On the first and second Saturdays (2th December and 9th December) from 4pm to 4:30 in Japanese and from 4:30 to 5pm in English, KIC students from Africa share their stories about what has surprised them once in Kobe, Japan, what they have found out through their life there, and other things they found intriguing and mind-blowing in Kobe or in Japan in general.
In our December program, our guest students from KIC are Mr. DUKUZUMUREMYI, Dieudonne(on the right of the photo) from the Republic of Rwanda and Mr. KAPIYE, Tomas Tangeni (on the left of the photo) from Republic of Namibia.
Today’s students experienced in Japan for a year and two month. They have talked about how to utilize ICT for the natural disaster areas and about IoT compliance of biomass electric power plant. The students also introduce their projects to solve social issues in their home countries through ICT (Information and Communication Technology) that they have been working on at KIC as part of their Master’s course.
They are with our regular personalities, Ms. Funayama ( Having worked in multiple African countries) and Prof. Nsenda (Architect originally from Democratic Republic of Congo and graduated from Osaka university graduate school.
Xin chào Quý vị và các bạn! Vũ Thị Thu Thủy và Hayashi Takaya của Việt Nam Yêu mến Kobe xin được tiếp tục đồng hành cùng Quý vị và các bạn trong chương trình radio “Phòng chống thiên tai” được phát sóng trong tháng 12 này.
Trong các số phát sóng lần trước, chúng ta đã nói về thiên tai, bão và hệ thống cảnh báo thiên tai ở Nhật Bản. Lần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cái lạnh trong mùa thu và mùa đông ở Nhật Bản cũng như một số bệnh dễ mắc phải trong thời gian này như cảm lạnh hay cảm cúm …
Mùa đông không chỉ rất lạnh mà còn là thời điểm dễ mắc bệnh trong năm. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa một bên là không khí ngoài trời rất lạnh và một bên là nhiệt độ trong phòng rất ấm làm nhiệt độ cơ thể mất ổn định, sức đề kháng bị giảm mạnh. Không khí hanh khô khiến cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển mạnh trong không khí. Ở Nhật, khẩu trang dùng 1 lần được bày bán trong các cửa hàng tiện lợi với giá không quá cao. Bạn có thể mua về đeo để phòng bệnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng trong thức ăn. Nếu ăn uống đầy đủ và khoa học thì hệ miễn dịch sẽ tăng cao, cho dù có bị nhiễm virus nhưng người bệnh vẫn có thể tự khỏi. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên duy trì lối sống lành mạnh như ăn no ngủ kỹ thì nghĩa là đã biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân mình rồi đấy.
Cần lưu ý rằng, khi bạn đang điều trị bệnh cảm lạnh nhưng bệnh tình mãi không thuyên giảm thì có thể bạn đã bị mắc bệnh cảm cúm. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh cảm cúm như sau: đột ngột sốt cao trên 38 độ C, mệt mỏi toàn thân, đau nhức cơ thể. Dù bạn bị bệnh cảm lạnh hay cảm cúm thì cơ thể bạn cũng cần được cung cấp nước bằng thức uống có pha loãng với đường và muối, giống như đồ uống trong thể thao hay nước oresol … Và những gì còn lại bạn cần làm là yên tĩnh nghỉ ngơi.
Trong các bệnh dễ mắc phải trong mùa đông còn có bệnh truyền nhiễm do virus Noro, Streptococcus gây nên, với các triệu chứng như sốt cao, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa … Trong trường hợp này, bạn hãy mau chóng tìm đến các cơ sở y tế để điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Đây là số phát sóng cuối cùng trong năm. Hẹn gặp lại Quý vị và các bạn trong chương trình phát sóng tiếp theo vào tháng 1.
Kính chúc Quý vị và các bạn một năm mới mạnh khoẻ, hạnh phúc, vạn sự như ý!
Xin chào Quý vị và các bạn! Vũ Thị Thu Thủy (Đại học Kobe) và Hayashi Takaya (Đại học Osaka) xin được tiếp tục đồng hành cùng Quý vị và các bạn trong chương trình radio “Phòng chống thiên tai” được phát sóng trong tháng 11 này.
Trong số phát sóng lần trước, chúng ta đã nói về thiên tai ở Nhật Bản. Lần này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bão và hệ thống cảnh báo thiên tai tại đất nước mặt trời mọc này nha!
Vào cuối tháng 10 vừa qua, một trận bão lớn, hay còn gọi là siêu bão số 21 đã đổ bộ vào Nhật Bản và gây thiệt hại nặng nề. Bão về kèm theo gió to và mưa lớn nên không chỉ làm rụng lá, đổ cây mà còn cuốn bay cả bảng quảng cáo. Quang cảnh ngổn ngang sau bão đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Vì vậy, khi bão về, việc đem giá phơi quần áo hay các chậu cây cảnh trang trí đặt ngoài ban công cất vào trong nhà để tránh bị gió thổi bay cũng rất quan trọng.
Khi siêu bão 21 đổ bộ vào đất liền thì Chính quyền thành phố Kobe đã cho phát đi cảnh báo lánh nạn. Bên cạnh đó, khi có cảnh báo bão từ Sở phòng cháy chữa cháy thì mọi người phải nhanh chóng di chuyển đến trung tâm lánh nạn, trong tiếng Nhật gọi là “hinan-sho” ( ひなんしょ). Các trung tâm lánh nạn thường là trường tiểu học hay trường trung học cơ sở nằm trong khu vực sinh sống.
Ngoài ra, việc dự trữ lương thực để ứng phó khi bão về cũng vô cùng cần thiết. “Túi phòng chống thiên tai” (trong tiếng Nhật là “Hijoyou-mochidashi-bukuro (ひじょうよう もちだし ぶくろ)” ) luôn được bày bán tại các trung tâm thương mại. Với những ai chưa mua túi này thì vẫn có thể thử phương pháp Dự trữ luân phiên (trong tiếng Nhật là “Roringu-sutokku (ローリング ストック)” ). Đây là hình thức tích trữ lương thực mà mình yêu thích theo một lượng nhất định, rồi vừa ăn vừa bổ sung để làm mới số đồ ăn tích trữ, sao cho không bị quá hạn sử dụng.
Trong số phát sóng tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích khác. Xin Quý vị và các bạn hãy dành thời gian đón nghe!
On the first and second Saturdays (4th November and 11th November) from 4pm to 4:30 in Japanese and from 4:30 to 5pm in English, KIC students from Africa share their stories about what has surprised them once in Kobe, Japan, what they have found out through their life there, and other things they found intriguing and mind-blowing in Kobe or in Japan in general.
Today’s students experienced in Japan for a year and a month. In this time, they have also talked about internship at Meiwa Industry in Kanazawa City((Manufacturer of equipment to make carbonized fertilizer etc from organic waste etc), and the Nishiyama Brewery (Japanese rice wine “Sake”) in Fukuchiyama city .
In our November program, our guest students from KIC are Mr. IYAMUREMYE, Blake(on the right of the photo) from the Republic of Rwanda and Mr. MACANDA, Zizipho (on the left of the photo) from the Republic of South Africa.They are with our regular personalities, Ms. Funayama (Left photo: Having worked in multiple African countries) and Prof. Nsenda (Architect originally from Democratic Republic of Congo and graduated from Osaka university graduate school).
The students also introduce their projects to solve social issues in their home countries through ICT (Information and Communication Technology) that they have been working on at KIC as part of their Master’s course.
Japan (Official guide) https://www.jnto.go.jp/eng/ Kobe city in Japan http://plus.feel-kobe.jp/ Graduate School of Information Technology Kobe Institute of Computing https://www.kic.ac.jp/en/