 特に模擬試験は、公式試験日の約1〜2ヶ月前に高校で何度も行われています。 私自身の経験では、模擬試験では点数がとても低いことが多く、間違いが多かったので、注意深く見直すことを忘れないようにしました。その結果、実際の試験当日は、力を発揮して、自分の選んだ学校に合格するのに十分な点数を獲得できました。
Ở Việt Nam cũng có khái niệm “thi thử” và “độ lệch chuẩn”. Đặc biệt thi thử được các trường cấp 3 tổ chức nhiều lần khoảng 1-2 tháng trước ngày thi chính thức. Theo kinh nghiệm bản thân Thư thì mình thường đạt điểm thi thử khá thấp, làm sai nhiều nên từ đó nhắc nhở bản thân cẩn thận và phải ôn tập kỹ hơn. Kết quả là ngày thi thật mình cố gắng làm tốt nhất có thể và đạt đủ điểm đỗ trường nguyện vọng.
・ベトナムではどのように受験する大学を決めますか?
Ở Việt Nam, việc quyết định trường đại học dự thi được tiến hành như thế nào?
まず、自分の学習能力を明確に特定し、次に自分の学習能力に適した「標準偏差」の学校を見つけます。 有名で標準偏差の高い学校のほとんどは、先輩からの口コミ情報や教育省が発表した大学ランキングを通じて知ることができます。 また、学校の授業料を見て、家族の経済的能力も考慮する必要があります。
Đầu tiên là phải nhận định rõ lực học của bản thân rồi tìm trường có “độ lệch chuẩn” phù hợp với khả năng học của mình. Đa phần những trường nổi tiếng và có độ lệch chuẩn cao sẽ được biết rõ qua thông tin truyền miệng từ các anh chị tiền bối, bảng xếp hạng các trường đại học do Bộ Giáo dục thông báo. Đồng thời, bản thân cũng phải cân nhắc về khả năng tài chính gia đình so với học phí của trường.
● Takayaからの補足 / Bổ sung từ Takaya
藤井さんから日本の大学入試の準備のために模試の話をしてもらい、Anh Thuさんもベトナムにも「模試」や「偏差値」のようなものがあるという話をしてくれました。ただ、日本とベトナムの「模試」と「偏差値」は似ているけども異なるということがわかりました。日本の模試は学校ではなく、大学入試の準備を行うために学校とは別に通う「予備校」がやっています。そのため、「模試」は大学や高校が正式に試験をするのではなく、「予備校」という私企業が独自に実施しています。「模試」では日本全国どこでも同じ問題を実施します。
Bạn Fujii đã chia sẻ câu chuyện về việc thi thử để chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào đại học Nhật Bản và Anh Thư cũng đã nói về “thi thử” và “độ lệch chuẩn” ở Việt Nam. Việc “thi thử” và “độ lệch chuẩn” giữa Nhật Bản và Việt Nam tuy có điểm giống nhau nhưng cũng có cả khác biệt. Thi thử ở Nhật không do trường học tổ chức mà do các “trường dự bị” khác với trường học thông thường tổ chức để chuẩn bị cho kỳ thi dầu vào đại học. Vì vậy, “thi thử” không phải do trường cấp 3 và đại học tổ chức chính thức mà do cơ sở tư nhân gọi là “trường dự bị” tổ chức độc lập. “Thi thử” ở Nhật sẽ ra đề giống nhau khắp các nơi.
最終的に大学入試の申し込み(出願)をする時には、「予備校」のやっている「模試」の結果をもとに自分はどの大学であれば、合格できるのかを判断して、大学を選びます。
Cuối cùng là khi đăng ký nguyện vọng dự thi đầu vào đại học, các bạn sẽ dựa trên kết quả thi thử do các “trường dự bị” tổ chức để phán đoán và lựa chọn đại học nào mình có thể đỗ.
国公立大学を受験する人は、共通テストを受けてから、自分の受けたい大学を決めます。ただし、共通テストで自分が何点を取れたのかは教えてもらえません。そのため、テストの際には、自分でどのような答えを書いたのかを記録しておいて、家に帰ってから自己採点をしなければなりません。自己採点の結果をもとに、自分の受験する国公立の大学を決めます。
Người dự thi đại học công lập, sẽ dự thi kỳ thi chung và chọn đại học muốn thi. Tuy nhiên, kỳ thi chung không cho chúng ta biết rằng bản thân đạt được bao nhiêu điểm. Vì thế, khi thi, các bạn nên ghi chép lại đáp án mình đã viết ra là gì, rồi về nhà phải tự chấm điểm bài thi cá nhân. Dựa trên điểm tự chấm, các bạn sẽ chọn trường đại học công lập để dự thi.
このように、日本とベトナムの大学入試には異なる部分があります。受験をする本人だけではなく、周りの人も違いをよく理解してサポートしていくことが重要です。
Như vậy, trong kỳ thi đầu vào đại học Nhật Bản và Việt Nam có tồn tại điểm khác biệt. Không chỉ người dự thi mà những người xung quanh cũng nên thấu hiểu và hỗ trợ các thí sinh.
それではまた次回、番組でお会いしましょう。
Chương trình đến đây là kết thúc. Xin chào tạm biệt và Hẹn gặp lại!